Bài báo giới thiệu ca sĩ Dạ Hương năm 1971 với tên thật là Nguyễn Thị Thuý Hương, nổi tiếng với giọng hát đặc biệt và phong cách biểu diễn sôi động. Bài viết tái hiện sự phấn khích của khán giả khi nghe Dạ Hương hát và cảm nhận về tài năng âm nhạc của cô. Ngoài sự nổi tiếng, Dạ Hương cũng mang đến một thông điệp tích cực và lạc quan thông qua những ca khúc truyền cảm hứng..
Trong số những nữ ca sĩ nổi danh trước 1975, cái tên Dạ Hương có lẽ không quen thuộc lắm với đại đa số người nghe nhạc như nhiều tên tuổi lừng lẫy khác, nhưng tiếng hát của cô vẫn để lại một ấn tượng rất đặc biệt đối với những người từng thưởng thức, dù là chỉ một lần.
Ca sĩ Dạ Hương xuất hiện khá muộn trong làng nhạc, được biết đến chỉ từ đầu thập niên 1970 trong những cuốn băng nhạc Shotguns, Thanh Thúy, và trình diễn ở một số phòng trà ca nhạc Sài Gòn. Giọng hát của cô thiên về chất mộc, đượm một nỗi buồn đằm thắm.
Nhà văn Hồ Trường An mô tả Dạ Hương “có làn da ngăm, bóng sắc hơi lu chìm, nhưng dưới ánh đèn cô vẫn nổi bật ở nét khiêm tốn dịu hiền”.
Xin giới thiệu với các bạn một bài báo của Ngọc Hoài Phương đăng trên tờ Kịch Ảnh khoảng năm 1972, giới thiệu ca sĩ Dạ Hương, người có dáng vẻ bên ngoài thật bình dị, nhưng giọng hát lại toát ra được một vẻ cao sang, dù những ca khúc cô chọn trình bày thường thuộc thể loại nhạc vàng đại chúng.
Click để nghe tuyển chọn ca khúc Dạ Hương thu âm trước 1975
Có những người, đi hát là để tạo danh vọng cho cả nước phải biết đến, để kiếm được nhiều tiền tha hồ mua sắm, may mặc, vung vít, và hơn nữa, để tậu xe tậu nhà. Riêng đối với Dạ Hương, ca hát vì thích, dĩ nhiên, nhưng còn với mục đích thực tế một chút là để giúp đỡ gia đình, nhất là trong thời buổi khó khăn này.
Người con gái đó đã khai thật với phái viên Kịch Ảnh như vậy trong một buổi gặp gỡ tại Queen Bee. Dạ Hương thổ lộ rằng nàng rất lấy làm vui sướng khi được đóng góp vào ngân khoản chi tiêu của gia đình hàng tháng, một số tiền không lớn lao gì, nhưng ít ra cũng giúp cho cuộc sống của ba má và các em được dễ thở hơn. Hương bảo “hàng tháng kiếm được bao nhiêu tiền em đều đưa cho má hết rồi sau đó muốn mua sắm gì thì xin lại”.
Hoàng Anh thành Dạ Hương
Mặc dù Dạ Hương đã ca hát từ bốn năm nay, nhưng thật ra tôi chỉ mới biết đến nàng kể từ khi Hương về đầu quân cho chương trình do Ngọc Chánh thực hiện tại Queen Bee.
Từ trước đến nay, Ngọc Chánh vẫn nổi tiếng là một ông bầu thích tìm tòi những tài năng mới, và lâu lâu anh đem trình làng một giọng ca mới trong phần trình diễn được gọi là giới thiệu những hoa thơm cỏ lạ. Thế cho nên khi bắt gặp tiếng hát Dạ Hương trong khung cảnh Queen Bee quen thuộc này, một anh bạn đồng nghiệp của tôi đã buộc mồm khen “cô bé nào mới đi hát mà đã có giọng ca tốt ghê đi”. Khi đó Dạ Hương còn được mang tên là Hoàng Anh. Nàng là một trong số các ca sĩ hát giờ đầu ở đây, nên phải đi sớm thì mới được thưởng thức tiếng hát của Dạ Hương.
Hương có một lối phục sức giản dị không màu mè hoa lá, không phụ tùng lỉnh kỉnh, và ngay cả lối trang điểm của Hương cũng chưa đạt tới đúng mức của một nghệ sĩ trình diễn. Ở nàng vẫn còn cái dáng dấp của một cô bé học trò hơn là một ca sĩ. Ấy vậy mà tiếng hát của nàng lại thật điêu luyện vững vàng. Có những người phải dùng đến sắc đẹp, đến những thứ phụ tùng hào nhoáng để che lấp sự yếu kém về giọng ca. Nhưng với Hương thì tiếng hát đó đã đủ để tìm lấy một chỗ đứng trong thế giới phòng trà rồi. Chả thế mà Hương đã xác nhận với tôi rằng nàng trang điểm rất nhanh và không mấy quan tâm đến vấn đề này. Đầu tóc cũng được buông thả tự nhiên không uốn éo kiểu cọ. Nàng thú nhận “thật ra thì em vụng về đối với việc làm đẹp lắm”.
Trở lại với buổi tối tại Queen Bee hôm đó, mới đầu tôi cũng tưởng Hoàng Anh (Dạ Hương) là một khuôn mặt vừa tập tễnh đến làm quen với nghề ca hát. Nhưng sau khi điều tra cặn kẽ tôi mới biết nàng đã từng hát phòng trà từ buổi trước Tết Mậu Thân lận.
Hơn bốn năm trời lăn lộn trong nghề ca hát với một kỹ thuật trình diễn khá điêu luyện, vậy mà tên tuổi nàng vẫn chưa nổi, quả thật là một chuyện lạ, nhà báo có nêu thắc mắc về điểm này thì Dạ Hương cười mà rằng “em cứ tà tà hát được đến đâu hay đến đó, miễn có việc làm đều đều là được rồi, cần gì phải đốt giai đoạn, phải làm rùm beng để mau nổi tiếng”.
Dạ Hương kể cho tôi nghe rằng nàng đã mê ca hát ngay từ những ngày còn nhỏ. Theo Hương thì ca hát văn nghệ là một đam mê chung của tuổi trẻ, người thích nhiều, người thích ít. Còn vấn đề trở thành ca sĩ thì lại là chuyện khác.
Và dạo đó Hương thường cùng với mấy người bạn trẻ láng giềng ca hát nhí nhắng ở trước sân nhà mỗi đêm. Và sau đó, khi đã trình bày trôi chảy được một số bài, Hương có nhờ một nhạc sĩ hiện đang công tác với một phòng trà nho nhỏ ở gần Cầu Chữ Y giới thiệu tới đó hát với tên Thùy Phương.
Nàng cứ ca hát lai rai ở phòng trà nhỏ đó, và thật chưa dám mơ tưởng đến một ngày đẹp trời sẽ lọt vào những phòng trà lớn ở trung tâm Sài Gòn. Hát được mấy tháng thì biến cố Mậu Thân xảy ra từ đó, nàng tạm rời xa ánh đèn màu. Đó cũng chính là khoảng thời gian mà tất cả phòng trà ở Thủ đô đều phải ngưng hoạt động để nhường chỗ cho các quán cà phê sinh sôi nảy nở.
Cho đến khi sinh hoạt phòng trà được trở lại bình thường nhưng, Thùy Phương vẫn tiếp tục nghỉ ở nhà. Và nàng chỉ trở lại phòng trà từ hơn hai năm nay với cái tên Hoàng Anh vì hồi hát Đại Nhạc Hội, ông bầu Duy Ngọc thấy giọng ca của nàng phảng phất tiếng hát Hoàng Oanh nên đặt lại tên cho nàng là Hoàng Anh.
Và thời gian gần đây khi đã tìm được một chỗ đứng khá vững trong lãnh vực phòng trà, một lần nữa Hoàng Anh lại biến thành Dạ Hương. Hơn bốn năm ca hát với 3 cái tên khác nhau, chả biết trong tương lai Dạ Hương sẽ được đổi thành gì nữa đây?
Dạ Hương tên thật là Nguyễn Hữu Hoàng, sinh năm 1951 tại Sài Gòn, cao 1 thước 52, nặng 41 ký. Cha nàng là một công chức nhỏ dễ tính. Còn má hồi xưa cũng đã từng hát lễ ở nhà thờ. Điều mà Dạ Hương mong mỏi nhất là có nhiều sức khỏe để hát hay và để tiếp tục giúp đỡ gia đình. Chuyện chồng con thì hiện tại chưa dám nghĩ tới, kẹt lắm
Được biết ngoài chuyện hát phòng trà, trước đây đã có hồi Dạ Hương cộng tác với ban văn nghệ Cục chính huấn, và hồi đó nàng vẫn thường đi trình diễn ở các tỉnh xa thuộc vùng I và II. Theo Hương thì hát cho các anh chiến sĩ nghe được ủng hộ thật nhiệt tình, còn các phòng trà không khí trầm hơn.
nhacxua.vn
Dạ Hương, một nữ ca sĩ nổi danh trước năm 1975, không quá nổi tiếng nhưng vẫn để lại ấn tượng mạnh với người nghe nhạc. Cô được biết đến từ đầu thập niên 1970 trong các cuốn băng nhạc và biểu diễn tại phòng trà Sài Gòn. Giọng hát của Dạ Hương có chất mộc, đậm nỗi buồn. Dù không quan tâm đến vẻ bề ngoài hay danh vọng, Dạ Hương hát vì thích và để giúp đỡ gia đình. Cô đã thay đổi nhiều tên và trình diễn ở nhiều nơi khác nhau, nhưng giọng ca của cô vẫn thật đặc biệt.
Hastags: #Một #bài #báo #giới #thiệu #sĩ #Dạ #Hương #năm #trước