Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã tạo ra album Kinh Khổ với tiếng hát của nghệ sĩ Khánh Ly để thể hiện cuộc đời của mình thông qua 12 ca khúc. Album này phản ánh cuộc sống đầy khó khăn và gian truân của Trầm Tử Thiêng. Những bài hát trong album mang đậm nét tâm hồn của người sáng tác và thể hiện cảm xúc sâu sắc về tình yêu, niềm đau và hy vọng. Kinh Khổ là một tác phẩm âm nhạc xuất sắc, thể hiện sự tài năng và sự đau lòng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng..
Trong thời gian khoảng 40 năm qua của làng nhạc hải ngoại, có lẽ đã có hàng chục ngàn loại băng đĩa đã được phát hành. Mở rộng hơn nữa là trước đó, vào thời kỳ vàng son của văn nghệ miền Nam, đó là thập niên 1960 của dĩa nhựa và thập niên 1970 của các loại băng magnetic, cũng đã có hàng hàng băng dĩa đã được ra mắt công chúng.
Với số lượng băng đĩa khổng lồ như vậy, để chọn ra một hoặc vài đĩa nhạc tiêu biểu nhất là không thể. Với quan điểm rất cá nhân của người viết bài này, một người đã nghe và tìm hiểu về các dòng nhạc mình yêu mến từ rất lâu, tôi xin chọn ra một album mà mình thấy hay nhất, đỉnh cao nhất, và đã nghe hàng ngàn lần, đó là Album CD Kinh Khổ của ca sĩ Khánh Ly, với toàn bộ trong đó là nhạc tình ca của Trầm Tử Thiêng được ông sáng tác cả trước và sau năm 1975.
Có thể nói, nghe lại 12 ca khúc trong album Kinh Khổ, chúng ta như nhìn lại cả một cuộc đời nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng được tua nhanh, mà trong đó đa số là nỗi buồn. Toàn bộ các ca khúc này đều rất buồn, một nỗi buồn không hoàn toàn giống với vô số tình khúc buồn khác của dòng nhạc trữ tình Việt Nam. Nhạc buồn của Trầm Tử Thiêng rất da diết, ray rứt và khắc khoải. Có lẽ là bởi vì không có một nhạc sĩ nào có cuộc đời giống như nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người có nội tâm phức tạp, và có cuộc đời lẫn cuộc tình đi qua nhiều thăng trầm.
Click để nghe album Kinh Khổ (full)
Những bài hát buồn này, với giọng hát ma mị của Khánh Ly, hòa âm của nhạc sư Lê Văn Thiện, trở thành một sự kết hợp hoàn hảo.
12 trong bài hát này nói về hai chủ đề chính: Tình yêu và thân phận, là 2 khía cạnh nổi trội đã gắn liền với nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng: Tình yêu khắc khoải, thân phận nổi trôi.
Mở đầu CD là bài hát Kinh Khổ, một ca khúc được xây dựng chủ yếu chỉ với 4 nốt nhạc, và có thể nói trong lịch sử tân nhạc, đây là lần duy nhất có một ca khúc nổi tiếng chỉ được xây dựng cơ bản ở trên 4 nốt nhạc. Cũng vì vậy mà nhịp bài hát đều đều giống như một lời kinh cầu, lời cầu nguyện cho quê hương, cho một thế hệ buồn.
Mẹ ngồi nguyện cầu hằng bao đêm
Lời kinh vọng xa thật êm đềm
Mẹ cầu cho con.
Vượt qua ngày tròn
Mẹ cầu cho em tuổi trời xanh còn nguyên đừng biến mất
Click để nghe Kinh Khổ
2 ca khúc tiếp theo trong CD này là Hối Tiếc và Mười Năm Yêu Em. Có thể nói một nửa sau cuộc đời của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng mang sâu nặng một nỗi niềm hối tiếc. Như một niềm dự cảm lạ đời, bài Hối Tiếc mà ông viết trước năm 1975, sau này đã thành hiện thực.
Click để nghe Hối Tiếc
Ông hối tiếc về điều gì? Hãy nghe lời ông tâm sự:
“Trong đời, tôi chưa làm điều gì sai phải hối hận nhưng việc từ chối không đi Mỹ theo gia đình chị Tần là việc tôi làm rất sai.”
“Chị Tần” trong lời nói của ông là bà Đỗ Thái Tần, cũng là người tình gần như là duy nhất trong đời của vị nhạc sĩ tài hoa này. Họ yêu nhau từ thời còn rất trẻ, nhưng vì gia đình của cô gái rất giàu, nên sự môn đăng hộ đối đã nhiều lần ngăn cản họ đến với nhau. Đến năm 1970, khi nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã 33 tuổi thì họ mới chính thức thành vợ chồng, không còn bị gia đình ngăn cấm. Tuy nhiên lúc này bà Tần đã có 2 con với người chồng trước, và nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng vẫn chấp nhận, thương như con ruột của mình.
Hạnh phúc chỉ được vài năm thì biến cố 1975 ập đến, lần này là thời cuộc chia lìa hai người: bà Tần đi di tản cùng gia đình, nhưng Trầm nhạc sĩ thì ở lại, lặng lẽ tiễn chân vợ và hai con chia phôi biền biệt, cách một đại dương. Nhưng vì sao thời điểm đó Trầm Tử Thiêng ở lại mà không đi cùng vợ con? Đó là vì đã xảy ra những việc làm cho nhạc sĩ có quyết định ở lại, và như ông nói bên trên, đó là quyết định duy nhất trong đời đã làm cho ông sau này phải hối hận. Chỉ vì cái tôi quá lớn mà nhạc sĩ đã tự tay đánh mất hạnh phúc tình yêu duy nhất của đời mình.
Theo bài viết của tác giả Nguyễn Ngọc Chấn – là một người bạn, người đồng nghiệp của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, thì vào tháng 4 năm 1975, khi quyết định rời Việt Nam trong cơn biến động, cha của bà Tần ngỏ ý cho ghép tên chàng rể vào danh sách di tản chính thức. Thời điểm đó, rất khó để có một suất như vậy, nhưng vì tự ái, vì những việc đã xảy ra trong quá khứ, nhạc sĩ đã từ chối, viện cớ còn mẹ già em dại. Đó là quyết định sai lầm nhất trong đời ông, bởi vì suốt quãng đời còn lại, ông luôn phải sống với nỗi hoài mong diệu vợi.
Năm 1985, tròn 10 năm kể từ thời điểm định mệnh, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng đã sáng tác Mười Năm Yêu Em, như lời khẳng định về sự thủy chung của mình, dù thời gian có qua bao, thì tình yêu đã vẫn là mãi mãi:
Dường như trong ta em có điều tuyệt vọng
Dường như trong em ta vẫn đầy hoài mong
Mười năm yêu em cũng sẽ là mãi mãi…
Click để nghe Mười Năm Yêu Em
Bài hát thứ 4 của CD cũng là một bài hát sáng tác trước năm 1975, đã từng được danh ca Thái Thanh hát lần đầu, đó là Tưởng Không Còn Nhìn Thấy Nhau, bài hát đã nói đúng tâm trạng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng trong 10 năm xa cách người:
Tưởng không còn nhìn thấy nhau
Thuở tình em đem thuộc về người
Tưởng không còn nhìn thấy nhau
Thuở lòng anh nặng trĩu cơn đau
Tưởng không còn lôi kéo nhau
Đến cuối đường giăng mắc vực sâu
Tưởng không còn làm khổ nhau
Kể từ đêm khăn gói xa nhau
Click để nghe Tưởng Không Còn Nhìn Thấy Nhau
Kể từ đêm khăn gói xa nhau, người vượt trùng khơi để qua bên kia bờ đại dương, tưởng là không còn được gặp lại nhau lần nữa. Bài hát được sáng tác trước đó nhiều năm, nhưng lại thể hiện đúng tâm trạng của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sau này.
Tưởng không còn nhìn thấy nhau nữa, nhưng cuối cùng vẫn gặp được nhau, đó lại là cái mốc 10 năm: Năm 1985, nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng sang được Mỹ với sự bảo trợ của ca sĩ Thanh Thúy, và việc đầu tiên ông làm đó là cố tìm và liên lạc được với vợ. Lần đầu tiên sau 10 năm họ gặp lại nhau là lúc bà Tần tìm đến căn nhà mà nhạc sĩ đang ở thuê. Tuy nhiên đó cũng là lúc Trầm Tử Thiêng ngỡ ngàng và đau khổ khi biết là sau 10 năm dâu bể, bà Tần đã lập gia đình và đang sống hạnh phúc. Tuy tuyệt vọng, nhưng nhạc sĩ vẫn không hề trách người phụ tình, mà trách mình nhiều hơn vì 10 năm trước đó vì tự ái nên đã bỏ lỡ cơ hội đi theo để cùng có nhau.
Những ai đã sống vào thời điểm đó thì sẽ biết rằng một khi đã ra đi qua bên bờ đại dương thì không bao giờ nghĩ rằng có thể gặp lại được, chỉ biết xuôi theo dòng đời, theo số phận sắp đặt. Hơn nữa bà Tần ra đi chỉ một mình với 2 con, có lẽ bà cũng tủi thân vì chồng từ chối đi cùng. Cuộc sống lạc loài nơi xứ người, bà cũng cần có một bờ vai để nương tựa…
Sau lần gặp lại trên xứ người đó, họ vẫn quý trọng nhau và tình cảm của họ vĩnh viễn là một kỷ niệm đẹp trong quá khứ. Kể từ sau đó, không ai thấy nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng (lúc đó mới 48 tuổi) tay trong tay với một bóng hồng nào nữa.
Bài hát tiếp theo là Tình Cuối Tình Đầu, một sáng tác trước năm 1975, nhưng một lần nữa thể hiện đúng tâm trạng của nhạc sĩ vào thời điểm sau năm 1985 trên xứ người:
Đêm lắng sâu cho hồn rơi vỡ từng cơn mưa
Tình yêu đó phải chăng người
Từ đêm nay sao bơ vơ lạ đời
Ta thoáng nghe như vài cơn lốc về đêm nay
Một niềm mơ, một trời mơ
Hẹn người đến cho ta tình cuối mùa
Click để nghe Tình Cuối Tình Đầu
Từ đêm nay sao bơ vơ lạ đời? Mười năm đợi chờ, dù mang nặng niềm hối tiếc nhưng nhạc sĩ chưa bao giờ thôi nuôi hy vọng. Nhưng từ đêm nay niềm hy vọng đã tiêu tan, chỉ còn lại một nỗi bơ vơ lạ đời. Từ lúc đó, câu hát được viết từ trẻ đã ứng nghiệm:
Ta thương đời về chiều
Ta thương ta, ta thương ta ngày mai…
Những bài hát nối tiếp sau đó nối dài một chuỗi ngày suy niệm về cuộc đời, nhớ tiếc cuộc tình:
Chợt Nghĩ Về Hai Nơi
Anh đứng bên này,
Em đứng bên kia
Thấp thỏm ngày ngày, mơ cùng một phía
Với những đêm vui tàn dần trước mặt
Và những ngày buồn níu mãi sau lưng
Click để nghe Chợt Nghĩ Về Hai Nơi
Mộng Sầu
Tình mình bây giờ như mưa trên sông
Mưa đầu sông, mưa cuối sông
Tình mình bây giờ như cơn gió đông,
Gió đầu đông, gió cuối đông…
Click để nghe Mộng Sầu
Một Thời Uyên Ương
Từ mai bước chân người về cuối ngày
Nghe đời mình ôi oan trái
Đếm từng giấc mơ phai…
Click để nghe Một Thời Uyên Ương
Tưởng Niệm
Ta nghiêng tai nghe lại cuộc đời,
thì hãi hùng hoàng hôn trờ tới
Ta nghiêng vai soi lại tình người,
thì bóng chiều chìm xuống đôi môi
Click để nghe Tưởng Niệm
Một Thời Để Nhớ
Ta nhớ em nắng chờ buổi sáng
Ta nhớ em mưa hẹn buổi chiều
Như bước nai nhớ về con suối thân yêu
Click để nghe Một Thời Để Nhớ
Gửi Em Hành Lý
Gởi em mang đi một khung trời tối
Triền miên chia ly, triền miên lửa khói
Từng trăm năm sống buồn phiền, sống thiếu bình yên…
Click để nghe Gửi Em Hành Lý
Đến cuối cùng, vài năm sau xa quê hương, đối diện với nỗi bơ vơ lạc loài trên xứ người, nhạc sĩ lại nhớ về quê hương ngày cũ:
Đêm Nhớ Về Sài Gòn
Ta như cậu bé mồ côi
Cố vui cuộc sống nhỏ nhoi
Cố quên ngày tháng lẻ loi để lớn…
Click để nghe Đêm Nhớ Về Sài Gòn
Đông Kha (nhacxua.vn)
Trong suốt 40 năm qua, đã có hàng chục ngàn loại băng đĩa hải ngoại được phát hành. Trong thập kỷ 1960 và 1970, có hàng tá album đã được ra mắt công chúng. Một trong những album nổi bật nhất là “Kinh Khổ” của ca sĩ Khánh Ly, với toàn bộ là nhạc tình ca của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Album này bao gồm 12 ca khúc buồn, thể hiện nỗi buồn và đau khổ trong cuộc đời của nhạc sĩ. Một trong những ca khúc nổi bật là “Hối Tiếc” và “Mười Năm Yêu Em”. Album này trở thành một sự kết hợp hoàn hảo giữa giọng hát của Khánh Ly và hòa âm của nhạc sư Lê Văn Thiện.
Hastags: #Cuộc #đời #của #nhạc #sĩ #Trầm #Tử #Thiêng #qua #khúc #trong #album #Kinh #Khổ #tiếng #hát #Khánh