Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống… -> Phân tích ý nghĩa đoạn trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn tồn tại… – Cập nhật Thanhhaaudio

Phần 3 của bài phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu của Lê Thương nhấn mạnh về người chính phụ trở về. Dù câu chuyện đã được viết từ lâu, ý nghĩa của trường ca vẫn còn đọng lại và không bao giờ mất đi. Người chính phụ trong câu chuyện vẫn tồn tại với sự câm lặng và yên bình. Trường ca này mang ý nghĩa sâu sắc về ý chí và tình yêu của người phụ nữ với gia đình và đất nước..

Bạn đang xem bài viết về Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hòn Vọng Phu 3, còn có tên khác là Người Chinh Phu Về, mô tả sự trở về của người chinh phu, là phần dài nhất trong 3 phần của bài trường ca. Có lẽ vì dài như vậy, nên trước 75 không có bất kỳ ca sĩ nào hát đầy đủ bài hát.

Bài Hòn Vọng Phu 3 – Người Chinh Phu Về có 2 lời, ngoài phần lời 1 được in trong khuông nhạc, thì phần lời 2 được in ở mặt sau cùng của bìa tờ nhạc (phía sau lưng). Trước 1975, hầu hết các ca sĩ chỉ hát lời 1, chỉ duy nhất ca sĩ Duy Khánh hát lời 2 trong băng nhạc Trường Sơn 3 do chính ông thực hiện. Lưu ý là Duy Khánh chỉ hát lời 2, không hát lời 1. Điều này cũng dễ hiểu vì thời đó băng cối có thời lượng nhất định cho 1 số lượng 18-20 bài trong 1 băng nhạc. Nếu hát trọn vẹn cả lời 1 và lời 2 thì không thể sắp xếp đủ bài hát trong băng nhạc.

Từ trước đến nay, ít nhất có 2 phiên bản hát đầy đủ 2 lời của Hòn Vọng Phu 3, đó là ca sĩ Hoàng Oanh trong băng Hoàng Oanh hải ngoại số 5, và ca sĩ Ánh Tuyết trong băng nhạc Lê Thương phát hành 2001. Hai lời này liên quan chặt chẽ với nhau, hết lời 1 vẫn chưa hết bài hát, mà phải qua lời 2 của bài hát thì câu chuyện mà nhạc sĩ Lê Thương kể mới trọn vẹn. Chính phần lời 2 của tác phẩm Hòn Vọng Phu 3 mới là nội dung quyết định ý nghĩa của toàn bộ 3 bài trong trường ca.


Nghe Hòn Vọng Phu 3 với đầy đủ 2 lời qua tiếng hát Ánh Tuyết

Sau đây, xin chép nguyên văn và trọn vẹn 2 lời của Hòn Vọng Phu 3:


Lời 1:

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Nơi phía Nam giữa núi mờ
Ai bế con mãi đứng chờ
Như nước non xưa đến giờ.

Đường chiều mịt mù cát bay tỏa bước ngựa phi
Đường trường nếp tàn y hùng cường vẫn còn bay trong gió
Bóng từ xa sắp dần qua bóng chàng chập chùng vượt núi non cũ
Với hành lương độ đường, chiếc hùng gươm danh tướng
Dưới tà huy đếm nhịp đi vó ngựa phi

Dấn bước tang bồng giữa nơi núi rừng
Bên nợ tình thâm, bên nợ giang san
Bên đồi ai oán, bên rừng đa đoan tiễn đưa bóng chàng

Đường về nước chập chùng xa
Nhiều đồi núi cheo leo
Cây với rừng rườm rà
Đường vạn xuyên, đường cổ lũy
Duyên núi sông vẫn như thắm hòa


Đò vạn lý, đò ải quan,
đò rừng lá nước trong
Bao cá lội từng đàn
Thành Cổ Loa, Đền Vạn Kiếp,
Bao tháng năm dấu chưa xóa nhòa

Tiếng núi non lưu luyến tấc lòng bao nghìn năm
Tiếng gió cồn như tiếng trống dồn buổi khuya vắng

Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bến đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thuơng vang động trong lòng

Đồi lan, đồi quế rắc kho hương nồng
Rừng sao đua đồi rừng trắc
Lo che ánh bủa vầng dương tiếp đưa bóng chàng

Đường cao đường thấp khắt khe chân chàng
Nhìn qua con đường mòn cũ
Quanh co mấy buổi tà dương mới mong tới làng


Nhớ cố hương sao xuyến tấc lòng mau dồn chân
Vết bước đi trên phím đá mòn còn in dấu

Từ bóng cây ngôi mộ bên đường
Từ mái tranh bến đình trong làng
Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống
Bao mối thương vang dậy trong lòng.

Lời 2

Bao tháng năm lôi cuốn đời
Bao tuyết sương khoen giữa đời 
Như ước mong xuyên kiếp người

Đường rừng gập ghềnh dấu binh lửa
Chiếu hào quang đục ngầu
Thúc ngựa trong lời gào
Dẫn đoàn quân trăm chiến
Mấy ngàn viên tới ngoài biên

Thoát vòng ngục tù
Cõi nước non cũ
Tiến về Nam miệt mài
Vẫn từ xưa hăng hái

Súng lồng vai
Giữa cờ bay
Ngất trời mây.

Núi đá kinh hoàng nhắc câu sấm thề:
Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom
Thiếp xin lỗi thề.

Chàng rảo bước ngoài sườn non
Tìm người đứng cô đơn đang ngóng đợi chồng về
Vượt Hoành Sơn, vòng thành Huế
Mong tới nơi cố thôn Ước Thề.

Từ dạ đất miền Đồng Nai
Lời hẹn hứa tương lai đang chúc mừng chàng về
Chờ nhìn con, chờ người đón
Bao nét xưa ước mong sẽ còn.

Núi đá thu rêu đã lấp mờ bao nghìn xưa
Thấy đứa con xanh ngắt tới hồn còn trông đó

Cầm chiếc gươm thân phụ di truyền
Chàng bế con trao lại gươm bền
Rồi chỉ vào sơn hà biến cố
Trao nó đi gây lại cơ đồ.
Trao nó đi gây lại cơ đồ.

Thời gian đã thấm biết bao suy tàn
Người xưa đâu còn hình đá
Bơ vơ đứng đợi chồng đi đã không hứa về.

Lòng son lụn chí trước cơn hư thề
Đà xuôi tan tành đời đá
Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về.

Chiếc báu gươm chinh khách đã trao cho thằng con
Chí khí cao đã nối mãi còn tại non nước

Chàng đã ghi trong sử xanh đời
Một mối duyên chung vạn kiếp người
Từ nghìn sau bên đồi phơi đá
Dân chúng đem ca tụng duyên Bà.

Người vọng phu
Người vọng phu

Cho đến ngàn đời, cho đến ngàn đời
Người người còn nhớ
Nhớ Hòn Vọng Phu

Phần lời 2 được in ở sau lưng tờ nhạc


Nghe Thái Thanh hát lời 1 của Hòn Vọng Phu 3


Nghe Duy Khánh hát lời 2 của Hòn Vọng Phu 3

Sau 2 phần đầu của Hòn Vọng Phu, nhạc sĩ Lê Thương tỏ nỗi niềm thương cảm với người chinh phụ hóa đá, rồi có lẽ không cam tâm dừng lại ở đó, ông viết tiếp đoạn kết, mô tả cuộc hành trình trở về của chinh phụ. Lê Thương kể lại như sau:

“Sống lại với nền tân nhạc giữa thời “khai sơn phá thạch”, tôi không ngớt theo đuổi ý chí kể lại khúc chót của chuyện tích này, mặc dù đang mắc kẹt với bao sáng tác của năm 1948, là một năm khởi sắc với 6 bài nhạc thời sự (Hòa Bình 48, Báo Thương, Liều Thuốc Độc Lập, Dao ca, Tạp khúc ca, kịch ngắn…), thâu âm đĩa hát, tìm nhà ở, tìm chỗ dạy học lại…

Người Chinh Phu Về (Hòn Vọng Phu 3) với tình nghĩa vợ chồng đổi sang tình nghĩa non sông, nhìn đứa con để trao cho nó thanh kiếm sơn hà. “Trao nó đi gây lại cơ đồ”. Linh tính làm người Việt Nam giữa thời khói lửa vẫn đinh ninh là Hạnh Phúc vẫn là mục tiêu không kỳ hạn mà dân tộc phải tìm lâu dài cho đến khi quân bình được những cảm tình trái ngược mà lẽ đời sôi động của cuối thế kỷ đã lôi cuốn bao lớp người vào lãng phí sinh mạng như vào hận tủi bi thiết của nhân sử nòi Việt”.

Theo như lời nhạc sĩ Lê Thương nói, ông sáng tác Hòn Vọng Phu 3 năm 1948, đúng như sấm truyền “cuối thu năm Mậu Tý” mà ông đã nhắc tới ở Hòn Vọng Phu 2, khi đó thì “tướng quân đem kiếm về”.

Toàn bộ phần lời 1 của Hòn Vọng Phu 3 là mô tả cuộc trở về trong niềm háo hức của người chinh phu, với tiếng vó câu dồn dập, ngựa hí vang trời. Nếu như ở Hòn Vọng Phu 1, nhạc sĩ Lê Thương dựa theo Chinh Phụ Ngâm để nhắc đến nhiều điển tích bên Trung Hoa, thì đến phần 3 này, ông đã nhắc đến hàng loạt địa danh, điển tích của xứ Nam là Cổ Lũy, Vạn Kiếp, Cổ Loa, Ải Quan… Trong đó Cổ Lũy là một vùng đất xưa ở nước Chiêm Thành, nay thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Vạn Kiếp là địa danh nổi tiếng, căn cứ thủy quân lừng lẫy thời Lý – Trần, nay thuộc tỉnh Hải Dương. Cổ Loa là thành cổ nổi tiếng gắn liền với An Dương Vương thời mới dựng nên nước Âu Lạc, còn Ải Quan là vùng biên ải xa xôi phân cách biên giới Việt – Hoa.

Ở đoạn cuối của lời 1 thì nhịp điệu bài hát chậm dần lại, là niềm thương cảm khi người trở về nhìn thấy cảnh vật hoang phế, cô tịch của cố hương, nay đã trở thành một sử tích.

Một câu hỏi sẽ đặt ra là từ Hòn Vọng Phu 2, thời gian đã thoáng qua 1000 năm, rồi đến Hòn Vọng Phu 3 thì lại trải qua thêm “bao tháng năm lôi cuốn đời” nữa. Vậy người chinh phu này là ai? Phải chăng đó là một hình ảnh biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng bất diệt, là sự luân chuyển của thời gian qua bao thế hệ, lưu truyền được dòng máu yêu nước qua vật biểu tượng là thanh gươm báu của cha truyền con nối, qua nhiều thế hệ chinh chiến hàng ngàn năm.

Chen lẫn giữa “thúc ngựa”, “gươm báu”, thì trong phần này, chúng ta thấy thêm những hình ảnh của thời hiện tại (tức là thời điểm ca khúc ra đời), đó là “súng lồng vai giữa cờ bay…”, là sự nối tiếp dòng máu cha ông trong quá khứ để xua đuổi ngoại xâm.

Nếu như trong tích Hòn Vọng Phu trong truyện cổ thì nàng Tô Thị đã bồng con hóa đá, còn trong lời 2 của Hòn Vọng Phu 3 này, nhạc sĩ Lê Thương kể lại một câu chuyện khác để ca tụng tinh thần yêu nước chống ngoại xâm qua nhiều đời. Trong đoạn này, “nàng vọng phu” đã nhắn lại đôi câu qua lời vọng của núi đá:

Hỡi người chinh phu, anh hùng non sông
Trao người con quý cho người trông nom
Thiếp xin lỗi thề…

Người con quý đó đã không hóa đá cùng với mẹ mà đã được nuôi nấng khôn lớn, được gặp lại cha, nhận lại thanh gươm báu để nối tiếp con đường chiến chinh lâu dài, xây lại cơ đồ.

Thời gian đã thấm biết bao suy tàn
Người xưa đâu còn hình đá
Bơ vơ đứng đợi chồng đi đã không hứa về.

Lòng son lụn chí trước cơn hư thề
Đà xuôi tan tành đời đá
Nên mưa gió đổ quạnh hiu xuống ai mới về.

Chiếc báu gươm chinh khách đã trao cho thằng con
Chí khí cao đã nối mãi còn tại non nước…

Dấu tích của thời gian hiển hiện trên bao nhiêu suy tàn, ngay cả đá núi người xưa cũng đã không còn hình hài, đời đá cũng đã tan tành, chỉ còn lại chí khí cao ngút trời là được nối mãi qua biểu tượng được lưu truyền là chiếc báu gươm.

Chàng đã ghi trong sử xanh đời
Một mối duyên chung vạn kiếp người
Từ nghìn sau bên đồi phơi đá
Dân chúng đem ca tụng duyên Bà.

“Một mối duyên chung vạn kiếp người”. Chỉ với một câu hát này, nhạc sĩ Lê Thương đã giải thích đầy đủ ý nghĩa nội dung cả 3 bài Vọng Phu của ông. Cả vạn kiếp người, vạn kiếp đời, nhưng có một mối duyên giống nhau. Ngàn đời trước, hay ngàn đời sau, khi mà đất Việt vẫn còn chiến chinh, thì người chinh phụ vẫn mòn mỏi đợi chờ người chinh phu, rồi hóa thành Đá Vọng Phu. Đó là hình ảnh biểu tượng cho sự sắt son mong đợi chồng của những người vợ, người mẹ, của những người trót mang mệnh biệt ly. Vì vậy mà “dân chúng đem ca tụng duyên Bà”, cũng là ca tụng sự bất diệt của dòng máu anh hùng đất Việt.

Sức sống của trường ca Hòn Vọng Phu được chứng minh với sự trường tồn trong hơn 70 năm qua, kể từ lúc bài hát ra đời trong lúc đất nước vẫn còn đang rối ren, loạn lạc. Dân tộc Việt trót mang số mệnh phải trải qua cả ngàn năm chinh chiến, nên nhạc sĩ Lê Thương muốn ca tụng dòng máu anh hùng chống ngoại xâm, nêu cao tinh thần tự tôn của dân tộc, là niềm cảm hứng cho cả nhiều đời sau.

Nhạc sĩ Phạm Duy từng viết trong hồi ký, nói Lê Thương “là người soạn nhạc có nhiều tâm hồn thi sĩ nhất trong đám người tiên phong của nền tân nhạc. Lời ca của Lê Thương thật là vô địch, ngay từ lúc này cũng như mãi mãi về sau”.


Click để nghe bản thu âm Duy Khánh hát Hòn Vọng Phu 1,2,3 năm 1961 trong dĩa nhựa. Trước mỗi bài hát là giọng ngâm của Hoàng Oanh lúc mới 15 tuổi


Nghe liên khúc Hòn Vọng Phu 1,2,3 qua tiếng hát Thái Thanh, thu âm ở hải ngoại năm 1993 (bản thu này không có đoạn cuối của Phần 2 và lời 2 của Phần 3)


Nghe liên khúc Hòn Vọng Phu 1,2,3 qua tiếng hát Ánh Tuyết với đầy đủ tất cả lời nhạc của nhạc sĩ Lê Thương viết

Xin mượn lời của tác giả Đặng Tiến thay cho đoạn kết bài viết về trường ca Hòn Vọng Phu:

Hòn Vọng Phu của Lê Thương là khúc nhạc tuyệt vời, đã vươn lên từ những khắc bạc trong cuộc sống, những điêu linh của dân tộc. Trầm hùng, tha thiết, khi vút cao, khi sâu lắng, Hòn Vọng Phu là những đau thương đã thăng hoa. Trong lịch sử, chiến thắng của bên này là thất bại của bên kia; trong nghệ thuật thì khác: cái đẹp chiến thắng khổ đau – là chiến thắng của mọi người, của con người. Nghệ thuật là con người đánh ngã định mệnh.

Tìm về Hòn Vọng Phu là để lắng nghe những ấm lạnh, những ngọt bùi, giọt giọt chắt lọc từ cõi-người-ta u minh và bất hạnh.

(Mời bạn đọc lại phần 1 và phần 2 của loạt bài viết về Trường ca Hòn Vọng Phu của cùng tác giả Đông Kha tại website nhacxua.vn)

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Hòn Vọng Phu 3, còn được gọi là Người Chinh Phu Về, là phần dài nhất trong bài trường ca và mô tả sự trở về của người chinh phu. Trước năm 1975, hầu hết các ca sĩ chỉ hát lời 1 của bài hát, nhưng Duy Khánh là duy nhất hát lời 2. Để hát cả 2 lời, không đủ thời lượng trong băng nhạc. Hiện có ít nhất 2 phiên bản hát đầy đủ 2 lời của bài hát, bởi ca sĩ Hoàng Oanh và Ánh Tuyết. Lời 2 quan trọng vì nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ bài hát.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Phân tích ý nghĩa trường ca Hòn Vọng Phu (Lê Thương) – Phần 3: Người Chinh Phu Về – Nguồn sử xanh âm thầm vẫn sống… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Phân #tích #nghĩa #trường #Hòn #Vọng #Phu #Lê #Thương #Phần #Người #Chinh #Phu #Về #Nguồn #sử #xanh #âm #thầm #vẫn #sống

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *