Câu chuyện cảm động kể về người vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ, người đã luôn tri ân và yêu mến chồng mình. Người vợ này dành trọn tình yêu và sự quan tâm tận tụy để chăm sóc cho Châu Kỳ trong suốt cuộc đời. Bằng tình yêu và lòng tri ân vô bờ bến, người vợ đã là động lực tạo nên những tác phẩm âm nhạc tuyệt vời của Châu Kỳ. Câu chuyện này là một bài học về sự quý trọng và tôn trọng trong mối quan hệ hôn nhân..
Những người nghệ sĩ nói chung và nhạc sĩ nói riêng, luôn được xem là những người sống phóng túng, đa tình. Họ là những người nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp, có như thế thì họ mới viết thành những bài ca bất hủ để lại cho đời. Vì vậy những người bạn đời của các nhạc sĩ luôn có tấm lòng bao dung và nhẫn nại lớn, nếu muốn gia đình được ấm êm, hạnh phúc. Ngoài vai trò là vợ nhạc sĩ, họ còn là tri âm, tri kỷ để có thể đồng hành cùng người bạn đời trong suốt hành trình nghệ thuật.
Trong bài này, xin nhắc về một người bạn đời của nhạc sĩ như thế. Đó là bà Kha Thị Đàng, hiền thê của cố nhạc sĩ Châu Kỳ.
Nhạc sĩ Châu Kỳ đã từng trải qua cuộc hôn nhân thứ nhất với một giai nhân, đồng thời là danh ca nổi tiếng của thập niên 1950, đó là ca sĩ Mộc Lan – người trong mộng của nhiều nghệ sĩ thời ấy. Họ ở với nhau được 3 năm (1949-1952) thì cuộc tình nghệ sĩ tan vỡ. Ba năm sau, ông lập gia đình với bà Kha Thị Đàng và chung sống cho đến lúc ông qua đời năm 2008.
Nói về sự đào hoa và tính nghệ sĩ của chồng, bà Kha Thị Đàng từng cho biết:
“Những chuyện tình của Châu Kỳ đau khổ, trắc trở nhưng mối tình của Châu Kỳ cùng những sáng tác của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời ông có nhiều bóng hồng, tôi làm vợ phải thông cảm cho chồng vì nhờ đó mới có nhiều ca khúc hay tặng đời”.
Trước năm 1975, nhạc sĩ Châu Kỳ là một trong những người tiên phong sáng tác tân nhạc và nhạc vàng miền Nam. Ông cũng là người chủ trương của ban nhạc Tiếng Thùy Dương nổi tiếng một thời. Tên ông đã được ghi trang trọng trong hành trình phát triển của nền tân nhạc Việt Nam một thời rực rỡ.
Tuy nhiên, ngay sau năm 75, cùng chung với số phận của hàng trăm nhạc sĩ miền Nam khác, cuộc đời của gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ – Kha Thị Đàng bước sang một trang mới đầy khó khăn, thử thách. Bài viết sau đây của nhà báo Trần Quốc Bảo mô tả cuộc sống của họ vào giai đoạn đó:
Sau 1975, nhạc sĩ Châu Kỳ phải đi tập trung cải tạo. Bà Kha Thị Đàng nhớ lại: “Đó mới là quãng thời gian vất vả cực nhọc nhất của tôi bởi tôi vừa phải một mình nuôi các con vừa phải kiếm tiền để đi thăm nuôi anh ấy trong hoàn cảnh kinh tế chung của của đất nước rất khó khăn sau cuộc chιến”.
Rơi nước mắt khi có người hát nhạc Châu Kỳ
Khi ấy bà làm công nhân nhà máy giấy Tân Mai ở Đồng Nai lương chỉ có 300 đồng nhưng mỗi tháng phải đi thăm nuôi ông tiêu tốn hết những 1000 đồng, chưa kể tiền nuôi các con ăn học. Để trang trải tất cả những khoản tiền ấy, ngoài công việc chính là làm kế toán phát lương ở nhà máy giấy Tân Mai, bà còn phải thức khuya dậy sớm đi làm thêm ở ngoài để cải thiện thu nhập.
Khi ấy nhiều người nói rằng bà là phụ nữ mà “điếc không sợ súng” nhưng bà bảo: “Khi ấy, chồng con tôi là những người quan trọng nhất nên tôi làm tất cả vì họ tôi. Tôi chỉ buồn một chuyện là do thời điểm ấy khó khăn quá nên việc học hành của các con tôi lỡ dở”.
Quãng thời gian ấy, mỗi tháng bà Kha Thị Đàng lên thăm chồng một lần ở trại giam Chí Hòa. Chỉ được thăm chứ không được gặp mặt. Có người còn đồn rằng ông đã chết ở trong trại giam. Sau này bà được nghe kể lại: “Ông ấy vô tư lắm, ngay cả khi ở trong trại giam ông vẫn lạc quan vui vẻ và hát cho các anh em khác nghe. Dù ở trong trại giam nhưng ông ấy vẫn sáng tác nhạc và phổ nhạc bài thơ nổi tiếng của thi sĩ Xuân Diệu, bài Lời Kỹ Nữ”.
Bà nói rằng, suốt quãng thời gian ông ở trại giam, bà không có thời gian để buồn bởi phải tất bật lo cho kiếm sống, lo kiếm tiền để thăm chồng, nuôi con. Thời gian ấy, nhạc của ông cũng không được phổ biến nhưng nhiều người lao động bình dân vẫn hát. Bà nhớ lại: “Tôi xa chồng, bao nhiêu khổ sở, vất vả, cực nhọc với cuộc mưu sinh nhưng chưa bao giờ khóc. Thế nhưng khi đi ra chợ hễ nghe thấy người ăn xin và người bán rong hát nhạc của anh Châu Kỳ là tôi lại khóc ngất đi vì quá xúc động. Nhạc của anh ấy khi đó không được phép hát công khai trên đài nhưng người dân thì vẫn hát vì nó là nhạc trữ tình”.
Sau này, những bài hát của nhạc sĩ Châu Kỳ dần dần được cấp phép phổ biến trở lại, bà Kha Thị Đàng xúc động nói: “Mình tin tưởng bởi mình làm chuyện phải cả, đâu có làm gì sai trái”.
Niềm kiêu hãnh đến hết cuộc đời
Trong gia tài hơn 300 ca khúc của mình, nhạc sĩ Châu Kỳ chỉ có một bài viết riêng dành tặng bà Kha Thị Đàng đó là bài Em Gái Miền Nam. Thế nhưng, bà lại là người thuộc gần như nằm lòng hơn 300 ca khúc của ông. Trong cuốn hồi ký Thi Đàng Kỳ Duyên, bà đã sưu tầm lại gần như toàn bộ các ca khúc ông từng viết. Một phần do bà lưu giữ được, phần khác do bạn bè và người hâm mộ mang đến tặng lại.
Năm 2005 trong chuyến đi Mỹ thực hiện chương trình nhạc Châu Kỳ do trung tâm Thúy Nga tổ chức, nam ca sĩ Chế Linh chỉ hát sai một từ trong lời bài nhạc Túy Ca thì ngay lập tức bị bà sửa lại. MC Kỳ Duyên khi ấy hỏi bà: “Cô ơi cô, mấy trăm bài của chú cô thuộc hết hả?”. Bà gật đầu đáp lại, còn MC Kỳ Duyên thốt lên: “Trời ơi, sao cô thương chú dữ vậy”.
Người nghệ sĩ giống như con tằm, rút ruột để trả nợ cho đời những tác phẩm nghệ thuật, điều hạnh phúc nhất đối với họ hẳn là có những người tri âm tri kỷ có thể hiểu được những sáng tạo của họ. Đối với nhạc sĩ Châu Kỳ, có lẽ bà Kha Thị Đàng ngoài vai trò một người vợ thì còn là một người tri âm, tri kỷ. Có lẽ bởi vậy nên họ đã có những tháng ngày hạnh phúc dù cuộc sống còn nhiều vất vả.
Những năm cuối đời, nhạc sĩ Châu Kỳ phải nằm một chỗ mất gần 4 tháng. Bà kể lại, ông không có bệnh gì nhưng do cơ thể đã lão hóa nên mọi thứ ngưng hoạt động hết. Mỗi ngày phải truyền 3 chai nước biển, một chai muối, một chai đường, một chai đạm để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Khi ấy, bà khóc và nói với ông rằng: “Anh ơi, em hết tiền rồi. Khi nào anh trăm tuổi thì anh nằm lại Sài Gòn nhé”. Nhạc sĩ Châu Kỳ đáp: “Em phải đưa anh về Huế. Em đừng có lo, bạn anh lo hết”.
Khi nhạc sĩ Châu Kỳ mất, bạn bè tập trung lại rất đông lo tang lễ và đưa ông trở về cố hương – đất Huế Thần Kinh thương nhớ mà bao nhiêu năm ông đã gửi vào những ca khúc bolero đậm chất quê hương của mình như Cố Đô Yêu Dấu, Hương Giang Còn Tôi Chờ, Miền Trung Thương Nhớ, Thần Kinh Thương Nhớ, Nén Hương Yêu…
Cố thi sĩ – soạn giả Kiên Giang đã nói về bà Kha Thị Đàng: “Châu Kỳ trở thành một nhạc sĩ tài danh trong thập niên 1960 là một người đào hoa, hào phóng, sống hết lòng với bạn bè. Sự nghiệp thành công của anh có công rất lớn của người vợ chịu thương chịu khó để cho chồng toàn tâm toàn ý sống với nghệ thuật mà anh đã chọn. Bà đúng là một người vợ của nghệ sĩ”.
Không phải là một nghệ sĩ nhưng hơn 50 năm sống cuộc đời du ca cùng chồng, trải qua không biết bao nhiêu ngọt bùi cay đắng như một người nghệ sĩ thực thụ, cuộc hôn nhân định mệnh của bà Kha Thị Đàng và nhạc sĩ Châu Kỳ là một câu chuyện tình đẹp và hiếm hoi trong giới nghệ sĩ.
Đó đích thực là tình yêu bởi trong cuộc đời mình, bà chưa bao giờ nói lời ân hận và luôn hãnh diện bởi bà đã cùng chồng sống một cuộc đời say mê, hết mình cho nghệ thuật. Cuộc tình ấy, cuộc đời ấy dù không sung túc nhưng xứng đáng để bà có thể kiêu hãnh với cuộc sống này.
nhacxua.vn biên soạn
Nguồn: Trần Quốc báo – báo Viet Tide
Bài viết này nói về bà Kha Thị Đàng, vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ. Nhạc sĩ Châu Kỳ từng có cuộc hôn nhân đầu tiên với ca sĩ Mộc Lan. Sau đó, ông lập gia đình với bà Kha Thị Đàng và chung sống cho đến khi ông qua đời. Sau năm 1975, gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Bà Kha Thị Đàng phải làm việc chăm chỉ để nuôi các con và thăm chồng trong tù. Bài viết cũng đề cập đến tình yêu và sự hiến dâng của bà Kha Thị Đàng đối với nhạc sĩ Châu Kỳ. Sau khi nhạc sĩ Châu Kỳ mất, bà đưa ông trở về Huế để an táng.
Hastags: #Câu #chuyện #cảm #động #về #người #vợ #tri #âm #tri #kỷ #của #nhạc #sĩ #Châu #Kỳ