“Loan Mắt Nhung” là một trong những dòng truyện và phim “xã hội đen” nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975. Nó đã gắn liền với thời kỳ đen tối và ám ảnh của xã hội đen thời đó. “Loan Mắt Nhung” là một câu chuyện về cuộc sống của những người giang hồ, cùng với những tình tiết hấp dẫn như tình yêu, trả thù và những trận chiến không khoan nhượng. Câu chuyện này đã được đưa lên màn ảnh và tạo nên sức hút lớn với khán giả xưa và ngày nay..
Trong dòng nhạc trước 1975, có nhiều bài hát ban đầu là được viết cho phim, nhưng theo thời gian, bài hát đó đã thoát khỏi cái tên “nhạc phim” để tồn tại tách biệt, nổi tiếng như nhiều bài hát khác và được yêu thích mấy mươi qua, trở thành một bài hát bất hủ của tân nhạc.
Bài nhạc phim đầu tiên như vậy có lẽ là ca khúc Làng Tôi của nhạc sĩ Chung Quân viết cho phim Kiếp Hoa từ thập niên 1950. Sau đó là các ca khúc Nửa Hồn Thương Đau trong phim Chân Trời Tím, và Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Người Tình Không Chân Dung, Xa Lộ Không Đèn trong các bộ phim cùng tên, ngoài ra phải kể đến bài nhạc Loan Mắt Nhung của nhạc sĩ Huỳnh Anh, viết cho phim Loan Mắt Nhung được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long.
Loan Mắt Nhung cùng với Vết Thù Hằn Trên Lưng Ngựa Hoang là 2 tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 75 viết về thế giới du đãng (ngày nay gọi bằng cái tên khác là “xã hội đen”), về những góc khuất đen tối của xã hội bên cạnh nét phồn hoa rực rỡ của Sài Gòn năm xưa. Cả 2 tiểu thuyết này đều được dựng thành phim, được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Ngoài ra những bài nhạc trong phim cũng được yêu thích và tồn tại với thời gian mấy mươi năm như 1 bài hát độc lập.
Loan Mắt Nhung kể chuyện về Loan có biệt hiệu là “Loan mắt nhung”, là một thanh niên lương thiện bị hoàn cảnh xã hội đưa đẩy trở thành du đãng nổi tiếng. Vì cuộc sống khốn khổ, Loan phải đương đầu để sinh tồn rồi trở thành một đàn anh trong giới dao búa. Loan có đôi mắt đẹp như nhung:
“… Loan nheo mắt, đôi mắt có hàng lông mi cong vút như mắt một đứa con gái đẹp. Khuôn mặt Loan lại đều đặn, sống mũi cao, hàm răng nhỏ và trắng sát. Loan có cái sắc đẹp của một đứa con gái nhiều hơn là một nam nhi. Mọi người ở bến xe này đều công nhận vậy. Người ta không biết Loan từ đâu lạc loài đến, hình như hắn cũng chẳng có nghề nghiệp gì…”.
Là tay anh chị, dưới trướng có đàn em nhưng Loan lại cảm thấy cuộc đời cô đơn và muốn hoàn lương, nhưng hoàn cảnh thôi thúc, lôi kéo vào chốn bùn nhơ… Khi người yêu thuở hàn vi là Xuân bị kẻ xấu hãm hại đến chết, Loan đã tự giải quyết cho lối thoát đời mình bằng việc xóa sổ tất cả kẻ ác đó rồi tự nộp mình cho cảnh sát, kết thúc một đời bi thảm với niềm hối hận vì đã đánh mất thời trai trẻ.
Nhà văn Nguyễn Thụy Long sở trường về cái nhìn cuộc sống của lớp người rơi vào hoàn cảnh đen tối và đầy dẫy cạm bẫy, bởi mưu sinh thời thế xô đẩy. Cuộc đời ông cũng trải qua bao thăng trầm, hàm oan nhưng ông phó mặc cho đời. Ông bày tỏ: “Trong đời cầm bút của tôi chưa bao giờ viết lên được một nhân vật đẹp đẽ, tôi chỉ chuyên tìm con đường gai góc mà đi, những nhân vật ma chê quỉ hờn đã được thể hiện trên giấy”.
Ca khúc Loan Mắt Nhung của nhạc sĩ Huỳnh Anh đã khắc họa được phần nào nội tâm giằng xé của nhân vật Loan, về những cô đơn, lạc loài trong một xã hội không còn chốn dung thân:
Đường vắng thưa bước chân buồn âm thầm
Đèn khuya hiu hắt ánh điện câu
Giữa đêm sầu ngõ không màu,
sống lạc loài thân đơn côi
Chôn tuổi xanh chìm trong bóng tối vực sâu nhiều đắng cay…
Lòng phố khuya bước chân còn khua dài
Tìm về thơ ấu đếm ngày qua
Khóc chi nhiều đã bao chiều chỉ riêng mình thêm cô liêu
Qua vùng thương hận đêm tóc rối
tù đày ngõ tối đam mê
Xin yêu thương đến trong hồn côi
Ru cơn đau qua miền thương nhớ
Qua đêm xanh độc hành mang lẻ loi
Ôi xanh xao tiếng than hờn oán
Đêm kinh đô muôn màu ngã bóng
Một người tìm sao mắt em!
Tình dở dang ước mơ vàng phai tàn
Nghìn thương trăm nhớ vẫn là mơ!
Tiếng nhạc sầu đã tan dần giữa đêm dài không trăng sao
Buông vòng tay sầu mang nuối tiếc
Chờ đợi duyên kiếp mai sau…
Click để nghe Elvis Phương hát Loan Mắt Nhung
Thập niên 1990, người Việt nói riêng và người Châu Á nói chung đã phát cuồng vì những bộ phim xã hội đen của Hongkong, và chủ đề này cho đến nay có lẽ cũng không bao giờ bị lỗi thời. Trước năm 1975, nền điện ảnh Sài Gòn đã khai thác chủ đề này với nhiều phim đình đám như Loan Mắt Nhung, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Xa Lộ Không Đèn… Khán giả luôn cảm thấy thích thú, tò mò khi những góc khuất về 1 xã hội nằm ngoài vòng pháp luật được phô bày rõ ràng trên màn ảnh hoặc trong những trang tiểu thuyết hấp dẫn. Đó là lý do vì sao những nhân vật như Loan Mắt Nhung hay Đại Cathay vẫn được nhắc nhớ cho đến ngày nay.
Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)
Các bài hát trong dòng nhạc trước năm 1975 ban đầu được viết cho phim, nhưng sau đó đã trở thành các bài hát độc lập và nổi tiếng riêng biệt. Các bài hát này trở thành những bản nhạc bất hủ của tân nhạc và được yêu thích suốt nhiều thập kỷ. Ca khúc “Loan Mắt Nhung” của nhạc sĩ Huỳnh Anh là một ví dụ, viết cho phim Loan Mắt Nhung, dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Nguyễn Thụy Long. Bài hát này ca ngợi cuộc sống cuồng nhiệt của các nhân vật trong thế giới du đãng và những góc khuất đen tối của xã hội.
Hastags: #Loan #Mắt #Nhung #và #dòng #truyện #phim #xã #hội #đen #của #Sài #Gòn #trước