Nhật Trường và Trần Thiện Thanh là những nhân vật trong truyện “Nhật Trường – Trần Thiện Thanh và những mối tình trong đời”. Truyện kể về cuộc sống tình cảm của hai người, từ những kỷ niệm tuổi trẻ đến những thăng trầm của tình yêu trên hành trình trưởng thành. Nhật Trường là một người đàn ông kiên trì, trung thành và tình yêu nồng cháy. Trần Thiện Thanh là một phụ nữ mạnh mẽ, xinh đẹp và cá tính. Cuộc sống của họ gặp nhiều thử thách, nhưng tình yêu chân thành giúp họ vượt qua khó khăn và tìm thấy hạnh phúc đích thực..
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh là một trong những ca sĩ – nhạc sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc miền Nam trước 1975, đượn xưng tụng là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Chế Linh.
Bốn cây đại trụ này có nhiều điểm chung: Cùng là những ca sĩ kiêm nhạc sĩ, có tài năng âm nhạc thiên bẩm cộng với những nỗ lực không ngừng nghỉ để đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp. Cả 4 người đều là những nghệ sĩ tài năng và tài hoa bậc nhất, nên họ không thể tránh khỏi sự đào hoa, đa tình.
Riêng về Nhật Trường – Trần Thiện Thanh, ông có 3 đời vợ, người vợ đầu tiên là bà Trần Thị Liên cùng quê ở Phan Thiết. Họ kết hôn rất sớm, khi cả 2 mới chưa đầy 20 tuổi.
Trong chương trình Asia 50 năm 2006, bà Liên kể lại rằng ca khúc Qua Xóm Nhỏ và Ngại Ngùng được nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết về kỷ niệm khi ông sáng nhà của bà lúc mới quen nhau.
Sau khi cưới, họ vào Sài Gòn để sinh sống và có người con trai đầu là Trần Thiện Anh Chương vào năm 1963. Khi bà Liên mang thai người con trai đầu, cuộc sống 2 vợ chồng rất khó khăn với đồng lương giáo viên ít ỏi của “ông giáo” Trần Thiện Thanh. Để có tiền nuôi gia đình, Trần Thiện Thanh phải bán bản quyền 2 ca khúc Qua Xóm Nhỏ và Chuyến Đi Về Sáng cho nhạc sĩ Mạnh Phát – vốn đã thành danh trước đó. Vì mua đứt bản quyền nên 2 ca khúc này được phát hành với tên người sáng tác là Mạnh Phát, không có tên Trần Thiện Thanh.
Khi mới vào Sài Gòn, vợ chồng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh ở nhờ nhà người chị ở Vĩnh Hội, thời gian này còn khó khăn, ông đi dạy kèm để kiếm thêm tiền. Sau khi sinh người con đầu, tên tuổi của Nhật Trường – Trần Thiện Thanh mới bắt đầu có tiếng, họ tích góp để có thể chuyển ra ở riêng tại Hòa Hưng. Thời gian này ông làm xướng ngôn viên tại đài phát thanh.
Được 1 thời gian, Trần Thiện Thanh theo học trường hạ sĩ quan ở Nha Trang trong vài tháng. Thời gian đó ông đưa vợ con về lại quê ở Phan Thiết ở. Sau khi tốt nghiệp hạ sĩ quan và được vào làm việc tại cục tâm lý chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu, ông đón vợ con vào lại Sài Gòn, chuyển về sống tại Thị Nghè để gần nơi làm việc.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh gắn bó với người đầu hơn 10 năm, đã cùng nhau trải qua rất nhiều biến cố, thăng trầm của cuộc đời, từ thuở hàn vi cho đến lúc nhạc sĩ đạt đến đỉnh cao nhất của sự nghiệp. Trong thời gian đó, bà Trần Thị Liên hẳn là đã có nhiều lúc phải âm thầm chấp nhận sự đào hoa của chồng, với những mối tình nghệ sĩ, hoặc là đơn phương, hoặc là thoáng qua của ông với các nữ đồng nghiệp.
Trước khi sự kiện tháng 4 năm 1975 xảy ra không lâu, vợ chồng nhạc sĩ Trần Thiện Thanh chia tay, Cho đến nay bà Trần Thị Liên vẫn sống tại căn nhà ở Thị Nghè suốt hơn 50 năm qua. Họ có với nhau 6 người con: Trần Thiện Anh Chương (tức ca sĩ, ký giả Thanh Toàn), Trần Thiện Thanh Trúc, Trần Thiện Thanh Trân, Trần Thiện Anh Châu.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã từng sử dụng tên 2 người con của mình là Anh Chương và Thanh Trân để làm bút danh trong 1 số bài hát. Ngoài ra khi người con Thanh Trúc ra đời, ông sáng tác một ca khúc mang tên Nỗi Lòng Thanh Trúc.
Người con trai út của họ là Anh Châu, sau này đã tâm sự về sự tan vỡ của cha và mẹ như sau:
“Sự chia tay của bố mẹ tôi là duyên số. Có lẽ tới đó thì hết. Chuyện của người lớn, tôi không được rõ ngọn ngành cũng không có quyền bình luận, nhận xét. Đương nhiên, mình là con cái thì buồn nhưng anh em tôi đón nhận, chấp nhận vì hiểu ba mình là người của công chúng”
Sau năm 1975, Nhật Trường Trần Thiện Thanh ở lại Việt Nam, sau đó theo các đoàn hát đi trình diễn “chui” ở các tỉnh. Thời gian này ông quen biết với một nữ ca sĩ chung đoàn là Kim Dung. Gần gũi nhau trong thời gian gian khó nhất trong cuộc đời, họ trở thành vợ chồng và vài năm sau đó có chung một người con là Trần Thiện Anh Chính. Sau này, khi sang Mỹ năm 1993, Trần Thiện Thanh đã dắt theo một người con duy nhất là Anh Chính, khi đó còn rất nhỏ.
Ít người biết rằng ca sĩ Kim Dung này cũng chính là ca sĩ Hạnh Dung trước 1975 từng ở trong Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương, là nguồn cảm hứng để nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc nổi tiếng Thành Phố Buồn hồi đầu thập niên 1970.
Nhưng cuộc sống vợ chồng giữa Kim Dung và Nhật Trường cuối cùng cũng đã đi đến đổ vỡ. Sau này người vợ thứ 2 cũng đã có được hạnh phúc bên chồng mới.
Lận đận ở quê nhà suốt gần 20 năm, đến năm 1993 thì Nhật Trường Trần Thiện Thanh mới có cơ hội sang Mỹ, nơi có thị trường âm nhạc rất sôi động để tài năng về nghệ thuật của ông được phô diễn. Tuy nhiên, có thể nói Nhật Trường đã bỏ lỡ những thời điểm vàng để bắt đầu sự nghiệp một lần nữa, bởi vì thời gian cực thịnh của làng nhạc hải ngoại là từ giữa thập niên 1980 đến đầu thập niên 1990, khi ấy đã hoàn toàn vắng bóng tên tuổi Nhật Trường Trần Thiện Thanh còn ở quê nhà.
Khi ông sang tới được hải ngoại, có thể khán giả vẫn còn nhớ đến tên tuổi của ông đã lừng lẫy một thời, nhưng lúc đó thì làng nhạc hải ngoại đang có rất nhiều ca sĩ, cả thế hệ cũ lẫn thế hệ mới nổi, đang làm mưa làm gió và chiếm phần lớn sự quan tâm của công chúng nghe nhạc. Hơn nữa, vì trục trặc về vấn đề di trú nên lúc đó Nhật Trường không có được thẻ xanh, bị hạn chế việc đi lại, ông không thể đi lưu diễn dài ngày khắp các châu lục như các đồng nghiệp khác, nên các bầu show ca nhạc không thể mời ông. Đó là những lý do mà Nhật Trường mãi lận đận trên đất Mỹ và không thể đạt đến được đỉnh cao vinh quang của sự nghiệp một lần nữa.
Một tháng sau khi đặt chân đến Mỹ, Nhật Trường Trần Thiện Thanh tham gia một chương trình nhạc hội cùng với danh ca Duy Khánh, tại đây ông đã gặp lại Mỹ Lan, một ca sĩ trẻ mà ông đã có nhiều dịp gặp gỡ từ lúc còn ở quê nhà trong những chuyến đi theo đoàn hát khắp miền Nam. Sau đó hai người nhanh chóng gắn bó và sống với nhau cho đến lúc Nhật Trường Trần Thiện Thanh qua đời năm 2005.
Click để nghe Nhật Trường và Mỹ Lan hát Chuyện Không Ai Cấm
Ca sĩ Mỹ Lan đã nhớ lại thời gian đó như sau: “Tôi vẫn còn nhớ ngày 29-5-1993, suốt mấy tiếng đồng hồ gặp gỡ, anh để ý mà mình không hay biết. Ngày hôm sau, anh viết bài ‘Chuyện Không Ai Cấm’ gửi tặng tôi. Tôi nghĩ, chắc anh giỡn, chọc ghẹo thôi. Hai hôm sau, anh lại mời tôi hát chung trong một chương trình đại nhạc hội và tỏ tình bằng cách nói về bài hát mang nội dung ‘không ai cấm được anh yêu em’. Tôi vẫn không tin vì biết tính anh phóng khoáng, lãng mạn lắm. Tôi quý và coi anh như người anh văn nghệ. Mãi cho đến khi anh viết thêm bài ‘Nhớ’ riêng cho tôi, thì tôi tin anh yêu thật và bằng lòng hẹn hò, đi chơi với nhau.
Hồi đó, tôi ở Los Angeles, đi lên, đi xuống hát cho Thúy Nga trong khi anh ở khu Bolsa. Mấy tháng sau, anh mướn nhà, đón tôi về ở chung. Tuy bề ngoài nghiêm trang, nhưng thật sự thì anh đầy tính khôi hài. Anh chọc cười rất giỏi, làm người chung quanh không thể nhịn cười. Anh săn sóc tôi từng chút. Chúng tôi sống với nhau thật hạnh phúc, dù trải qua biết bao nhiêu gian nan, khổ cực, thoắt một cái đã 12 năm. Tình yêu giúp chúng tôi chống chọi, vượt qua bao nỗi khó, cho tới khi anh mất. Tình yêu ấy giúp tôi sống ‘theo anh’, cho đến tận ngày hôm nay”.
Sống với Nhật Trường 12 năm, dù không hôn thú, nhưng Mỹ Lan nói rằng đó là quãng thời gian họ rất hạnh phúc, có chung với nhau người con trai mang tên Trần Thiện Anh Chí, rất giống cha nếu nhìn ở ngoại hình.
Những cuộc tình thoáng qua
Ngoài 3 người vợ chính thức, có nhiều thông tin được kể lại về những cuộc tình đơn phương hoặc thoáng qua trong cuộc đời Nhật Trường Trần Thiện Thanh. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì ông là một nghệ sĩ tài hoa, đa tài, nên không tránh khỏi việc đa tình khi mà xung quanh có rất những bóng hồng xinh đẹp, có nhiều thời gian gần gũi nhau vì sinh hoạt văn nghệ chung.
Cuộc tình nổi tiếng nhất của Trần Thiện Thanh được nhiều người kể lại là với ca sĩ xinh đẹp Minh Hiếu. Từ đầu thập niên 1960, họ một thời là “cặp đôi” đẹp trong giới nghệ sĩ, cùng đi hát chung, đứng chung trên sân khấu, và hầu như tất cả đồng nghiệp đều chứng kiến sự gắn bó của họ. Người ta cũng nói rằng Trần Thiện Thanh có 2 sáng tác dành cho Minh Hiếu, đều trở thành những bài nhạc vàng bất hủ, đó là Hoa Trinh Nữ và Không Bao Giờ Ngăn Cách.
Về hoàn cảnh sáng tác bài Hoa Trinh Nữ đã nổi tiếng suốt gần 60 năm qua, chính nữ ca sĩ Minh Hiếu đã kể lại như sau:
Trong một lần cô và Nhật Trường – Trần Thiện Thanh đi diễn chung ở tiền đồn thì bị sự cố phải dừng xe. Trong lúc chờ đợi, họ xuống đường cùng bước đi trên cỏ dại. Chân giẫm trên một đám hoa mắc cỡ bên đường, Minh Hiếu chợt hỏi Trần Thiện Thanh rằng có biết loài hoa dại này tên gì hay không, khi ông trả lời là không biết, lúc đó Minh Hiếu mới giải thích về loài hoa mang tên mắc cỡ, biết khép lá ngây thơ và thường sống trên vùng khô cằn sỏi đá. Từ những kỷ niệm đó, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã sáng tác Hoa Trinh Nữ.
Mặc dù vậy, Minh Hiếu chưa từng thừa nhận, đồng thời cũng không phủ nhận việc Nhật Trường có tình cảm gì với cô hay không, tuy nhiên một nghệ sĩ tài hoa và đa cảm như Nhật Trường Trần Thiện Thanh có dành mối quan tâm đặc biệt nào đó với giai nhân tuyệt sắc như Minh Hiếu thì cũng là lẽ thường. Nhưng có lẽ vì ông đã có gia đình từ trước đó, nên mối quan hệ của họ dường như chỉ dừng lại ở tình đồng nghiệp thân thiết.
Ngoài ra, MC Nguyễn Ngọc Ngạn từng tiết lộ rằng Nhật Trường Trần Thiện Thanh cũng dành một tình cảm rất đặc biệt cho nữ ca sĩ Hoàng Oanh, và từ những cảm xúc đó, ông đã sáng tác 2 ca khúc bất hủ Một Đời Yêu Anh và Gặp Nhau Làm Ngơ.
Ngoài ra từ cuối thập niên 1960, làng nhạc Sài Gòn còn được chứng kiến một cặp đôi rất đẹp trên sân khấu âm nhạc lẫn kịch nghệ, đó là Nhật Trường và Thanh Lan. Họ diễn với nhau rất ăn ý trong các phim kịch buồn đẫm nước mắt như Mộng Thường, Trên Đỉnh Mùa Đông, và trong âm nhạc với những bài song ca Trả Lại Em Yêu, Vợ Chồng Quê, Chiều Trên Phá Tam Giang…
Trong các lần diễn chung trên sân khấu, Thanh Lan diễn vai bi nên khóc rất nhiều, và có người nói rằng khi nhìn thấy những giọt lệ đó, Trần Thiện Thanh đã sáng tác bài Người Yêu Tôi Khóc – một ca khúc rất được khán giả yêu thích qua giọng hát Sĩ Phú. Tuy nhiên sau này Thanh Lan đã nhiều lần phủ nhận các tin đồn về tình cảm với Nhật Trường. Cô cho biết:
“Trong giới nghệ sĩ chúng tôi ít khi cặp bồ với nhau lắm. Có lẽ do chúng tôi đã biết quá rõ về nhau nên không còn gì bí mật để lôi cuốn nhau. Thường thì nghệ sĩ lại hay yêu người làm nghề khác”.
Cô cũng nói đùa vui về tin đồn “cặp kè” với Nhật Trường: “Tôi với Nhật Trường không cặp với nhau, chỉ kè thôi, tức là kè nhau trong phim, còn ra đời thì đời ai nấy sống”.
Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn
Nhật Trường – Trần Thiện Thanh là một trong những ca sĩ – nhạc sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước năm 1975. Ông là một trong tứ trụ nhạc vàng cùng với Duy Khánh, Hùng Cường và Chế Linh. Nhật Trường có ba đời vợ và có sáu người con. Sau khi chia tay vợ đầu, ông kết hôn với nữ ca sĩ Kim Dung. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng của họ cũng đã kết thúc. Sau năm 1975, Nhật Trường ở lại Việt Nam và sau đó theo đoàn hát đi trình diễn ở các tỉnh. Ông sau đó sang Mỹ vào năm 1993 và gặp lại danh ca Mỹ Lan. Họ gắn bó với nhau cho đến khi Nhật Trường qua đời vào năm 2005.
Hastags: #Nhật #Trường #Trần #Thiện #Thanh #và #những #mối #tình #trong #đời