Câu chuyện về những người phụ nữ – Những người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ – Cực hay Thanhhaaudio

Câu chuyện kể về những người vợ, những người luôn đứng sau sự nghiệp thành công lẫy lừng của các nhạc sĩ. Họ luôn ở bên cạnh, hỗ trợ và đồng hành với chồng trong suốt quá trình sáng tác và biểu diễn âm nhạc. Mặc dù không nổi tiếng nhưng vai trò của họ rất quan trọng và đóng góp không nhỏ vào thành công của nhạc sĩ. Bài viết nhấn mạnh tình yêu và sự hi sinh của những người vợ trong việc ủng hộ chồng theo đuổi ước mơ âm nhạc..

Bạn đang xem bài viết về Câu chuyện về những người vợ – Người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nghệ sĩ nói chung và nhạc sĩ nói riêng, luôn được xem là những người sống phóng túng, đa tình. Đối với nhạc trữ tình Việt Nam, hầu hết các nhạc sĩ là nam, thường là đào hoa, được công chúng mến mộ, bóng hồng vây quanh, họ thường rất nhạy cảm, dễ rung động trước cái đẹp, có như thế thì họ mới viết thành những bài ca bất hủ để lại cho đời.

Vì vậy có thể nói rằng những người bạn đời của các nhạc sĩ thường là phải có tấm lòng bao dung và nhẫn nại lớn, nếu muốn gia đình được ấm êm, hạnh phúc. Ngoài vai trò là vợ nhạc sĩ, họ còn là tri âm, tri kỷ để có thể đồng hành cùng người bạn đời trong suốt hành trình nghệ thuật.

Trong bài viết này, xin nhắc về câu chuyện của những người vợ, người đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ nổi tiếng, và họ cũng đã cùng nhau chung sống cho đến lúc răng long đầu bạc. Những người vợ âm thầm đứng phía sau để lo lắng chu toàn cho gia đình để chồng có thể an tâm sáng tạo và sáng tác. Đôi khi, một số người vợ còn sẵn sàng thông cảm cho sự đào hoa của ông chồng nghệ sĩ, vì hơn ai hết, họ biết rằng nhạc sĩ viết nhạc bằng cảm xúc, đôi khi là cảm xúc ngoài luồng với những người phụ nữ khác. Không một bà vợ nào cảm thấy thoải mái nếu lâm vào hoàn cảnh đó, nhưng là một người vợ của nhạc sĩ, có nhiều người chấp nhận sống chung với điều đó.

Có thể nói sự hy sinh thầm lặng như vậy của những người vợ cũng đã góp phần giúp cho người nhạc sĩ có những sáng tác bất hủ để lại cho đời, mà vì nhiều lý do, họ chưa được công chúng tôn vinh tương xứng với vai trò đó của mình.

Kha Thị Đàng (vợ nhạc sĩ Châu Kỳ)


Nhạc sĩ Châu Kỳ đã từng trải qua cuộc hôn nhân thứ nhất với một giai nhân, đồng thời là danh ca nổi tiếng của thập niên 1950, đó là ca sĩ Mộc Lan – người trong mộng của nhiều nghệ sĩ thời ấy. Họ ở với nhau được 3 năm (1949-1952) thì cuộc tình nghệ sĩ tan vỡ. Ba năm sau, ông lập gia đình với bà Kha Thị Đàng và chung sống cho đến lúc ông qua đời năm 2008.

Xem bài khác

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc


Đám cưới nhạc sĩ Châu Kỳ – Kha Thị Đàng năm 1955

Nói về sự đào hoa và tính nghệ sĩ của chồng, bà Kha Thị Đàng từng cho biết: “Những chuyện tình của Châu Kỳ đau khổ, trắc trở nhưng mối tình của Châu Kỳ cùng những sáng tác của ông sẽ sống mãi trong lòng khán giả. Cuộc đời ông có nhiều bóng hồng, tôi làm vợ phải thông cảm cho chồng vì nhờ đó mới có nhiều ca khúc hay tặng đời”.

Châu Kỳ là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của âm nhạc Việt Nam, cũng là thế hệ tiên phong sáng tác nhạc vàng với rất nhiều ca khúc bất hủ đi vào lòng người, là tên tuổi lớn được người trong giới nghệ thuật kính trọng.

Tuy nhiên sau năm 1975, cùng chung số phận với các đồng nghiệp khác, cuộc đời của gia đình nhạc sĩ Châu Kỳ – Kha Thị Đàng bước sang một trang mới đầy sóng gió, và họ đã kề vai sát cánh nhau để cùng vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời.

Sau 1975, nhạc sĩ Châu Kỳ phải đi tập trung cải tạo. Bà Kha Thị Đàng nhớ lại: “Đó mới là quãng thời gian vất vả cực nhọc nhất của tôi bởi tôi vừa phải một mình nuôi các con vừa phải kiếm tiền để đi thăm nuôi anh ấy trong hoàn cảnh kinh tế chung của của đất nước rất khó khăn…”


Thời gian đó, người vợ trở thành trụ cột trong gia đình, cả về kinh tế lẫn tinh thần. Bà Đàng làm việc ở nhà máy giấy lương chỉ có 300 đồng nhưng mỗi tháng phải đi thăm nuôi chồng tiêu tốn hết những 1000 đồng, chưa kể tiền nuôi các con ăn học. Để trang trải tất cả những khoản tiền ấy, ngoài công việc chính là làm kế toán phát lương ở nhà máy giấy Tân Mai, bà còn phải thức khuya dậy sớm đi làm thêm ở ngoài.

Gánh nặng đè lên vai, nhưng bà không còn thời gian để buồn, vì toàn bộ thời gian là dành để lo toang, tất bật kiếm sống nuôi con và lo cho chồng.

Rồi những ngày tháng bĩ cực đó cũng qua, thời gian sau đó dù cuộc sống chưa hết vất vả nhưng họ được sống bên nhau mỗi ngày tràn đầy hạnh phúc cho đến lúc nhạc sĩ qua đời năm 2009.

Cố thi sĩ – soạn giả Kiên Giang đã nói về bà Kha Thị Đàng: “Châu Kỳ trở thành một nhạc sĩ tài danh trong thập niên 1960 là một người đào hoa, hào phóng, sống hết lòng với bạn bè. Sự nghiệp thành công của anh có công rất lớn của người vợ chịu thương chịu khó để cho chồng toàn tâm toàn ý sống với nghệ thuật mà anh đã chọn. Bà đúng là một người vợ của nghệ sĩ”.


Vũ Hà Tiên (vợ nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ)

Hiện nay, làng âm nhạc Việt Nam có hai nhạc sĩ trọng tuổi nhất vẫn còn trên dương gian này. Ở hải ngoại có nhạc sĩ Xuân Tiên, hiện ở Úc. Còn ở trong nước là nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ. Cả 2 cùng sinh năm 1921, và năm 2021, hai nhạc sĩ đại lão tiền bối này chính thức bước qua ngưỡng đại thọ 100 tuổi.

Năm 17 tuổi, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ gặp được bóng hồng định mệnh của đời mình, là nguồn xúc cảm để ông sáng tác thành ca khúc Giáo Đường Im Bóng bất hủ, sống mãi trong lòng nhiều thế hệ yêu nhạc suốt hơn 80 năm qua.

Người phụ nữ đó là Vũ Hà Tiên, lúc đó còn là một thiếu nữ 16 tuổi, nổi tiếng cả tài lẫn sắc ở Nam Định. Trong buổi văn nghệ, chàng đàn cho nàng hát, rồi khi trở về Hà Nội thì chàng trai 17 tuổi mang theo cả nụ cười duyên, ánh mắt đen lay láy trên gương mặt thanh tú, nét đẹp sắc sảo của cô gái tuổi trăng tròn. Vẻ đẹp đó chúng ta có thể thấy ở tấm hình cũ ở dưới đây.

Sau này, nhạc sĩ kể lại: “Trong kỳ nghỉ hè năm 1938 (lúc này còn là học sinh trường Thăng Long ở Hà Nội), tôi được mời tham gia biểu diễn đàn ghi-ta ở Nam Định. Ở đây tôi đã làm quen với cô nữ sinh Hà Tiên cũng đến đây đóng góp tiếng hát của mình. Sau buổi dạ hội ca nhạc, tôi được bạn bè cho biết là gia đình cô ấy theo đạo Thiên Chúa. Nghĩ mình là kẻ ngoại đạo nên mới viết nên “Giáo Đường Im Bóng” sau ngày ấy.”

Nhạc sĩ nói thêm rằng ở ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy, ông đã cảm thấy mình yêu người thiếu nữ đó. Sau đó họ có gặp nhau đôi ba lần, nhưng lại có những trắc trở. Ngày ấy, cách biệt giữa lương dân và giáo dân còn xa thăm thẳm, mang tâm tư tuyệt vọng vì nghĩ rằng không thể có cơ hội đến với nhau, nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã sáng tác ca khúc đầu tay “Giáo Đường Im Bóng” với niềm khắc khoải:

“Thánh giá xa vời lắm với chuông chiều ngân
Hồn thánh thót mưa dầm buồn tới âm thầm
Nơi giáo đường im bóng tôi thầm mong ngóng
Đắm đuối trên làn sóng mắt nàng huyền mơ…”


Click để nghe Thái Thanh hát Giáo Đường Im Bóng trước 1975 với lời giới thiệu của nhà văn Nguyễn Đình Toàn

Cô gái 16 tuổi có lẽ cũng có cảm tình và ngưỡng mộ chàng nhạc sĩ trẻ, nên dù ở xa nhau hàng trăm cây số, họ vẫn liên lạc thường xuyên với nhau qua thư từ. Ngay cả khi Hà Tiên cùng cả nhà di cư vào Vinh, thì mối duyên của họ cũng không bị gián đoạn. Sự kiên trì của nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ đã mang lại được kết quả mỹ mãn, ông mất đến 6 năm cố gắng để thuyết phục gia đình cô gái, vốn không không muốn gả con gái cho người ngoại đạo, nhưng cuối cùng thì mối tình lứa đôi cũng được thỏa nguyện bằng cái kết có hậu, một đám cưới được tổ chức năm 1944.

Vì phải rất khó khăn mới được ở bên nhau, nên họ luôn trân trọng những gì có được, từ đó về sau họ sống hạnh phúc bên nhau đến tận cuối đời.

Thời gian sau này, khi cả 1 đều đã ngoài 90 tuổi, nhạc sĩ từng nói: “Với tôi hạnh phúc nhất bây giờ là được hoàn toàn thanh thản trong ngôi nhà của mình, ngày ngày dạy các cháu chơi đàn, trò chuyện với bà lão tóc bạc, trong lúc bà ngồi nhặt rau hay nấu cơm”.

Bà Vũ Hà Tiên sinh cho nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ 8 người con, 5 trai và 3 gái. Ngày 4/10/2013, bà Vũ Hà Tiên qua đời ở tuổi 91, để lại cho nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ niềm nhung nhớ khôn nguôi: “Bà ấy mất đi là cú sốc tinh thần lớn với tôi. Đó là người tôi yêu thương nhất, là người hiểu tôi nhất, là người vợ hiền và cũng là mối tình đầu của tôi”.

Một điều thú vị nữa có thể nhiều người chưa biết, đó là bà Vũ Hà Tiên cũng là người trong mộng của một nhạc sĩ nổi tiếng khác của tân nhạc là Lê Thương. Điều này được nhạc sĩ Phạm Duy tiết lộ trong hồi ký như sau:

“Tại thành phố Vinh tôi được làm quen – một cách không trực tiếp với một người tôi rất phục tài là nhạc sĩ Lê Thương, qua một người con gái tên là Hà Tiên… Bây giờ tôi biết chắc chắn rằng khi soạn ra bài hát nhan đề “Nàng Hà Tiên”, quả thực rằng nhạc sĩ Lê Thương có yêu một người con gái có xương có thịt mang tên Hà Tiên… Chẳng lẽ một người đàn anh mà mình kính phục là Lê Thương đã yêu cô gái đẹp và viết ra một truyện ca tuyệt vời mà mình lại có thể dửng dưng trước cô ta hay sao? Tôi bèn bắt chước ông anh nhưng dở hơn chàng Lê Thương, tôi chẳng soạn được một câu nhạc nào cho nàng tiên này cả”.

Nữ danh ca Minh Diệu (vợ nhạc sĩ Mạnh Phát)

Thập niên 1950, có 3 đôi song ca nổi tiếng nhất và nhận được nhiều mến mộ nhất của khán giả nghe nhạc ở Sài Gòn. Có một điều trùng hợp, đó là cả 3 đôi song ca này đều là vợ chồng và có liên quan đến xứ Huế, đó là Châu Kỳ – Mộc Lan, Mạnh Phát – Minh Diệu và Nguyễn Hữu Thiết – Ngọc Cẩm. (Châu Kỳ, Minh Diệu và Ngọc Cẩm là người Huế).

Một điều trùng hợp nữa, đó là 3 người đàn ông trong 3 đôi song ca này cũng là những nhạc sĩ nổi tiếng: Châu Kỳ, Nguyễn Hữu Thiết, và Mạnh Phát. Trước khi trở thành một trong những nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng nhất với nhiều ca khúc bất hủ như Nỗi Buồn Gác Trọ, Dấu Chân Kỷ Niệm, Vọng Gác Đêm Sương,… nhạc sĩ Mạnh Phát là ca sĩ thế hệ thứ 2 của tân nhạc nổi tiếng từ cuối thập niên 1940.

Nhạc sĩ Mạnh Phát

Ngay sau khi học xong bậc trung học, ông đã được mời hát cho hai hãng đĩa danh tiếng là Béka và Asia. Thời đỉnh cao của sự nghiệp ca sĩ, ông thường hát trên Đài phát thanh Pháp Á chung với nữ danh ca Minh Diệu, người sau này là vợ của ông.

Không có nhiều thông tin về danh ca Minh Diệu, chỉ biết là bà người Huế, được tác giả Hồ Trường An mô tả là hơi thấp người, mặt dịu hiền nhưng không đẹp lắm. Bà ăn mặc đơn giản, nhã đạm, không ra dáng dấp nghệ sĩ, nhưng có giọng hát êm dịu ngọt ngào và rất trong trẻo.

Gần cuối thập niên 1940 và bước qua 3 năm đầu của thập niên 1950, tiếng hát Minh Diệu rất ăn khách tạo ra được một hiện tượng trong lĩnh vực tân nhạc đang dần được giới sinh viên – trí thức say mê.


Click để nghe Mạnh Phát – Minh Diệu song ca 2 bài Dư Âm (Nguyễn Văn Tý) và Bến Nước Tình Quê (Mạnh Phát)

Một điều đặc biệt nữa là vợ chồng nhạc sĩ Minh Diệu – Mạnh Phát đã có công nuôi dưỡng, dạy hát và trực tiếp đưa ca sĩ Thanh Tuyền từ một nữ sinh quê mùa trở thành một trong những nữ danh ca nhạc vàng nổi tiếng nhất. Đó là vào khoảng đầu thập niên 1960, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phát hiện ra một nữ sinh ở Đà Lạt có giọng hát khỏe khoắn đầy nội lực thanh xuân, nên đã mang về Sài Gòn nhận làm học trò, đặt cho nghệ danh là Thanh Tuyền. Lúc đó ông còn độc thân nên đã gửi Thanh Tuyền đến nhà người bạn là Mạnh Phát, và gia đình Mạnh Phát – Minh Diệu đã xem cô như là con gái trong nhà, hết lòng truyền thụ những kiến thức và kinh nghiệm mà họ có được trong nhiều năm ca hát.

Sau này, ca sĩ Thanh Tuyền nói rằng ngoài nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã hết lòng nâng đỡ cô rất nhiều trong những bước đầu của sự nghiệp, cô còn mang ơn đôi vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Phát – Minh Diệu rất nhiều.

Đôi song ca Mạnh Phát – Minh Diệu

Một điều đáng tiếc là nhạc sĩ tài hoa Mạnh Phát vắn số, qua đời từ năm 1973, khi mới 47 tuổi. Danh ca Minh Diệu sống một mình âm thầm và đã qua đời cách đây vài năm tại Sài Gòn.

Nói về những người vợ nổi tiếng của các nhạc sĩ nổi tiếng, trong tân nhạc Việt Nam còn có rất nhiều trường hợp đặc biệt đáng để nói tới, như vợ của các nhạc sĩ Phạm Duy, Văn Cao, Hoàng Thi Thơ, Đoàn Chuẩn, Hoài Linh,… đều là những người vợ đã gắn bó với nhạc sĩ đến phút cuối của cuộc đời. Những câu chuyện đó xin dành cho phần sau của bài viết.

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Những người vợ của nhạc sĩ thường phải có lòng bao dung và nhẫn nại, đồng hành cùng người bạn đời trong sự nghiệp nghệ thuật. Họ phải thông cảm cho tính đào hoa của chồng và hy sinh thầm lặng cho gia đình. Bài viết giới thiệu về hai người vợ của nhạc sĩ Châu Kỳ và Nguyễn Thiện Tơ. Vợ nhạc sĩ Châu Kỳ – bà Kha Thị Đàng, đã hy sinh nhiều để ông có thể sáng tạo, trong khi vợ nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ – bà Vũ Hà Tiên, đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác nhiều ca khúc bất hủ.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Câu chuyện về những người vợ – Người thầm lặng đứng sau sự nghiệp lẫy lừng của các nhạc sĩ chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Câu #chuyện #về #những #người #vợ #Người #thầm #lặng #đứng #sau #sự #nghiệp #lẫy #lừng #của #các #nhạc #sĩ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *