“Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-gôn” và những câu chuyện tình ly kỳ xoay quanh tác giả bí ẩn TTKh” – Cập nhật Thanhhaaudio

Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-gôn” viết về những nghi án tình yêu và cuộc đời bí ẩn của tác giả TTKh. Tác giả không rõ danh tính đã gửi bài thơ này cho nhà thơ Vương Hữu Chiến. TTKh bày tỏ tình cảm sâu sắc với một người phụ nữ, và đây được cho là nguồn cảm hứng của bài thơ. Sự lãng mạn và ly kỳ của câu chuyện tình yêu này đã gây tò mò cho nhiều người. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin chính thức về tác giả TTKh và câu chuyện tình yêu này..

Bạn đang xem bài viết về Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-gôn” và những nghi án tình yêu ly kỳ xung quanh tác giả bí ẩn TTKh tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Trong lịch sử văn chương Việt Nam, chưa từng có một nghi án văn chương nào gây xôn xao, dai dẳng, chiếm lĩnh tình cảm và sự hiếu kỳ của công chúng đến tận ngày nay như nghi án về T.T.Kh – tác giả của bài thơ nổi tiếng Hai Sắc Hoa Ti Gôn.

Dưới dòng danh tính  đầy bí ẩn T.T.Kh, thi sĩ này bất ngờ tung lên thi đàn một chùm thơ rồi đột ngột biến mất không vết tích. Trong 4 bài thơ được ký tên T.T.Kh, đáng kể nhất là bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn – được đánh giá là một trong những bài thơ tình hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Những lời thơ da diết, thấu tận tâm can, như được rút ra từ tận cùng gan ruột của người thiếu phụ mang trong tim một vết thương tình.

Đến nay, đã hơn 80 năm trôi qua, những độc giả yêu mến bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn vẫn chìm đắm với những mối hồ nghi về tác giả thực sự của bài thơ tình bất tử này. Có nhiều giả thiết, lời khẳng định, những câu chuyện ly kỳ được kể xung quanh cái tên T.T.Kh. Mời độc giả hãy cùng chúng tôi lần giở lại cội nguồn lai lịch của nghi án văn chương này.

Khởi đầu của nghi án văn chương T.T.Kh và chùm thơ về hoa Ti-gôn được bắt đầu từ tháng 7/1937, khi đó trên tuần báo Tiểu thuyết thứ bảy (xuất bản tại Hà Nội) đăng một truyện ngắn của nhà văn Thanh Châu mang tên Hoa Ti-gôn. Là tác giả của trào lưu văn học lãng mạn vốn rất được ưa chuộng vào thời điểm bấy giờ, truyện ngắn của Thanh Châu cũng được viết theo lối pháp trữ tình, bay bổng và man mác buồn.


Mặc dù nội dung truyện ngắn Hoa Ti-gôn không quá đặc biệt, chỉ là một câu chuyện tình buồn lãng mạn gắn với hoa ti-gôn. Nhưng chỉ 2 tháng sau, vào tháng 9/1937 toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy bất ngờ cho đăng bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của tác giả T.T.Kh. Những câu chuyện xung quanh sự xuất hiện của bài thơ cũng bí ẩn, ly kỳ.

Xem bài khác

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”

Phạm Duy: Ai sẽ là người nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?


Áng thơ tình vùi trong thùng giấy loại

Năm 1990, 53 năm sau khi bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn ra mắt văn đàn, thì nhà văn Ngọc Giao, vốn là thư ký toà soạn của tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy, lúc đó đã tuổi 80, mới tâm sự về một niềm day dứt trong cuộc đời làm nghề của mình.

Đó là một buổi chiều thu năm 1937, trụ sở toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy trên phố Hàng Bông chỉ còn lại 3 người là Ngọc Giao, Trúc Khê và Ngô Văn Triện. Ngọc Giao đứng dậy ra về trước, hai người bạn còn lại thì vẫn miệt mài dịch Truyền Kỳ Mạn Lục của Nguyễn Dữ sang chữ quốc ngữ. Khi ông bước ra tới cửa thì vừa lúc tiếng kèn đám ma vọng tới, một đám đưa tang đi ngang qua toà soạn khiến ông dừng lại.

Ngọc Giao ngồi xuống gần cửa ra vào, định chờ đám tang đi qua rồi mới về. Trong lúc không biết làm gì, ông huơ tay lượm một tờ giấy được vo tròn vứt trong thùng giấy loại đặt gần cửa, mở ra đọc. Đó là những dòng thơ viết vội bằng bút chì, nghuệch ngoạc kín cả 2 mặt giấy học trò khổ nhỏ.


Theo lệ thường của toà báo, bài gửi đăng phải được viết sạch đẹp, rõ ràng trên một mặt giấy nên cũng dễ hiểu tại sao bài thơ bị vo tròn vứt trong thùng giấy loại. Những dòng chữ run run mờ mờ của bài thơ mang tựa đề là Hai Sắc Hoa Ti-gôn lần lượt xâm chiếm tâm hồn Ngọc Giao, rung lên niềm giao cảm đặc biệt trong ông. Sau vài giây thất thần, Ngọc Giao đưa bài thơ cho hai người bạn trong toà soạn cùng đọc. Ngô Văn Triện và Khúc Khê thấy dáng vẻ xúc động của Ngọc Giao thì liền dừng tay, cầm bài thơ lên đọc.

“Sao lại có bài thơ tuyệt đến thế này…!” – Trúc Khê vừa đọc xong liền cảm thán thốt lên. Ngô Văn Triện cũng gật gù tán thưởng.

Ngay sau buổi chiều hôm đó, bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn chính thức ra mắt văn đàn trên tờ Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 179 (ra ngày 23/09/1937):

Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu thương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng


Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng thế thôi

Thuở đó nào tôi có hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: mầu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chếƭ yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
Trong một ngày vui, pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
Mà từng thu chếƭ, từng thu chếƭ
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm phai

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu cũ rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu hoa đỏ rụng, chiều thu
Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
Người ấy ngang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng

Với niềm day dứt khôn nguôi, trong sổ lưu bút của nhà văn Phạm Văn Kỳ, một người bạn của thời, từng là thư ký toàn soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Năm, Ngọc Giao tâm sự:

“…Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh bị bỏ rơi sọt rác như vậy đó. Nó càng được bạn đọc nhắc đến bao nhiêu, tôi càng ân hận về lỗi làm ăn cẩu thả, sơ xuất bấy nhiêu. Nếu không có cái đám ma qua phố thổi kèn rầu rĩ đó thì tôi đã đội mũ lên đầu, không cúi xuống sọt rác, thì đóa hải đường Hai Sắc Hoa Ti-gôn đành an phận nằm trong đó, rồi người ta mang đi theo thường lệ, người ta phóng lửa đốt cả. Trong đó, rất có thể có cả những áng văn hay mà cái anh thư ký tòa soạn quan liêu, nhác lười, cẩu thả đã ném đi!…”.

Trước khi qua đời, trong di bút của mình, lão nhà văn Ngọc Giao đã để lại những dòng chữ đáng kính như sau:

“Tôi xin cúi đầu nhận lỗi đã có hành vi bất kính đối với một tài năng văn học. Tôi xin bà mãn xá cho tôi nếu bà đã qua đời, cũng miễn thứ cho tôi nếu bà còn ở cõi thế gian này với mái tóc cũng bạc trắng như tôi, như tất cả chúng ta cùng chung thế hệ đoạn trường văn bút”.

Sau khi Hai Sắc Hoa Ti-gôn ra mắt, toà soạn báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy còn nhận được thêm 2 bài thơ nữa ký tên T.T.Kh gồm: Bài Thơ Thứ Nhất (Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 182, ra ngày 20/11/1937) và Bài Thơ Cuối Cùng (Tiểu Thuyết Thứ Bảy số 217, ra ngày 30/10/1938).

Ngoài ra, còn một bài thơ khác là bài thơ Đan Áo Cho Chồng cũng ký tên T.T.Kh, nhưng được đăng trên tờ Phụ Nữ Thời Đàm (1938) và được viết bằng thể thơ lục bát chứ không phải bằng thể thơ 7 chữ như loạt 3 bài thơ của T.T.Kh đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Điều này đã đặt ra thêm một nghi vấn cho giới yêu thơ rằng liệu bài thơ này có thực sự cùng một tác giả với ba bài thơ kia hay không. Tuy nhiên, có một chi tiết đáng lưu ý là trong Bài Thơ Cuối Cùng, T.T.Kh dường như đã ngầm thừa nhận bài thơ lục bát đó là của mình, nhưng cũng trách móc một người nào đó trong “ba người đã đọc riêng” đem rao bán thơ của mình như sau:

Chỉ có ba người đã đọc riêng
Bài thơ đan áo của chồng em
Bài thơ đan áo nay rao bán
Cho khắp người đời thóc mách xem.

Và người đem “rao bán” thơ có lẽ chính là người tình của T.T.Kh bởi ở những câu thơ ngay sau đó, T.T.Kh đã viết rất rõ ràng rằng:

Là giếƭ đời nhau đấy biết không?
Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
Giận anh em viết dòng dư lệ
Là chút dư hương điệu cuối cùng

Từ nay, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Đúng như lời tuyên bố trong thơ, sau bài thơ này T.T.Kh đã biến mất vĩnh viễn khỏi văn đàn, không một dấu tích. Dù vậy, một điều chắc chắn có thể khẳng định khi đọc 4 bài thơ trên: T.T.Kh là nhân vật chính của một mối tình đầy uẩn khúc, cho nên những lời thơ tâm sự và cả “đối đáp” mới có thể tuôn trào ra một cách mạnh mẽ và chân thực đến vậy.

Trong 4 bài thơ kể trên, Hai Sắc Hoa Ti-gôn dù có số phận khá trớ trêu nhưng lại được đánh giá là bài thơ hay nhất. Bài thơ ngay từ khi ra mắt đã gây ngỡ ngàng, xao động giới yêu thơ ca. Chẳng phải ngẫu nhiên mà năm 1942, bằng con mắt nghệ thuật sắc sảo, Hoài Thanh – Hoài Chân đã chọn Hai Sắc Hoa Ti-gôn đặt vào cuốn Thi Nhân Việt Nam ngay trong lần xuất bản đầu tiên, bên cạnh hàng loạt tác phẩm của các văn nghệ sĩ cây đa cây đề của làng văn chương khi đó.

Tuy nhiên, cái tên T.T.Kh vẫn luôn đặt một dấu hỏi lớn cho thi đàn suốt hơn 80 năm qua. Rất nhiều các nhà phê bình, nghiên cứu văn học, văn thi sĩ đã nhập cuộc hòng vén bức màn bí mật về thân thế thật sự của T.T.Kh, về mối tình bí ẩn đã phôi thai lên những dòng thơ tình tuyệt mỹ, lay động trái tim bao thế hệ độc giả. Rất nhiều nghiên cứu, giả định đã được đưa ra, nhiều câu chuyện được kể lại, nhiều nhân vật nghi vấn được chỉ mặt, đặt tên trong đó phải kể đến hai mối tình được cho là có nhiều mối liên quan nhất với T.T.Kh.

Mời quý độc giả tiếp tục cuộc hành trình thú vị này!

Nghi án mối tình Thâm Tâm – Trần Thị Khánh

Sau khi tung ra 4 bài thơ làm náo động thi đàn, T.T.Kh đột ngột biến mất không dấu vết, người ta đã ráo riết truy tìm dấu tích của thi nhân bí ẩn này. Và cái tên được nhắc đến đầu tiên, nhiều nhất chính là nhà thơ Thâm Tâm (tác giả bài Tống Biệt Hành), theo một bài viết của nhà văn Nguyễn Vỹ. Bởi Thâm Tâm là tác giả của 3 bài thơ “trả lời” lại T.T.Kh cùng được đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Trong bài thơ mang tên là “Gửi T.T.Kh”, Thâm Tâm thậm chí còn gọi rõ tên cô gái là Khánh:

“Tiếng xe trong vết bụi hồng
Nàng đi thuở ấy nhưng trong khói mờ
Tiếng xe trong xác pháo xưa,
Nàng đi có bốn bài thơ trở về

Tiếng xe mở lối vu qui
Nay là tiếng khóc nàng chia cuộc đời!
Miệng chồng, Khánh gắn trên môi
Hình anh, mắt Khánh sáng ngời còn mơ”

Cô Khánh ở đây chính là người yêu cũ của nhà thơ Thanh Tâm, tên Trần Thị Khánh. Theo lời kể của những người bạn cùng thời, cô Khánh là một thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, sống gần nhà một người cô của Thâm Tâm. Sau vài lần gặp gỡ, hai người đã đem lòng cảm mến nhau.

Chàng thi sĩ tài hoa Tuấn Trình (tên thật của nhà thơ Thâm Tâm) thường đem thơ tình tặng người thương. Tuy nhiên, tình cảm của Thâm Tâm càng nồng nhiệt bao nhiêu thì cô Khánh càng dè dặt, kín cổng cao tường bấy nhiêu bởi “thầy mẹ em nghiêm lắm”. Hai người có vài ba lần hò hẹn cùng nhau nhưng cũng rất ngắn ngủi và e dè. Thư từ qua lại được một thời gian thì cô Khánh báo tin phải đi lấy chồng theo lời thầy mẹ.

Vì vậy, dù Thâm Tâm chưa một lần xác nhận về mối quan hệ với T.T.Kh, nhiều người bạn đương thời của ông vẫn khăng khăng với giả định, T.T.Kh chính là tên viết tắt của cô Trần Thị Khánh. Sau khi đi lấy chồng, cô Khánh đã buồn bã, nhớ thương người cũ nên đã viết ra bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn lay động lòng người. Ngoài ra, “vườn Thanh” được nhắc đến trong Bài Thơ Thứ Nhất chính là vườn Thanh Giáng ở Hà Nội, nơi hai người từng hò hẹn.

Ở lại vườn Thanh có một mình
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành (Bài thơ Thứ Nhất – T.T.Kh)

Tuy nhiên, lý giải này có vẻ gượng ép, vì không ai trong hai người bỏ đi khỏi Hà Nội cả, cô Khánh lấy chồng cũng ở Hà Nội và Thâm Tâm thì vẫn ở đó. Ngày cô Khánh đi lấy chồng, Thâm Tâm cũng hay tin và đã cùng vài người bạn của mình uống rượu thâu đêm để giải sầu. Đồng thời, theo một số nguồn tin khác thì cô Khánh sau khi đi lấy chồng thì có cuộc sống rất hạnh phúc, vui vẻ chứ không hề đau khổ, lạnh lẽo như được viết trong bài thơ. Cô Khánh thực tế cũng không hề có bất kỳ mối liên kết nào với các hoạt động sáng tác, bình bầu, yêu ghét trong giới văn thơ. Do vậy, giả thiết cô Trần Thị Khánh chính là thi sĩ T.T.Kh bị nhiều người bác bỏ.

Một giả thuyết khác lại cho rằng, sau khi cô Khánh đi lấy chồng, Thâm Tâm bị bạn bè trêu chọc vì đã si tình mà không được đáp lại nên đã giả danh Trần Thị Khánh làm thơ than thở để chứng minh cho bạn bè thấy rằng cô Khánh cũng yêu ông và đau khổ khi phải đi lấy chồng. Và cái tên T.T.Kh được cho là tên ghép viết tắt của Thâm Tâm (hay Tuấn Trình) và Khánh.

Tuy nhiên, thơ T.T.Kh và thơ Thâm Tâm lại mang hai phong cách hoàn toàn khác biệt. Nếu thơ Thâm Tâm sử dụng rất nhiều từ ngữ mang hơi hướm Đường thi, cổ tự ngay cả trong những bài thơ “trả lời” T.T.Kh, thì ngôn từ trong thơ T.T.Kh ngược lại hoàn toàn: thuần Việt, giản dị, mang hơi thở của những bài thơ mới tự do hơn và có phong thái cởi mở hơn. Những tâm sự, những câu cảm thán xuất hiện trong thơ T.T.Kh cũng rất phụ nữ. Hẳn phải là một người phụ nữ từng trải qua nỗi đau tình, vắt cốt vắt lòng mới có thể viết ra được những câu thơ buồn bã rã rượi lòng như vậy. Vì những lý do đó, giả thiết Trần Thị Khánh hoặc Thâm Tâm chính là T.T.Kh lại đi vào ngõ cụt.

Nghi án mối tình Thanh Châu – Trần Thị Vân Chung

Bế tắc trong nghi án Thâm Tâm – Trần Thị Khánh, giới nghiên cứu thơ ca lật lại nguồn cơn của kỳ án thơ văn này bắt đầu từ truyện ngắn Hoa Ti-gôn của nhà văn Thanh Châu. Nhiều suy đoán cho rằng, T.T.Kh chính là người yêu cũ của nhà văn Thanh Châu, là Trần Thị Vân Chung, khi đọc được truyện ngắn của ông đăng trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy đã ngay lập tức làm thơ tiếp bút. Trong bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn, T.T.Kh cũng nhắc đến việc đã đọc “tiểu thuyết”, có thể đó là tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy và “thấy ai cũng ví cánh hoa xưa”:

Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết

Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa

Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ

Và đỏ như màu máu thắm phai

Để hiểu rõ về giả thiết này, chúng ta hãy lật lại tình sử của hai người trong cuộc. Nhà văn Thanh Châu sinh năm 1912 tại Thanh Hoá. Ông học tiểu học ở Thanh Hoá, học trung học ở Vinh một thời gian sau đó mới lên Hà Nội. Mãi tận sau này, khi cái tên Vân Chung được đặt vào diện nghi vấn, nhiều người dò hỏi, nhà văn Thanh Châu đã xác nhận hai người từng có thời gian yêu nhau ở Thanh Hoá trước khi ông lên Hà Nội. Chi tiết này có vẻ khớp với câu thơ “Ở lại vườn Thanh có một mình” trong Bài Thơ Thứ Nhất của T.T.Kh, bởi “vườn Thanh” chính là cách nói thi vị chỉ địa danh Thanh Hoá, và cô gái Vân Chung đã ở lại một mình khi chàng văn sĩ Thanh Châu lên Hà Nội học.

Một chi tiết cũng rất đáng chú ý là khi Vân Chung đi lấy chồng, nhà văn Thanh Châu đang ở Hà Nội, ông có thể hoàn toàn không hay tin người yêu xuất giá, rất trùng khớp với hai câu thơ:

Nếu biết rằng tôi đã có chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?

Nói về lai lịch của Trần Thị Vân Chung, bà sinh năm 1919, đến thời điểm bài thơ ra đời vào năm 1937, theo cách tính tuổi của các cụ, Vân Chung đã 19 tuổi, hoàn toàn có thể đã lập gia đình theo tình hình xã hội thời kỳ đó. Nếu giả thiết T.T.Kh là Trần Thị Khánh bị phủ nhận vì Trần Thị Khánh không làm thơ, thì Vân Chung ngược lại là một người yêu thơ ca, đã từng sáng tác khá nhiều bài thơ và tham gia các nhóm hội thơ. Thử đọc một bài thơ của Vân Chung viết về mùa thu:

Nhớ những mùa thu trước

Êm cảnh thanh bình

Trăng ngà trải lụa thiên thanh

Khuôn hoa e ấp trên cành thắm tươi


Thế rồi

Bão táp mưa sa

Trăng tàn hoa tạ

Mông mênh sầu ngập biển đời

Trời thu lộng gió để người sầu thương
 (Bài thơ cuối thu, 1960)

Một điều trùng hợp là Vân Chung làm rất nhiều thơ về mùa thu, giống như T.T.Kh cũng viết về mùa thu. Tuy nhiên, xét về mặt thơ phú, thì những bài thơ của Vân Chung chỉ vào dạng thường thường bậc trung, không thể sánh với giọng thơ xuất sắc, điêu luyện của T.T.Kh. Điều này khiến cho nhiều người lên tiếng phản biện lại giả thiết Trần Thị Vân Chung là T.T.Kh. Tuy nhiên, những người tin vào giả thiết này lại có cách lý giải khác. Rằng có rất nhiều nhà thơ chỉ có vài tác phẩm (thậm chí chỉ một tác phẩm) hay xuất thần ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời rồi lặng lẽ biến mất, không thể sáng tác được nữa hoặc nếu có thì cũng rất tầm thường.

Về trường hợp của Trần Thị Vân Chung, có thể khi viết những bài thơ Ti-gôn, bà đang ở trong một tâm trạng u sầu, uẩn ức khó giãi bày nên tất cả được phát tiết vào trong thơ. Còn sau này, khi đã yên phận và sống sung sướng cùng người chồng giàu có, tri thức đến tận lúc lớn tuổi với con đàn cháu đống thì bà đã không còn ở trong hoàn cảnh và cảm xúc để có thể có những sáng tác thơ hay xuất thần nữa.

Trong “Bài Thơ Thứ Nhất”, T.T.Kh cũng đã nhiều lần trách móc “ai đó” đã khơi lại vết thương lòng:

Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương…
Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.

Tai ác ngờ đâu gió lại qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xa.

Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
– Gió hỡi! Làm sao lạnh rất nhiều?

Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng: “Vẫn nhớ em!”

Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt dòng dư lệ
Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên?

Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ…
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ!

Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa:
– “Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ!”

Tôi run sợ viết, lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
– Song đời nào dám gặp ai về!

Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi!
Biết đâu… tôi: một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.

Chi tiết này được cho là Vân Chung bóng gió trách móc Thanh Châu đã đem “kỷ vật” tình yêu của hai người là cánh hoa ti gôn viết thành truyện ngắn khiến bà phải “ép nốt dòng dư lệ, rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên”. Và hai câu thơ: “Như tiếng chân người len lén đến – Song đời nào dám gặp ai về!”, phải chăng là ý nói người từ Hà Nội về?!

Về phía nhà văn Thanh Châu, sau khi truyện ngắn “Hoa Ti-gôn” được đăng và cái tên T.T.Kh xuất hiện ngay sau đó với một loạt 4 bài thơ rồi lặng lẽ biến mất, ông tiếp tục gửi đăng bài tuỳ bút “Những Cánh Hoa Tim” trên tuần báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy. Trong bài tuỳ bút này, ông đã thổ lộ khá nhiều tâm sự của một người đã đi qua cuộc tình tan vỡ mà nhiều người cho rằng đó là cuộc tình với bà Vân Chung. Ông viết:

 “Vì tôi thấy tôi cảm thấu hết được những cái gì là tê tái trong tình ái. Tôi có tất cả tâm sự của một người đã từng chua xót vì yêu” 

Nói về những cánh hoa Ti-gôn, nhà văn Thanh Châu không hề ngại ngần kể lại những trải nghiệm của chính bản thân mình:

“Một mùa thu cũ, tôi đã ngắt những bông hoa ấy trong tay và vò nát chúng nó đi trước một giàn hoa. Đó là thời kỳ tôi ốm dậy, buổi chiều thường đi thơ thẩn trong sân… Bỗng nhiên, nhìn những cánh hoa đỏ trong tay, tôi nghĩ đến một quả tim rớm máu”.

Bất chấp những luận điểm chứng minh T.T.Kh là Trần Thị Vân Chung, những người trong cuộc chưa bao giờ thừa nhận điều này. Ngay trong tuỳ bút Những Cánh Hoa Tim viết năm 1939, nhà văn Thanh Châu đã nhất mực khẳng định mình không liên quan đến T.T.Kh. Cho đến tận cuối đời, dù nhiều người dò hỏi, ông vẫn không một lần thừa nhận bà Vân Chung chính là T.T.Kh. Tương tự, bà Vân Chung cũng luôn khẳng định mình không phải là T.T.Kh và không liên quan gì đến chuyện tình của những cánh hoa Ti-gôn.

Một điểm đáng lưu ý nữa là trong Bài thơ cuối cùng, T.T.Kh đã viết:

Từ nay, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Phải chăng, người tình của T.T.Kh cũng là một nhà thơ nên mới có thể đem “bán” thơ, mới có thể đem cánh hoa lòng để đổi lấy hư vinh, hay đây chỉ là câu nói lẫy của người phụ nữ trong lúc giận dỗi. Và nếu điều này là sự thật thì giả thiết nhà văn Thanh Châu là người tình của T.T.Kh lại một lần nữa đi vào ngõ cụt bởi suốt cả cuộc đời mình Thanh Châu chỉ xuất hiện như một nhà văn chuyên viết các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, tuỳ bút,.. chứ không hề làm thơ.

Từ thơ đến nhạc – Những ca khúc mang tên “Hai Sắc Hoa Ti-gôn”

80 năm đã trôi qua kể từ ngày bài thơ Hai sắc hoa ti gôn ra mắt, gây sóng gió trên thi đàn, cái tên T.T.Kh vẫn luôn là một bí ẩn, một huyền thoại văn chương đầy mê hoặc, đã tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực và công sức kiếm tìm của giới yêu thơ. Trong những người ái mộ đó, có đến 4 nhạc sĩ nổi tiếng, đắm đuối với câu chuyện tình bằng thơ của T.T.Kh đã quyết định đem thơ đi phổ nhạc. Đó là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, Song Ngọc, Hà Phương và Trần Trịnh. Cả ba ca khúc này đều được đặt tựa theo tên bài thơ đầu tiên của T.T.Kh là Hai Sắc Hoa Ti-gôn.

Đầu tiên phải kể đến ca khúc phổ nhạc của nhạc sĩ Trần Trịnh. Nhạc sĩ đã chọn cách phổ nhạc thẳng vào toàn bộ lời thơ của bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn mà không hề thực hiện bất kỳ thao tác chỉnh sửa lời thơ nào. Ca khúc của nhạc sĩ Trần Trịnh do đó khi được hát lên nghe tựa như lối hát ngâm với nhạc điệu chầm chậm, êm êm.


Click để nghe Thanh Thuý hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Trần Trịnh

Ca khúc thứ hai là ca khúc phổ nhạc của nhạc sĩ Hà Phương. Nhạc sĩ đã sắp lời cho ca khúc dựa trên hai bài thơ của T.T.Kh là Hai Sắc Hoa Ti-gôn và Bài Thơ Đầu Tiên. Khác với nhạc sĩ Trần Trịnh, nhạc sĩ Hà Phương không giữ nguyên trọn vẹn lời thơ mà có chỉnh sửa đôi chút cho phù hợp với nhịp điệu âm nhạc. Lời nhạc do đó da diết, thắm thiết và man mác buồn, lột tả gần như trọn vẹn tâm sự của người thiếu phụ.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Hà Phương

Nếu hai ca khúc trên là lời tâm sự buồn vương rơi rớt của người thiếu phụ thì nhạc sĩ Trần Thiện Thanh lại chọn một cách khác thể hiện khác.

Bằng âm nhạc của mình, nhạc sĩ đã mượn lời người con trai để kể lại câu chuyện tình hoa Ti-gôn. Nỗi buồn trong ca khúc do đó không còn là cái buồn uẩn ức của người thiếu phụ sau song cửa, sau bóng chồng nghiêm mà là cái buồn mênh mông, phiêu lãng của người trai phiêu bạt xa xứ, không sầu buồn, oán trách, giận dỗi bộc phát ra thành lời mà chôn chặt đáy lòng, dai dẳng mãi về sau. Lời hát, nhịp điệu của ca khúc do đó cũng tự do, phóng khoáng và “đàn ông” hơn rất nhiều.


Click để nghe Khánh Ly hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh

Ngoài ra, còn một ca khúc Hai Sắc Hoa Ti-gôn khác của nhạc sĩ Song Ngọc được danh ca Thái Thanh thu âm trước 1975. Bài hát này còn có tên khác là Chuyện Tình TTKh:


Click để nghe Thái Thanh hát Hai Sắc Hoa Ti-gôn của nhạc sĩ Song Ngọc

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Trong lịch sử văn chương Việt Nam, câu chuyện về tác giả T.T.Kh và bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn là một nghi án văn chương gây xôn xao công chúng. T.T.Kh là một nhân vật bí ẩn, đã xuất hiện để viết những bài thơ tình nhưng rồi biến mất. Trong số đó, bài thơ Hai Sắc Hoa Ti Gôn được coi là một trong những bài thơ tình hay nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam. Dù đã hơn 80 năm trôi qua, nhưng câu chuyện về tác giả của bài thơ này vẫn chưa được giải đáp hoàn toàn.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Bài thơ “Hai Sắc Hoa Ti-gôn” và những nghi án tình yêu ly kỳ xung quanh tác giả bí ẩn TTKh chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Bài #thơ #Hai #Sắc #Hoa #Tigôn #và #những #nghi #án #tình #yêu #kỳ #xung #quanh #tác #giả #bí #ẩn #TTKh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *