Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn ghi âm trước năm 1975 – Cập nhật Thanhhaaudio

Danh ca Lệ Thu là một ca sĩ nổi tiếng của Việt Nam thời kỳ trước 1975. Cô đã thu âm 15 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Những bài hát này vẫn được yêu thích và nhớ đến cho đến ngày nay. Nhưng sau năm 1975, do tình hình chính trị thay đổi, danh ca Lệ Thu đã rời bỏ nước mình và không còn tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Tuy nhiên, những ca khúc thu âm trước 1975 của cô vẫn là một phần văn hóa âm nhạc quý giá của Việt Nam..

Bạn đang xem bài viết về Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn thu âm trước 1975 tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Từ cuối thập niên 1960, Trịnh Công Sơn cùng với Khánh Ly trở thành cặp đôi ca sĩ – nhạc sĩ huyền thoại, được giới thanh niên – sinh viên yêu thích, thì trước đó không lâu, Lệ Thu chính là ca sĩ đầu tiên gắn bó với nhạc Trịnh, đã cùng với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đi hát du ca ở khắp các trường đại học quanh Sài Gòn.

Trong lần đầu tiên đứng trên sân khấu để hát ở phòng trà Bồng Lai, danh ca Lệ Thu – khi đó 18 tuổi – đã chọn hát bài Tà Áo Xanh (Dang Dở) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn. Tuy nhiên sau đó, trong những năm đầu ca hát chuyên nghiệp, cô chủ yếu hát nhạc nước ngoài, rồi sau đó mới chuyển sang hát nhạc Việt, và ca khúc đầu tiên mà Lệ Thu thu âm trong dĩa nhựa chính là 1 ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn: Xin Mặt Trời Ngủ Yên. Liền ngay sau đó, những bài nhạc Trịnh khác như Hạ Trắng, Lời Buồn Thánh đã góp phần đưa Lệ Thu trở thành một “nữ hoàng phòng trà” của Saigon vào giữa thập niên 1960.

Thời gian sau đó, Lệ Thu đã cùng vị nhạc sĩ tài hoa hát du ca khắp các trường đại học, như Luật Khoa, Văn Khoa, Y Khoa… Tuy nhiên, mối duyên âm nhạc giữa Trịnh Công Sơn và Lệ Thu đã không thể trở thành cặp đôi huyền thoại như với Khánh Ly sau này, bởi hát du ca chỉ một thời gian, trong một lần hát ở Đại học Dược Khoa, Lệ Thu nói với Trịnh Công Sơn rằng đó là lần cuối cô đi hát du ca như vậy, vì đã nhận lời Jo Marcel hát độc quyền cho phòng trà Queen Bee.

Tuy không còn gắn bó với nhạc Trịnh nhiều như Khánh Ly, nhưng sau đó Lệ Thu vẫn tiếp tục hát và thu thanh rất nhiều ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, mời bạn nghe lại sau đây:

Hạ Trắng


Ca khúc Hạ Trắng nổi tiếng qua giọng hát ma mị của Khánh Ly. Tuy nhiên Lệ Thu mới là người đầu tiên hát ca khúc này.

Xem bài khác

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc


Gọi nắng!
Trên vai em gầy đường xa áo bay
Nắng qua mắt buồn lòng hoa bướm say
Lối em đi về trời không có mây
Đường đi suốt mùa nắng lên thắp đầy


Click để nghe Hạ Trắng thu âm trước 1975

Lời Buồn Thánh


Bài hát được sáng tác vào khoảng năm 1964 khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm “ông giáo” trên cao nguyên B’lao, sau đó được ông gửi về Sài Gòn để Bạch Yến, sau đó là Lệ Thu hát tại khắp các phòng trà.

Chiều chúa nhật buồn
Nằm trong căn gác đìu hiu
Ôi tiếng hát xanh xao của một buổi chiều
Trời mưa, trời mưa không dứt
Ô hay mình vẫn cô liêu


Click để nghe Lời Buồn Thánh thu âm trước 1975

Xin Mặt Trời Ngủ Yên


Một trong những sáng tác dành tặng cho người tình Dao Ánh của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Bài hát này cũng đánh dấu một cột mốc trong sự nghiệp đầy rực rỡ của danh ca Lệ Thu, lần đầu tiên cô thu âm vào dĩa nhựa là bài hát Xin Mặt Trời Ngủ Yên.

https://www.youtube.com/watch?v=CuzQZ9aULx0
Click để nghe Xin Mặt Trời Ngủ Yên thu âm trước 1975

Một ngày, ngày đã qua
Ôi một ngày, ngày chóng qua
Một chiều một ngày âm thầm đã
Đã trôi đi không còn gì…

Dấu Chân Địa Đàng

Năm 1964, khi màn đêm buông xuống trên vùng cao nguyên lạnh giá, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở trọ trong căn nhà giữa rừng thông reo, cõi lòng gợi lên những nét suy tư về thời cuộc, về phận đời – phận người, và ông đã ghi lại không gian đó, tâm trạng đó vào trong bài hát mang tên Tiếng Hát Dạ Lan, nghĩa là lời hát đến từ một loài hoa toả hương vào ban đêm. Sau đó bài hát được đổi tên thành Dấu Chân Địa Đàng. Bài hát này cũng được viết cho Dao Ánh…

Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mấy miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm…


Click để nghe Dấu Chân Địa Đàng thu âm trước 1975

Còn Tuổi Nào Cho Em

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết Còn Tuổi Nào Cho Em khi chỉ mới 25 tuổi, để dành tặng cho nàng Dao Ánh 15 tuổi. Trong một bức thư tình năm 1964, chàng nhạc sĩ viết: “Ánh có buồn lắm không. Hãy ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt đó. Anh đã nói như thế trong lời ca Còn Tuổi Nào Cho Em cho Ánh, có bằng lòng thế không?”


Click để nghe Còn Tuổi Nào Cho Em thu âm trước 1975

Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may…

Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

Một nhạc phẩm khác, cũng dành cho Dao Ánh, một khúc ru dành cho tình nhân…


Click để nghe Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng thu âm trước 1975

Ru mãi ngàn năm giòng tóc em buồn
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
Trên mùa lá xanh ngón tay em gầy
Nên mãi ru thêm ngàn năm…

Biển Nhớ

Một trong những bài tình ca đầu tiên trong sự nghiệp của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, được sáng tác trong thời gian ông học trường Sư Phạm ở Qui Nhơn.


Click để nghe Biển Nhớ thu âm trước 1975

Ngày mai em đi
biển nhớ tên em gọi về
gọi hồn liễu rũ lê thê
gọi bờ cát trắng đêm khuya…

Như Cánh Vạc Bay

Trong văn chương, thơ ca Việt Nam xưa, cánh cò cánh vạc luôn gắn liền với hình ảnh những người phụ nữ thôn quê nghèo khó, lam lũ, tảo tần lo toan cho gia đình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã mượn hình ảnh cánh vạc gầy guộc đó đưa vào ca khúc Như Cánh Vạc Bay, như là biểu tượng cho vẻ đẹp mong manh của người con gái. Cánh vạc đó đã một lần đến bên đời, nhưng rồi cũng về xa khuất chân trời xa xăm, để lại một tình yêu mãi đợi chờ trong vô vọng.


Click để nghe Như Cánh Vạc Bay thu âm trước 1975

Nắng có hồng bằng đôi môi em
Mưa có buồn bằng đôi mắt em
Tóc em từng sợi nhỏ
Rớt xuống đời làm sóng lênh đênh…

Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rất ít khi sáng tác nhạc phổ từ thơ. Có thể nói một thế mạnh của ông là sáng tác lời nhạc, cho nên hầu hết các nhạc phẩm Trịnh Công Sơn được ông viết cả nhạc lẫn lời, chỉ có 1 số ít là nhạc phổ thơ, và nổi tiếng nhất là bài Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu, được phổ từ thơ Trịnh Cung năm 1958.


Click để nghe Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu thu âm trước 1975

Ừ thôi em về, chiều mưa giông tới
Bây giờ anh vui, hai bàn tay đói
Bây giờ anh vui, hai bàn chân mỏi
Thời gian nơi đây…

Nắng Thủy Tinh

Trước mối tình với Dao Ánh, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết những ca khúc như Nhìn Những Mùa Thu Đi Nắng Thủy Tinh để tặng cho người đẹp Phương Thảo (em gái của ca sĩ Hà Thanh).


Click để nghe Nắng Thủy Tinh thu âm trước 1975

Màu nắng hay là màu mắt em
Mùa thu mưa bay cho tay mềm
Chiều nghiêng nghiêng bóng nắng qua thềm
Rồi có hôm nào mây bay lên…

Tình Nhớ

Tình ngỡ đã quên đi
như lòng cố lạnh lùng
Người ngỡ đã xa xăm
bỗng về quá thênh thang


Click để nghe Tình Nhớ thu âm trước 1975

Tình Xa

Năm 1967, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn chủ động nói lời chia tay với Dao Ánh, vì cảm thấy không thể san đầy khoảng cách, cảm thấy chuyện tình không thể cùng nhau đi đến cuối. Nhưng đó chưa phải là kết thúc hoàn toàn, vì mối tình vẫn âm ỉ đến vài mươi năm sau đó. Năm 1969, nhạc sĩ họ Trịnh gửi lá thư đầu tiên đến cho Dao Ánh kể từ sau lúc chia tay. Cuối thư, ông chép tặng bài Tình Xa: “Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ…”


Click để nghe Tình Xa thu âm trước 1975

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa…

Tạ Ơn

Cuộc tình đi qua, dù là tình chia xa, thì dù sao nữa cũng xin tạ ơn người đã một thời mang đến cho nhau “tình sáng ngời”…


Click để nghe Tạ Ơn thu âm trước 1975

Dù đến rồi đi tôi cũng xin tạ ơn người
Tạ ơn đời, tạ ơn ai đã cho tôi tình sáng ngời
như sao xuống từ trời…

Xin Cho Tôi

Một ca khúc nổi tiếng trong chùm sáng tác được gọi tên là “ca khúc Da Vàng” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.


Click để nghe Xin Cho Tôi thu âm trước 1975

Xin cho mây che đủ phận người
Xin cho tôi một sáng trời vui
Xin cho tôi đến tận nụ cười
Cho tôi quên một nấm mộ tươi

Vết Lăn Trầm

Vết lăn, vết lăn trầm
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
như có lần chim muông hằn dấu chân
người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà…


Click để nghe Vết Lăn Trầm thu âm trước 1975

Rừng Xưa Đã Khép

Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ cây
Ta thấy em đang ngồi khóc khi rừng chiều đổ mưa
Rừng thu lá úa em vẫn chưa về
Rừng đông cuốn gió em đứng bơ vơ…


Click để nghe Rừng Xưa Đã Khép thu âm trước 1975

Rồi Như Đá Ngây Ngô

Đôi khi nắng qua mái hiên làm tôi nhớ
Đôi khi bỗng nghe bước chân về đâu đó của em
Ngày nào vừa đến đã xa muôn trùng
Ngày nào vừa đi lạnh lùng bước chân…


Click để nghe Rồi Như Đá Ngây Ngô thu âm trước 1975

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Trịnh Công Sơn và Lệ Thu là cặp đôi ca sĩ – nhạc sĩ huyền thoại từ cuối thập niên 1960. Trước khi hợp tác với Trịnh, Lệ Thu đã là ca sĩ đầu tiên biểu diễn nhạc của ông. Cô đã hát nhiều bài hát nổi tiếng của Trịnh như “Xin Mặt Trời Ngủ Yên” và “Hạ Trắng”. Tuy không gắn bó lâu dài với nhạc Trịnh như Khánh Ly, Lệ Thu vẫn tiếp tục hát và thu âm nhiều ca khúc của ông.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Danh ca Lệ Thu và 15 ca khúc Trịnh Công Sơn thu âm trước 1975 chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Danh #Lệ #Thu #và #khúc #Trịnh #Công #Sơn #thu #âm #trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *