Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tác giả của các bài hát Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc… – Thẩm âm Thanhhaaudio

Anh Việt Thu là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam, với những tác phẩm nổi tiếng như Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc và nhiều tác phẩm khác. Ông đã có một cuộc đời và sự nghiệp đầy ấn tượng, sáng tác ra những bản nhạc mang đậm sắc thái trữ tình, truyền cảm và gắn bó với người nghe. Anh Việt Thu đã góp phần làm thay đổi diện mạo âm nhạc Việt Nam và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người hâm mộ..

Bạn đang xem bài viết về Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tác giả Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Anh Việt Thu là 1 trong những tên tuổi tiêu biểu của dòng nhạc vàng Việt Nam, tuy chỉ có vỏn vẹn 37 năm tuổi đời nhưng ông cũng đã tạo ra được một sự nghiệp âm nhạc đồ sộ với rất nhiều ca khúc bất tử: Hai Vì Sao Lạc, Đa Tạ, Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Nhớ Nhau Hoài, Cuốn Theo Chiều Gió, Gió Về Miền Xuôi, Giòng An Giang, Mùa Xuân Đó Có Em…

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939 tại Campuchia, nhưng đến năm 1940 thì được làm giấy khai sinh tại làng An Hữu, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Ông là anh cả trong gia đình với 3 người em là Huỳnh Hữu Phi Long, Huỳnh Thị Kim Phụng, Huỳnh Hữu Việt Thu.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu thời niên thiếu

Vì người có em út tên là Việt Thu, nên sau này khi viết nhạc, ông đã lấy bút danh là Anh Việt Thu (anh của Việt Thu), như là một cách luôn tự nhắc mình về trách nhiệm của người anh cả luôn bảo bọc cho các em.

Thuở nhỏ ông theo học trường làng Tân Bình – Vĩnh Long, sau đó là trường quận Cái Bè, trường tỉnh Mỹ Tho, đến năm 1950 được lên Sài Gòn để học trung học tại trường Nguyễn Công Trứ ở đường Hai Bà Trưng – Sài Gòn. Tại đây Anh Việt Thu được người bạn cùng lớp là Ngô Văn My chỉ dẫn những nốt nhạc đầu tiên trên cây đàn guitar, từ sau đó thì ông tự học thêm bằng năng khiếu của mình.


Nhạc sĩ Anh Việt Thu (bên trái)

Năm 1956, khi mới 17 tuổi, Anh Việt Thu thi vào trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn vừa mới được thành lập và trở thành một trong những khoá sinh đầu tiên của ngôi trường âm nhạc nổi tiếng này. Tại đây, ông lần lượt được học các môn nhạc pháp, nhạc sử, hòa âm, đối âm, tấu âm, sáng tác và dương cầm với các giáo sư âm nhạc Hùng Lân, Nguyễn Văn Huấn, Nguyễn Phụng, Ngô Duy Linh, Hải Linh, Nghiêm Phú Phi, Võ Đức Thu…

Xem bài khác

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc


Một trong những ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Anh Việt Thu là Giòng An Giang, được ông sáng tác trong cùng năm 1956 khi mới 17 tuổi, đến nay vẫn còn được công chúng yêu thích, được giới nhà nghề đánh giá cao vì giai điệu và lời ca đều hay và có chiều sâu.

Cũng trong thời gian này, ông sáng tác một loạt ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp khi vẫn còn đi học là Ngược Giòng Cửu Long, Những Niềm Thương Mến, Đường Này Anh Về Đâu… dù không được nhiều người biết đến, nhưng vẫn được nhạc sĩ Lê Mộng Bảo – nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam khuyến khích và cho in ra phổ biến  để ông có tiền ăn học.


Niên khóa 1958-1959, Anh Việt Thu là trưởng đoàn văn nghệ Tổng hội Sinh viên Quốc gia. Năm 1963, sau hơn 7 năm học tập và nghiên cứu về âm nhạc, ông đệ trình luận án âm nhạc tại nhạc viện Tokyo – Nhật Bản, sau đó được tốt nghiệp hạng ưu tại trường Quốc Gia Âm Nhạc khóa đầu tiên.

Một năm sau, nhạc sĩ Anh Việt Thu về Tây Ninh để dạy nhạc cho trường phổ thông Trần Hưng Đạo, nay là trường THPT Tây Ninh. Cũng trong thời gian này, ông cho ra mắt ca khúc nổi tiếng Tám Điệp Khúc.

Về hoàn cảnh sáng tác ca khúc Tám Điệp Khúc, nhiều người nhầm tưởng rằng bài hát được sáng tác vào năm 1974, dựa theo câu hát nổi tiếng có trong bài là: “Mẹ Việt Nam ơi, hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về” Với lập luận 20 năm trong câu hát này là mốc thời gian 1954-1974.

Tuy nhiên nếu nhìn lại 1 phiên bản nhạc tờ đã được phát hành trong hình bên dưới, ghi ngày cấp phép là 05 tháng 12 năm 1965, vậy chắc chắn là Tám Điệp Khúc phải được sáng tác vào năm 1965 hoặc trước đó, và câu hát “20 năm ngăn lối rẽ đường về” của nhạc sĩ Anh Việt Thu có thể là muốn nói về mốc thời gian từ năm 1945 (khi Pháp quay lại tái chiếm Việt Nam) cho đến thời điểm bài hát ra đời.


Về tính cách của nhạc sĩ Anh Việt Thu, ông được bạn bè nhận xét là một người ít nói, hiền lành, sống nhiệt tình. Thời gian đi dạy nhạc ở Tây Ninh, tuy lương bổng rất khá, nhưng do tính tình nghệ sĩ nên ông vẫn cứ túng thiếu, thậm chí phải bán cả radio để trả tiền thuê nhà (thời đó chiếc radio rất quý, mà nhạc sĩ thì càng quý radio hơn vì đó là phương tiện để nghe nhạc trên đài).

Năm 1965, ông lập gia đình với một nữ sinh Gia Long tên là Nguyễn Nữ Hiệp, cũng là người hâm mộ những sáng tác của ông, sau khi vượt qua được những sóng gió bởi sự ngăn cấm của gia đình.

Đám cưới nhạc sĩ Anh Việt Thu, ngoài cùng bên trái là nhạc sĩ Hà Phương, kế đó là nhạc sĩ Phạm Minh Cảnh. Ngoài cùng bên phải là tài tử Trần Quang

Từ năm 1965 đến năm 1966, Anh Việt Thu thành lập đoàn Du ca Phù Sa gồm với nhiều nhạc sĩ cùng quê là Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh, đi hát từ Cần Thơ ra đến Huế.

Năm 1966, ông là huấn luyện viên tại các khóa huấn luyện Thanh Ca Tác Động do Bộ Thanh Niên tổ chức tại Sài Gòn, cùng với Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đức Quang, Phương Oanh, Nguyễn Thanh, Ngô Mạnh Thu,… Khóa sinh do Ty Thanh Niên ở các tỉnh tuyển chọn và đưa về dự. Đây tiền thân của Phong Trào Du Ca Việt Nam.

Cùng trong năm 1966, Anh Việt Thu sáng tác 1 trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp là Đa Tạ. Bài hát này có giai điệu và lời ca rất nhẹ nhàng, tình cảm, nhưng ẩn sâu trong đó là thông điệp phản ᴄhιến, mong thanh bình về lại trên quê hương.

Từ năm 1966 – 1968, ông cùng với người bạn thân là thi sĩ Thiên Hà cùng chủ trương chương trình Phù Sa (ca-ngâm-diễn-đọc) và Tuần báo văn nghệ truyền thanh trên Đài Vô tuyến Việt Nam.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu (bên phải) và thi sĩ Thiên Hà

Cũng trong thời gian này, ông phổ nhạc cho nhiều bài thơ của Thiên Hà, trong đó nổi tiếng nhất là Nhớ Nhau Hoài Gió Về Miền Xuôi – 2 ca khúc rất quen thuộc với khán giả yêu nhạc vàng.

Sang năm 1971, ông có riêng chương trình Giờ âm nhạc Anh Việt Thu trên Đài Vô tuyến Truyền hình, hợp tác với hãng dĩa Việt Nam thực hiện những băng nhạc mang đậm tình quê có chủ đề Thương Quá Việt Nam, Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam.


Click để nghe băng nhạc Thương Quá Việt Nam

Ngoài ra ông cũng tự thực hiện 1 riêng cho mình băng nhạc mang tên Băng Nhạc Anh Việt Thu:


Click để nghe Băng Nhạc Anh Việt Thu

Về cuối đời, ông làm việc tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh quân đội chung với nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và Phạm Minh Cảnh.

Những sáng tác của nhạc sĩ Anh Việt Thu thường gợi nét buồn quê hương với những giai điệu nhẹ nhàng, điển hình là Gió Về Miền Xuôi, Đa Tạ… Tình yêu trong nhạc của ông thường đi liền với tình yêu quê hương, đất nước: Tám Điệp Khúc, Mùa Xuân Đó Có Em… Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã nhận xét rằng Anh Việt Thu đã viết nhạc với tâm hồn đôn hậu của người miền Nam, ít cầu kỳ, cả trong giai điệu lẫn ca từ. Có lẽ vì vậy mà nhạc của ông dễ đi vào lòng người và được công chúng đón nhận.

Nhạc sĩ Anh Việt Thu qua đời ngày 15 tháng 3 năm 1975 tại Sài Gòn vì căn bệnh hoại thận, sau 103 ngày chạy chữa tại khắp các bệnh viện Tây Y – Đông Y là Grall, Tổng Y Viện Cộng Hòa và cuối cùng là Y Viện Quảng Đông.

nhacxua.vn biên soạn

Nhạc sĩ Anh Việt Thu là một trong những tên tuổi nổi tiếng của nhạc vàng Việt Nam. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc bất tử như Hai Vì Sao Lạc, Đa Tạ, Tám Điệp Khúc. Ông bắt đầu sự nghiệp từ năm 1956 và đã tốt nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Ông cũng là huấn luyện viên và sáng tác cho nhiều nghệ sĩ và đoàn hát. Nhạc sĩ Anh Việt Thu có tính cách ít nói, hiền lành và sống nhiệt tình. Những sáng tác của ông thường mang nét buồn quê hương và tình yêu đất nước.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu – Tác giả Tám Điệp Khúc, Người Ngoài Phố, Hai Vì Sao Lạc… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Anh #Việt #Thu #Tác #giả #Tám #Điệp #Khúc #Người #Ngoài #Phố #Hai #Vì #Sao #Lạc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *