Sau năm 1975, có nhiều nữ ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng đã biến mất trong làng nhạc Việt Nam. Điều này đã gây tiếc nuối cho người hâm mộ và làn sóng nhạc mới đã tràn ngập thị trường. Các nữ ca sĩ như Mỹ Huyền, Thanh Loan, Thanh Thúy và Thanh Lan đều được người ta nhớ đến với những ca khúc đặc biệt và giọng hát tuyệt vời. Tuy nhiên, với sự thay đổi của thời gian và thị trường âm nhạc, họ đã khuất phục trước sự thịnh hành của các ngôi sao nổi tiếng khác..
Thời kỳ trước năm 1975, nền nhạc vàng của miền Nam rất phát triển với đông đảo số lượng các ca sĩ cả nam lẫn nữ. Trong số các nữ ca sĩ thời đó, có nhiều người đến nay vẫn còn hoạt động nghệ thuật thường xuyên như các danh ca Thanh Thúy, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Băng Châu, Họa Mi,…Tuy nhiên có một số các nữ danh ca đã gần như vắng bóng trên sân khấu kể từ sau năm 1975 cho đến nay. Thậm chí có một số ca sĩ đã “biến mất” ngay từ trong thập niên 1960 như trường hợp ca sĩ Lệ Thanh.
Mời các bạn cùng điểm lại những trường hợp nữ ca sĩ đã vắng bóng một cách đáng tiếc trong làng nhạc trước và sau năm 75:
Ca sĩ Lệ Thanh
Cho đến nay, vẫn còn có nhiều người nhắc đến ca sĩ Lệ Thanh với sự nuối tiếc không nguôi. Cho dù sự nghiệp chỉ có vỏn vẹn 10 năm, từ 1955 đến 1965, nhưng cô đã chinh phục được trọn vẹn cảm tình của khán thính giả đương thời. Vào những năm đầu của dòng nhạc miền Nam, ca sĩ Lệ Thanh cùng Thanh Thúy, Trúc Mai là những nữ ca sĩ thế hệ đầu tiên và rất được yêu thích.
Lệ Thanh được đào tạo bởi nhạc sĩ Hùng Lân chung một lò với Ngọc Loan và Thu Hà. Cô có một chất giọng nghẹt mũi thật đặc biệt, phát ra những âm thanh tựa như người bị nghẹt mũi mà giọng vẫn vang lộng và chắc nịch mê hoặc lòng người. Phong cách trình bày bản nhạc của Lệ Thanh cũng đặc biệt không kém: cô không hát liên tục một câu hát mà hay chia câu hát ra làm hai đoạn để ngừng và láy ở giữa câu rồi mới tiếp tục hát cho đến hết câu. Cô còn láy qua láy lại tiếng cuối của câu hát, tạo nên cảm giác mới lạ cho nhạc phẩm được trình bày.
Đang lúc danh vọng lẫy lừng như vậy, Lệ Thanh bỗng nhiên bỏ nghiệp ca hát và đi lấy chồng, để lại nhiều nuối tiếc trong lòng khách mộ điệu.
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi
2 câu thơ nổi tiếng này được Hàn Mặc Tử viết vào thập niên 1930, nhưng rất đúng với trường hợp ca sĩ Lệ Thanh vào 30 năm sau đó. Lệ Thanh lên xe hoa và giã từ nghiệp ca hát một cách hoàn toàn. Nói như vậy vì sau đó cô không còn dính dáng hay lưu luyến gì với âm nhạc nữa, dù cho cô đang ở đỉnh cao của sự nghiệp. Có lẽ đó là quan niệm của người xưa, phụ nữ lấy chồng thì toàn tâm toàn ý, tự nguyện lui về phía sau chồng.
https://www.youtube.com/watch?v=slplMk2T1F0
Click để nghe Lệ Thanh hát Lưu Bút Ngày Xanh
Cũng giống như Lệ Thanh, ca sĩ Thanh Thúy cũng đã từng giải nghệ sau khi lấy chồng là phi công Ôn Văn Tài, về Cần Thơ sinh sống, đoạn tuyệt với âm nhạc. Nếu không có nhạc sĩ Ngọc Chánh bỏ công sức thuyết phục Thanh Thúy trở lại với âm nhạc thì có lẽ công chúng yêu nhạc cũng đã “mất” Thanh Thúy như đã từng mất đi tiếng hát Lệ Thanh từ quá sớm.
Ca sĩ Trúc Ly
Ca sĩ Trúc Ly là một trong những nữ ca sĩ nổi bật nhất của nhạc vàng trước năm 1975. Nhiều bài hát nổi tiếng được các nhạc sĩ tin tưởng giao cho tiếng hát Trúc Ly và trở thành bất tử như Nếu Xuân Này Vắng Anh, Họp Mặt Lần Cuối, Chuyện Ngày Cuối Năm, Trả Lại Thời Gian…
Click để nghe Trúc Ly hát Trả Lại Thời Gian
Sau khi Trúc Ly lấy chồng là nghệ sĩ cải lương kiêm soạn giả Hương Sắc (tên thật là Trần Văn Hướng) thì Trúc Ly giã từ sự nghiệp ca hát. Từ đó đến nay, không thấy có bất kỳ tin tức nào về nữ ca sĩ xinh đẹp có giọng hát ngọt ngào này.
Ca sĩ Giáng Thu
Ca sĩ Giáng Thu là học trò của nhóm tác giả Lê Minh Bằng (Lê Dinh – Minh Kỳ – Anh Bằng). Người bạn đồng môn của cô trong lớp nhạc Lê Minh Bằng còn có ca – nhạc sĩ Mạnh Quỳnh, người đã song ca ăn ý với Giáng Thu, đặc biệt là với bài hát Tuyết Lạnh, Hai Đứa Giận Nhau…
Chỉ ít lâu sau lần đầu tiên ra mắt công chúng, ca sĩ Giáng Thu đã có nhiều ca khúc xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyên thông đại chúng cũng như trên sân khấu đại nhạc hội. Hãng dĩa Sóng Nhạc đã cho ghi âm nhiều ca khúc của cô hát đơn ca cũng như song ca với ca tên tuổi lừng danh đương thời như Chế Linh, Mạnh Quỳnh, Giang Tử … Nhiều ca khúc đã gắn liền với tên tuổi của Giáng Thu như Thiệp Hồng Báo Tin của Minh Kỳ, Tình Lỡ của Thanh Bình, Kẻ Đến Sau của Trương Hoàng Xuân.
Click để nghe nhạc Giáng Thu trước 1975
Giáng Thu có một nét đẹp kín đáo nhưng quyến rũ. Người ta nói cô có hai dòng máu Việt và Ấn. Cô không có vẻ đẹp sắc sảo như một minh tinh điện ảnh nhưng rất sáng sân khấu. Nhiều người lại cho nét đượm buồn trên gương mặt của cô có sức hấp dẫn kỳ lạ. Có lẽ nó hợp với những bài tình ca dang dở mà cô thường hay trình bày. Cô chọn cách sống kín đáo, không bon chen nên báo giới cũng không có có gì để viết về ca sĩ Giáng Thu ngoài nét đẹp kỳ bí phương đông và giọng hát truyền cảm rất đặc trưng của cô.
Sau năm 1975, gần như danh ca Giáng Thu không còn biểu diễn nữa, để lại thương nhớ cho rất nhiều khán thính giả từng say mê tiếng hát Giáng Thu ngày xưa.
Đến năm 1993, có lẽ là lần duy nhất Giáng Thu nhận lời thu âm cùng với Chế Linh một CD của trung tâm Làng Văn với chủ đề Lời Lữ Khách. Từ đó đến nay, thỉnh thoảng Giáng Thu có về nước gặp bạn bè nhưng hoàn toàn vắng mặt trên sân khấu trong và ngoài nước.
Ca sĩ Diễm Chi – Da ca chi bảo
Ca sĩ Diễm Chi được báo chí Sài Gòn gọi là “Du Ca Chi Bảo” (tương tự như “Cải Lương Chi Bảo” hay “Tivi Chi Bảo”). Diễm Chi đã từng kết hợp cùng Họa Mi và Ngọc Yến để thành Tam Ca Mắt Biếc, hát ở phòng trà của ca sĩ Khánh Ly.
Ca sĩ Diễm Chi cũng đã có mặt trong ban Tứ Ca Nhật Trường rất nổi tiếng thập niên 1960 cùng với Nhật Trường, Như Thủy và Vân Quỳnh. Thời gian này Diễm Chi được yêu thích với ca khúc Tình Thiên Thu Của Nguyễn Thị Mộng Thường của Nhật Trường Trần Thiện Thanh sáng tác.
Click để nghe Diễm Chi hát Tình Thiên Thu
Trong phong trào du ca, ca sĩ Diễm Chi thường hát chung với nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu, hoạt động cùng nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong phong trào Trầm Ca (sau này trở thành Phong Trào Du Ca Việt Nam).
Sau 1975, ca sĩ Diễm Chi định cư ở Mỹ, trở thành chủ báo Kịch Ảnh ở Houston. Cô chỉ thu âm 1 cuốn băng cassette duy nhất sau năm 75 là cuốn số 2 của trung tâm Thanh Lan.
Ca sĩ Dạ Hương
Ca sĩ Dạ Hương không phải là một tên tuổi quá nổi danh như các nữ ca sĩ cùng thời. Số lượng những bài hát cô thâu thanh trước 75 cũng không nhiều, tuy nhiên số ca khúc ít ỏi đó cũng đủ để tạo dựng cho Dạ Hương một chỗ đứng trong lòng khán giả yêu nhạc vàng.
Ca sĩ Dạ Hương tên thật là Nguyễn Thị Vẹn, sinh ngày 4 tháng 11 năm 1951 tại Saigon.
Click để nghe Dạ Hương hát trước 1975
Khi lớn lên, Dạ Hương rất đam mê ca hát và thường nghêu ngao hát những ca khúc thịnh hành. Cô có người hàng xóm vốn là bạn thân của ông bầu Duy Ngọc nổi tiếng. Một hôm, khoảng năm 1968-1969, Duy Ngọc đến nhà chơi với người bạn này, nghe từ bên kia cửa sổ có tiếng hát Dạ Hương vọng sang, ông nhất quyết nhờ người bạn sắp xếp cuộc hẹn để mời cô đi hát ở rạp Quốc Thanh là nơi Ông tổ chức thường xuyên mỗi tuần.
Ít người biết rằng ban đầu Dạ Hương đi hát với nghệ danh Hoàng Anh, vì cô tự cảm thấy tiếng hát của mình gần giống với Hoàng Oanh. Năm 1970, Dạ Hương được nhạc sĩ Lê Văn Thiện nhận làm học trò, từ đó con đường ca hát của cô bắt đầu đến được với đông đảo khán giả và cộng tác với hàng loạt phòng trà Đêm Màu Hồng, Olympia, Queen Bee… Từ lúc này cô mới chuyển sang nghệ danh Dạ Hương, với ý nghĩa là mùi hương trong đêm.
Sau 1975, tuy không còn chính thức hoạt động văn nghệ nhưng thỉnh thoảng Dạ Hương vẫn đi hát chung với Duy Khánh, Nhật Trường, Anh Khoa.. ở các tỉnh nhỏ xa Saigon. Năm 1977, Dạ Hương nhận lời hát cho Xí nghiệp quốc doanh đánh cá Chiến Thắng chung với Bảo Yến, Đình Văn… nhưng không được bao lâu thì nghỉ vì bất mãn với cách đối xử của ông chủ.
Vì giọng hát Dạ Hương hoàn toàn không phù hợp với dòng nhạc mới sau này, nên cô nghỉ hát và đi phụ bán quán nước. Không được bao lâu thì chủ quán nước dẹp quán để đi vượt biển, Dạ Hương lại thất nghiệp và tham gia vào ca đoàn nhà thờ. Cô thường được mời đi hát cho các xứ đạo xa vào các dịp lễ lớn, thời gian còn lại, nếu không đi hát thì cô nhận làm thêm tất cả công việc gì để mưu sinh, dù là rửa chén, phụ quán, làm bánh, lột củ hành củ tỏi…
Năm 1985, Dạ Hương kết hôn và lần lượt có 2 người con sinh năm 1986 và 1990. Nhưng hưởng niềm hạnh phúc nhỏ nhoi không bao lâu thì phận số buồn tiếp tục đeo đuổi khi cô phát hiện bị bệnh nan y năm 1991. Căn bệnh kéo dài cùng với cuộc sống khó khăn, Dạ Hương qua đời trong lặng lẽ ít người biết vào năm 2009 (không phải là 1999 như một số thông tin cho biết).
Ca sĩ Tài Lương
Ca sĩ Tài Lương không chỉ hoạt động trong giới tân nhạc mà còn tham gia vào nghệ thuật cải lương. Cô cũng chính là chị của nghệ sĩ cải lương Tài Linh. Trước năm 1975, ca sĩ Tài Lương biểu diễn tương đối ít các tác phẩm tân nhạc nhưng cũng đủ khẳng định tiếng hát trong trẻo và điêu luyện của cô. Các ca khúc cô biểu diễn phải kể đến là Trả Lại, Ưu Phiền, Từ Miền Đất Lạnh,…
Tài Lương hát Trả Lại
Ca sĩ Tài Lương tên thật là Huỳnh Thị Tài Lương, sinh tại Sài Gòn, tốt nghiệp Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn năm 1973. Sau năm 1975, có thời gian Tài Lương là diễn viên chính cùng với nữ nghệ sĩ Thanh Kim Huệ trong đoàn cải lương Sài Gòn 3. Với phong thái sang trọng, quý phái, cách ca diễn tinh tế, có sức thuyết phục, vừa ra trường chỉ mới được vài năm nghệ sĩ Tài Lương đã trở thành đào chánh của một gánh hát lớn.
Chồng của nghệ sĩ Tài Lương là nghệ sĩ cải lương Minh Tâm. Họ kết hôn năm 1978 và đến năm 1981 thì sang Pháp định cư. Tai đây họ thỉnh thoảng tham gia vào các hoạt động văn nghệ, chủ yếu là ở lĩnh vực cải lương – cổ nhạc.
Ca sĩ Yến Linh
Trước năm 1975, ca sĩ Yến Linh thu âm khá ít các ca khúc, nhưng giọng hát buồn man mác và điêu luyện của cô làm rất nhiều người nghe phải say đắm. Yến Linh là một trong những học trò của nhạc sĩ Ngọc Sơn, cùng với ca sĩ Giao Linh,Đắc Chung, Phượng Vũ.
Cô nổi tiếng với các ca khúc Hoa Mười Giờ, Chiều Miền Hỏa Tuyến, Đò Đưa Bến Khác,… Yến Linh cũng hát song ca cùng với danh ca Chế Linh, Giang Tử trong các ca khúc Áo Cưới Màu Hoa Cà (Chế Linh – Yến Linh), Tâm Sự Người Lính Đồn Xa (Chế Linh – Yến Linh), Mùa Pensé Nở (Giang Tử – Yến Linh).
Sau năm 1975, nhiều nguồn tin cho biết danh ca Yến Linh đã sang nước ngoài định cư và không còn xuất hiện trên sân khấu. Tuy cô dừng hoạt động nghệ thuật nhưng tiếng hát Yến Linh ngày nào vẫn tồn tại trong mỗi người yêu thích những tiếng hát ngày xưa.
Ca sĩ Thanh Tâm
Trước năm 1975, ca sĩ Thanh Tâm rất được yêu thích khi song ca cùng Chế Linh qua các bài hát Ngày Ấy Minh Quen Nhau, Căn Nhà Dĩ Vãng, Mai Lỡ Mình Xa Nhau…
Click để nghe Chế Linh và Thanh Tâm song ca
Chế Linh và Thanh Tâm
Thanh Tâm sở hữu cho mình giọng ca trong trẻo và quyến rũ người nghe từ lần nghe đầu tiên. Đến năm 1973, Thanh Tâm ngừng ca hát khi lập gia đình cùng nhạc sĩ Bảo Thu (tác giả Giọng Ca Dĩ Vãng).
Sau năm 1975, danh ca Thanh Tâm vắng bóng trên sân khấu. Gần đây, khi nhạc sĩ Bảo Thu mở một phòng trà nhạc bolero ở Quận 1, thỉnh thoảng khán giả được nghe lại giọng hát của Thanh Tâm tại đây. Trên YouTube có đăng tải một clip Thanh Tâm song ca với danh ca Giao Linh ca khúc “Giọng Ca Dĩ Vãng”, giọng hát của cô vẫn hay và thu hút như ngày xưa.
Các nữ ca sĩ khác
Ngoài ra còn nhiều ca sĩ khác đã từng xuất hiện một thời gian rồi biến mất mà công chúng không thể biết được thông tin. Đó là ca sĩ Ngọc Tuyền, người chỉ xuất hiện 1 lần duy nhất khi song ca với Chế Linh ở bài hát Đêm Gọi Người Yêu, hoặc là ca sĩ Thảo Ly, người xuất thân từ “lò” đào tạo của Tùng Lâm, sau đó được nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ lăng xê ở phòng trà ca nhạc Maxim’s. Trước năm 75, Thảo Ly đã hát nhiều bài của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ như Tạ Tình, Điệu Buồn Dang Dở, Chủ Nhật Xám… và nhiều bài nổi tiếng khác như Giã Từ, Mơ Hoa, Nắng Chiều…
Thảo Ly hát Giã Từ
Ca sĩ Huệ Phương xuất hiện trong các băng nhạc Họa Mi và Kim Đằng với những ca khúc bình dân gần gũi như Bên Hàng Bã Đậu, Chín Tuần Quang Trung. Sau năm 1975, ca sĩ Huệ Phương sống âm thầm lặng lẽ với cuộc sống khó khăn. Cả hai người con trai của cô đều qua đời ở tuổi còn rất trẻ, chỉ còn lại một người con gái đi lấy chồng.
Ca sĩ Huệ Phương
Huệ Phương hát Bên Hàng Bã Đậu
Trường hợp ca sĩ Mỹ Thể, cô là một ca sĩ có giọng hát rất đặc biệt với sự luyến láy rất đặc trưng, rất được yêu thích qua các ca khúc thu âm trước 75 như Xe Hoa Một Chiếc, Sầu Lẻ Bóng, Nếu Anh Đừng Hẹn…
Mỹ Thể hát Xe Hoa Một Chiếc
Ca sĩ Mỹ Thể
Sau năm 1975, khán giả không biết tin tức gì của Mỹ Thể vì cô rất ít xuất hiện trong các sinh hoạt ca nhạc.
Sau năm 75, Mỹ Thể ở lại trong nước và lên Đà Lạt sinh sống. Đến tháng 3 năm 80, Mỹ Thể sang được Mỹ và bắt đầu cộng tác với vũ trường Maxim’s của Ngọc Chánh ở San Jose, sau đó là vũ trường Ritz ở Cali.
Năm 1989, Mỹ Thể rời California sang Pháp sau khi lập gia đình lần thứ hai với một người Việt Nam, mang quốc tịch Pháp và ở đây cho đến khi qua đời năm 2000.
Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu – Đông Kha (nhacxua.vn)
Trước năm 1975, nền nhạc vàng miền Nam phát triển mạnh mẽ với sự tham gia của nhiều ca sĩ nam và nữ. Nhiều nữ ca sĩ như Thanh Thúy, Phương Dung, Hoàng Oanh, Thanh Tuyền, Giao Linh, Phương Hồng Quế, Trang Mỹ Dung, Băng Châu, Họa Mi vẫn hoạt động nghệ thuật đến hiện tại. Tuy nhiên, một số nữ danh ca đã biến mất trên sân khấu kể từ sau năm 1975 như Lệ Thanh, Thanh Thúy, Trúc Ly, Giáng Thu, Diễm Chi và Dạ Hương. Các ca sĩ này đã để lại nhiều tiếc nuối trong làng nhạc và không có hoạt động nghệ thuật sau này.
Hastags: #Nhìn #lại #những #nữ #sĩ #nhạc #vàng #nổi #tiếng #đã #vắng #bóng #trong #làng #nhạc #sau #năm