Thanh Phương – Cuộc sống và sự nghiệp của nhạc sĩ tác giả “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm” – Cập nhật Thanhhaaudio

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Phương đã có nhiều thành công nổi tiếng trong lĩnh vực âm nhạc. Ông là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm”. Với tài năng sáng tác và lòng đam mê, ông đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người hâm mộ. Các tác phẩm của Thanh Phương thường chứa đựng những thông điệp sâu sắc về tình yêu và những kỷ niệm đáng nhớ trong cuộc sống. Những ca khúc của ông đã trở thành biểu tượng âm nhạc và tiếp tục được yêu thích suốt thời gian..

Bạn đang xem bài viết về Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Phương, tác giả của “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Thanh Phương lànhạc sĩ trưởng thành từ trước năm 1975,có những sáng tác tiêu biểu trước năm 75 là Đêm Không Còn Tiếng Súng (Hương Lan hát), Làm Nhà Cho Mẹ (Duy Khánh hát), Ngõ Hẻm Gặp Nhau (Thanh Tuyền hát)…


Click để nghe Duy Khánh hát Làm Nhà Cho Mẹ

Ngoài ra, theo người nhà của ông tiết lộ, thì bài đầu tay của ông chính là ca khúc rất nổi tiếng Dấu Chân Kỷ Niệm, nhưng để tên tác giả là Thúc Đăng (tức nhạc sĩ Mạnh Phát – là thầy dạy nhạc của ông) để bài hát dễ được phát hành và thu âm. Bài hát được ông sáng tác với sự hướng dẫn, trợ giúp của thầy Mạnh Phát. Tuy nhiên vì để tên tác giả là Thúc Đăng nên cho đến nay không có ai biết ông chính là đồng tác giả của ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm.


Nhạc sĩ Thanh Phương tên thật là Nguyễn Ngọc Ánh, sinh năm 1944, nhưng khi chuyển từ quê hương Phan Thiết vào Sài Gòn học nhạc ở thầy là nhạc sĩ Mạnh Phát khoảng năm 1964, ông đã khai lại năm sinh là 1950 để khỏi phải đi lính. Thời điểm này ông cũng đổi tên trên giấy tờ thành Nguyễn Thanh Phương. Thời điểm ông sáng tác mạnh nhất là khoảng năm 1965-1966, trong đó nhiều bài viết chung với Hàn Châu, Mạnh Phát. Thời gian sau đó, ông có thời gian mở lớp dạy nhạc lý ở đường Bùi Hữu Nghĩa – Gia Định.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


https://www.youtube.com/watch?v=jAZwFxuPZg8
Click để nghe Chế Linh hát Viết Trên Cao trước 1975

Nhạc sĩ Thanh Phương lập gia đình khoảng năm 1968. Vợ ông sinh năm 1950, là nghệ sĩ cải lương Kiều Yến Nga trong đoàn Kim Chung, là đồng môn của nghệ sĩ Kiều Mai Lý. Trước đó ông nhập ngũ và phục vụ ngành CTCT cho đến năm 1975.

Ca khúc Chỉ Có Mình Anh của nhạc sĩ Thanh Phương viết chung với thầy là nhạc sĩ Thúc Đăng

Trước khi lấy bút danh là Thanh Phương, ông sáng tác với tên Phương Anh (với ca khúc Một Căn Nhà Mướn). Sau khi học nhạc ở nhạc sĩ Mạnh Phát, nhạc sĩ Mạnh Phát đã đặt bút danh khác là Thanh Phương (cùng tên lót Thanh với một học trò khác của Mạnh Phát là ca sĩ Thanh Tuyền. Vì vậy có thể nói nhạc sĩ Thanh Phương là bạn đồng môn với ca sĩ Thanh Tuyền).


Sau năm 1975, cuộc sống khó khăn, ông đi buôn nước mắm, cá khô từ quê nhà Phan Thiết. Lúc rảnh rỗi, ông vẫn còn viết nhạc được cả trăm ca khúc, nhưng thời điểm đó không thể phát hành được. Trước sự đổi đời đó, ông trở nên thất chí và thường xuyên say xỉn, không quan tâm tới sự đời. Vợ ông phải một mình cán đán cuộc sống gia đình khó khăn với 7 người con. Có một thời gian khoảng tthập niên 1990, ông thường xuyên giao lưu gặp gỡ Vinh Sử, Hàn Châu, Thanh Sơn, “Bộ tứ này” làm gì hoặc sáng tác ca khúc nào cũng hỏi ý kiến nhau. Tuy nhiên trước hoàn cảnh khó khăn với 7 người con ngày càng lớn, không được học hành đến nơi đến chốn, 2 vợ chồng ngày càng lớn tuổi, ông lại trở nên thất chí từ lúc đó đến cuối đời. Trước khi qua đời, ông muốn được về lại quê nhà ở Phan Thiết nên bán căn nhà lâu năm ở đường Bạch Đằng để trang trải cuộc sống và cả nhà về Phan Thiết thuê nhà ở cho đến khi ông qua đời năm 2012. Vợ ông năm nay 70 tuổi, vẫn còn ở tại ngôi nhà mướn đó.

Một trong những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Thanh Phương tên là Một Căn Nhà Mướn (với bút danh Phương Anh), không ai ngờ là căn nhà cuối cùng mà ông ở trước khi lìa đời cũng là một căn nhà mướn. Thực là số mệnh đã được định trước cho người nhạc sĩ có cuộc đời lận đận.

Tuy nhiên, ca khúc Một Căn Nhà Mướn này đã bị một nhạc sĩ “hô biến” thành của mình với bút danh Cô Phượng. Năm 2004, khi mà nhạc sĩ Thanh Phương còn sống, ca khúc Một Căn Nhà Mướn này được ca sĩ Mạnh Quỳnh hát trên Paris By Night 72 với tên nhạc sĩ sáng tác là Cô Phượng, gia đình nhạc sĩ Thanh Phương cho biết điều này làm ông thấy rất buồn vì đứa con tinh thần của mình đã bị người khác đánh cắp và thay tên tác giả. Một điều trớ trêu là lúc đó ông đang ở trong một căn nhà mướn ở Phan Thiết, và bài hát tâm huyết của ông bị chiếm dụng, được hát ở hải ngoại, và ông thì không nhận được đồng tiền tác quyền nào.

Bằng chứng trước 75 xác nhận bài Một Căn Nhà Mướn là của tác giả Phương Anh (tức Thanh Phương) chứ không phải là Cô Phượng

Một điều hầu như không ai biết, theo tiết lộ của chị Phương Oanh, con gái đầu của nhạc sĩ Thanh Phương, thì ông lá tác giả của 2 bài nhạc vàng rất nổi tiếng là Hạ ThươngDấu Chân Kỷ Niệm. Trước giờ giới yêu nhạc chỉ biết rằng bài Dấu Chân Kỷ Niệm là của nhạc sĩ Thúc Đăng (tức Mạnh Phát) và bài Hạ Thương là của nhạc sĩ Hàn Châu.


Đối với bài Hạ Thương, ca khúc được nhạc sĩ Thanh Phương sáng tác năm 1974, và danh ca Thái Thanh là người duy nhất hát bài này trước 1975. Ca khúc này viết về tâm sự của người lính như sau:

Hạ ơi! anh xa em mấy mùa phượng rồi 
Giờ tạm dừng quân lần đầu tiên thương gửi về em
Lối xưa có còn những tà áo trắng tung bay 
Cho anh ngây ngất ngàn ngày 
Bên người tình nhân nhỏ bé 

Hạ ơi! anh xa em mấy ngày thật dài
Hỏi người năm xưa giờ còn thương nhớ người con trai 
Đã hơn những chiều hẹn hò 
Anh đón anh đưa, bên ai quấn quít từng giờ 
Ôi tình yêu rót mật thành thơ 

Mùa hạ nay vắng anh chắc em sẽ buồn 
Lối hẹn lối hò còn ai 
Để đưa em đường vắng lối dài 
Anh yêu em cũng trong mùa phượng vỹ 
Mà giờ đây xa rồi, chợt buồn mênh mang 

Giờ đây, anh lênh đênh bốn ngả đường dài
Lòng nặng niềm thương về người em bé bỏng hậu phương
anh sẽ trở về cũng mùa phượng vỹ đơm hoa
Em anh vui tuổi ngọc ngà 
Ta bỏ đi nỗi buồn ngày qua


Click để nghe Thái Thanh hát Hạ Thương của nhạc sĩ Thanh Phương trước năm 75

Sau năm 1975, ca khúc này dĩ nhiên là không được phép phổ biến. Đến năm 1994, khi đó nhạc sĩ Thanh Phương chơi rất thân với nhạc sĩ Hàn Châu. Lúc này nhạc sĩ Hàn Châu đã viết lại lời mới cho ca khúc này, bỏ đi các chi tiết viết về người lính. Bài hát Hạ Thương với lời mới này được ca sĩ Hương Lan hát trong CD Tình 22 gồm những tình khúc Hàn Châu – Ngọc Sơn (nhạc sĩ). Sau đó ca khúc này cũng nổi tiếng qua tiếng hát Ngọc Sơn.


Click để nghe Ngọc Sơn hát Hạ Thương

Như vậy ca khúc Hạ Thương được nhạc sĩ Thanh Phương sáng tác cả nhạc lẫn lời trước năm 1975, đến đầu thập niên 1990 thì được nhạc sĩ Hàn Châu sửa lại 1 số câu để các ca sĩ hát sau này. Người đầu tiên hát Hạ Thương (lời mới sau 1975) là Hương Lan, nhưng ca sĩ Ngọc Sơn mới là người tạo được dấu ấn lớn nhất.

Bản viết tay bài Hạ Thương năm 1994, khi nhạc sĩ Hàn Châu đã sửa lại lời khác

Đối với ca khúc Dấu Chân Kỷ Niệm, gia đình nhạc sĩ Thanh Phương cũng cho biết đây là ca khúc được ông sáng tác đầu tiên sau khi trở thành học trò của nhạc sĩ Mạnh Phát, và để tên nhạc sĩ sáng tác là Thúc Đăng. Đây cũng là ca khúc kỷ niệm cho mối tình với người vợ của ông.

Vợ chồng nhạc sĩ Thanh Phương thời trẻ. Ảnh do gia đình cung cấp cho nhacxua.vn

Có một chi tiết rất cảm động là sau khi nhạc sĩ Thanh Phương qua đời năm 2012, người vợ hiền của ông vì quá nhớ thương mà trở nên ngơ ngẩn, có dấu hiệu chấn động tâm lý, và luôn miệng hát lại các bài hát của ông Thanh Phương sáng tác, và hát nhiều lần nhất là Dấu Chân Kỷ Niệm. Bà hát bài hát liên tục, cả khi ăn, khi ngủ, vừa hát vừa nhạt nhòa nước mắt. Bài hát được ông viết từ thời tuổi trẻ, nay được bà hát như cho chính cuộc chia ly thực sự của 2 người:


Click để nghe Giao Linh hát Dấu Chân Kỷ Niệm

Nay anh về đâu
Về thế giới xa nào
Cho đời hiu hắt
Như nghĩa trang…

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

 

 

Nhạc sĩ Thanh Phương là một nhạc sĩ trưởng thành trước năm 1975. Ông đã sáng tác nhiều bài hát tiêu biểu như “Đêm Không Còn Tiếng Súng”, “Làm Nhà Cho Mẹ” và “Ngõ Hẻm Gặp Nhau”. Ông cũng đã sáng tác ca khúc “Dấu Chân Kỷ Niệm”, nhưng để tên tác giả là Thúc Đăng để dễ phát hành và thu âm. Thanh Phương là tên thật của ông, sinh năm 1944. Sau năm 1975, ông đã trở nên khó khăn và sống buông thả. Ông đã viết cảnh 2 bài “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm”.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Thanh Phương, tác giả của “Hạ Thương” và “Dấu Chân Kỷ Niệm” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Thanh #Phương #tác #giả #của #Hạ #Thương #và #Dấu #Chân #Kỷ #Niệm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *