20 năm trước: Cuộc phỏng vấn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn – “Những ước mơ trong cuộc sống ảo” – Thẩm âm Thanhhaaudio

Trong buổi phỏng vấn 20 năm trước, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết ông đã từng trải qua những giấc mơ đời hư ảo. Ông tiết lộ rằng mọi người không nên tin tưởng hoàn toàn vào những giấc mơ này, vì nó chỉ là một phần của thực tế. Công việc của một nhạc sĩ không chỉ đơn thuần là sáng tác, mà còn liên quan đến việc thể hiện và truyền cảm xúc cho người nghe. Trịnh Công Sơn cũng chia sẻ về tình yêu và khát vọng của mình trong sự nghiệp âm nhạc..

Bạn đang xem bài viết về Bài phỏng vấn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 20 năm trước – “Những giấc mơ đời hư ảo” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời đã tự nhận: “Tôi chỉ là tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo”.

  • Người ta vẫn thường phân chia nhạc của anh thành ba dòng: Dòng nhạc về chiến tranh, dòng nhạc về tình yêu, dòng nhạc về thân phận con người. Cách phân chia ấy đúng hay sai? Có phải các ca khúc phản chiến của anh đã được viết xuất phát từ nỗi ám ảnh về chiến tranh?

– Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Tình yêu và thân phận con người là đề tài muôn thuở của người sáng tác nghệ thuật. Ở những xứ sở phải gánh chịu chiến tranh, con người phải sống bằng hai thân phận: thân phận bình thường và thân phận chiến tranh. Những ca khúc về chiến tranh của tôi (đã từng bị chính quyền Sài Gòn cấm phổ biến, cấm hát) đã xuất hiện bên cạnh những ca khúc về tình yêu và những ca khúc về thân phận con người. Ðó là nỗi ám ảnh về chiến tranh. Ðó là mơ ước về hoà bình, thống nhất.

  • Tình ca của anh thường khắc khoải, day dứt, xót xa, ngậm ngùi tê buốt, trong nuối tiếc mịt mùng… Tại sao vậy?

– Nói một cách “sến” thì “đời là bể khổ”. Con người thường vui ít buồn nhiều, hạnh phúc ít đau khổ nhiều. Khi vui, khi hạnh phúc người ta đi ăn kem, đi dạo phố, đi picnic… Khi buồn bã đau khổ thì người ta ngồi một mình than thở. Tình ca của tôi là lời than thở về nỗi buồn, nỗi đau. Hình như tôi sinh ra để than thở.

  • Những bài hát về thân phận con người của anh thường đậm chất triết lý. Anh đã dùng âm nhạc làm phương tiện chuyên chở triết lý, hay dùng triết lý để làm phương tiện thăng hoa âm nhạc?

– Xin đừng xem triết lý là một cái gì cao siêu, xa vời. Triết lý nằm trong sinh mệnh của mỗi con người trong cõi đời này. Ai cũng có thể triết lý được. Mỗi câu ca dao, mỗi câu hát ru của dân tộc ta đều hàm chứa triết lý. Nếu âm nhạc của tôi có triết lý thì đó là thứ triết lý đời thường. Ðơn giản nó chỉ là những cảm nhận và chiêm nghiệm của tôi về cuộc sống. Âm nhạc như một con đò chuyên chở nắng mưa, hoa quả, buồn vui… từ bến bờ này sang bến bờ khác, từ người sáng tác đến với công chúng. Có lẽ tự thân điều này cũng đã là triết lý.

  • Nhạc sĩ Văn Cao đã viết: “Tôi gọi Trịnh Công Sơn là người ca-thơ, bởi ở Sơn, nhạc và thơ ca quyện vào nhau đến độ khó có thể phân định cái nào chính, cái nào phụ”. Thật vậy, anh đã thi-hóa-âm-nhạc và đã nhạc-hóa-thi-ca. Nhờ đâu anh có thể làm được như vậy? Bên cạnh sáng tác âm nhạc anh có làm thơ chăng? Ngoài bài thơ của nhạc sĩ Trịnh Cung, có bài thơ của tác giả nào khác anh đã phổ nhạc?

– Ngày xưa khi tôi in tập nhạc đầu tiên, một nhà thơ đã viết lời bạt: “Trịnh Công Sơn là một poètemanqué (thiếu một chút là thi sĩ)”. Ðối với tôi, âm nhạc cũng là thi ca – một loại thi ca cứ trôi đi, trôi mãi như một dòng sông… Ðôi lúc ngẫu hứng và vui với bạn bè tôi cũng làm thơ. Những bài thơ (tiếng Việt và tiếng Pháp) thường được làm trong quán rượu và thường bị tôi quên đi.


Năm 1992, một người bạn tôi là anh Ngô Văn Tao (giáo sư toán học của ÐH Montréal – Canada) đã thu nhặt, gom góp những bài thơ bị bỏ quên của tôi để in chung một tập với những bài thơ của anh. Tập thơ mang tên một quán rượu: Những ngày Thứ năm tươi đẹp. Ðôi lúc tôi cũng dịch thơ của bạn bè từ chữ Hán sang chữ Việt. Phổ thơ thành nhạc thì rất ít, vì thơ các tác giả khác không phù hợp với tâm trạng của tôi. Năm 1959, tôi đã phổ nhạc bài thơ của anh Trịnh Cung: Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu. Mấy năm gần đây, tôi cũng ngẫu hứng phổ thơ của nhà thơ Thân thị Ngọc Quế, nhà thơ Phạm thị Ngọc Liên.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


  • Ngoài sáng tác âm nhạc, anh còn vẽ – vẽ rất nhiều. Phải chăng hội họa là một cõi trú khác của anh, ngoài cõi trú âm nhạc?

– Ðúng! Hội họa là cõi trú thứ hai của tôi bên cạnh cõi trú âm nhạc. Khi ngôn ngữ và âm nhạc bất lực thì màu sắc lên tiếng để an ủi và ru dỗ tôi.

  • Âm nhạc của anh đã lay động tận sâu thẳm tâm thức con người. Ðiều gì đã làm nên sự lay động đó?

– Tôi quá yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống. Những ai yêu cuộc sống và chân thật với cuộc sống sẽ dễ dàng đồng cảm với tôi.

  • Suốt 40 năm rong chơi trong cõi nhạc, anh được những gì và mất những gì?

– Nghệ thuật là một cuộc chơi, một cuộc-chơi-tự-dâng-hiến của người nghệ sĩ. Tự thân sự dâng hiến đã là hạnh phúc của người nghệ sĩ, bất chấp sự dâng hiến đó được chấp nhận hay bị từ khước. Và như vậy, suốt 40 năm rong ruổi trong cõi nhạc, tôi chỉ được chứ không mất gì cả.

  • Và anh đã “mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Có thật là niềm vui dễ chọn như vậy không? Anh có quá lạc quan không?

– Vấn đề ở đây không phải là lạc quan hay bi quan mà là thái độ sống của con người. Nếu người ta yêu cuộc sống thì người ta sẽ dễ dàng tìm thấy niềm vui. Nhìn ngắm một bông hoa đang hé nở, uống một tách trà ngon, nhấm nháp một ly rượu cùng bạn bè… Ðó há chẳng phải là những niềm vui ? Những niềm vui như vậy đâu phải khó tìm? Nói cho cùng thì lý do sự tồn tại của con người trong cuộc sống không thể thoát khỏi sự chi phối của thái độ sống.


  • “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng.
    Ðể làm gì em biết không?
    Ðể gió… cuốn… đi…”
    Tại sao anh lại viết như vậy?

– Người ta sống trên đời quan trọng nhất là tấm lòng. Không có tấm lòng thì không thể tồn tại được trên đời, cho dẫu đôi lúc tấm lòng cũng chỉ để gió cuốn đi.

  • Hình như anh chẳng bao giờ muốn đề cập đến tuổi tác của mình. Anh sợ tuổi già à?

– Tôi thường không nhớ năm sinh mà chỉ nhớ ngày sinh của mình. Tôi quan niệm tất cả mọi người cùng sống trong một thời đại đều có chung một tuổi – đó là tuổi của thời đại. Nếu không có chung cái tuổi thời đại ấy thì sẽ không thể có được sự thông cảm giữa các thế hệ khác nhau sống trong cùng một thời đại.

  • Anh đã có rất nhiều những bài hát ru: Tôi Ru Em Ngủ, Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng, Ru Em, Ru Tình, Em Hãy Ngủ Đi… Trong thực tế, có phải anh đã từng ru rất nhiều phụ nữ ngủ…?

– Ru như thế không phải là ru em mà thực chất là tôi tự ru tôi, tự ru để thanh lọc tâm hồn không vương một chút oán hờn nào, cho dù bị phụ rẫy.

  • Dường như đa số những người phụ nữ đến với anh đều chỉ nhân danh tình yêu chứ họ không thật sự yêu anh. Có phải đó là bi kịch của anh và cũng chính vì vậy mà cho đến bây giờ anh vẫn là một người độc thân? Anh bằng lòng hay muộn phiền về sự cô đơn của mình?

– Ai cũng biết cuộc sống đầy bi kịch. Ngay cả những người giàu có nhất cũng có những bi kịch riêng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ đến cái xấu, mà chỉ nghĩ đến những cái tốt của con người. Tôi không bao giờ “thắc mắc” về ý đồ của người đến với tôi hay người bỏ tôi mà đi cho dù họ đi hay đến. Ðến thì vui, đi thì buồn. Tôi chẳng hề một thoáng nghi ngờ về tình cảm của người đi kẻ đến. Tôi cũng không oán giận ai. Tôi thanh thản với sự cô đơn của mình.

Hiện nay, mỗi ngày tôi ngồi trong phòng uống rượu và nhìn nắng từ sáng đến chiều tối. Nắng cũng giống như đời người: có bình minh, chiều tà, hoàng hôn. Ngày xưa tôi vẫn nghĩ: mưa buồn. Bây giờ tôi mới biết nắng còn buồn hơn mưa. Trong tương lai tôi sẽ viết về nắng nhiều hơn mưa.


  • Ðã có bao giờ, trong một nhất thời nào đó, anh phải tự xóa mình, để thích ứng với những câu thúc của cuộc sống?

– Không bao giờ và cũng không vì bất cứ một lý do gì tôi phải tự xóa mình. Những khi cảm thấy mình không thích ứng được với những câu thúc của cuộc sống, tôi sẽ đứng bên lề cuộc sống và quan sát cuộc sống cho đến khi tôi có thể nhập cuộc.

  • Cách đây mấy năm, khi trả lời phỏng vấn của tôi, anh đã tuyên bố anh là kẻ vô đạo trong tình yêu. Bây giờ anh có còn là kẻ vô đạo trong tình yêu như xưa?

– Tôi là kẻ vô đạo trong tình yêu những khi tôi giận hờn cuộc đời. Khi cuộc đời yêu tôi, tôi sẽ là tín đồ của tình yêu.

Bài phỏng vấn do Diễm Chi thực hiện

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sáng tác những bài hát về chiến tranh, tình yêu và thân phận con người. Ông cho biết những ca khúc về chiến tranh của ông xuất phát từ nỗi ám ảnh về cuộc sống trong chiến tranh. Ông cũng cho biết âm nhạc của mình là để than thở về nỗi buồn và đau khổ của cuộc sống. Ông cũng thể hiện triết lý trong âm nhạc và cho rằng triết lý là một phần tự nhiên của cuộc sống. Ông cũng đã sáng tác nhạc cho các bài thơ của những người bạn và có sở thích vẽ tranh.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Bài phỏng vấn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn 20 năm trước – “Những giấc mơ đời hư ảo” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Bài #phỏng #vấn #nhạc #sĩ #Trịnh #Công #Sơn #năm #trước #Những #giấc #mơ #đời #hư #ảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *