Nghiêm Phú Phi là một nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng của Việt Nam trước năm 1975. Ông sinh năm 1931 và có một cuộc đời và sự nghiệp đầy thành công. Nghiêm Phú Phi đã sáng tác nhiều bản nhạc lớn, như Bài Ca Ngược Ánh Dương và Mùa Thu Rừng Điệp Khúc. Ông cũng là giám đốc của Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam và đồng sáng lập của Ban Nhạc Giao Hưởng Quốc Gia Việt Nam. Với đóng góp của mình, ông đã để lại một dấu ấn lớn trong lĩnh vực âm nhạc Việt Nam..
Nhiều người nghe nhạc Việt Nam không có thói quen để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Khi nghe một bài nhạc yêu thích, chuyện đầu tiên là người ta tìm hiểu để biết tên ca sĩ. Tiếp theo mới đến tên ca khúc và sau cùng là tên người sáng tác. Chỉ có những người mong muốn tìm hiểu rất sâu về ca khúc thì mới đi tìm thông tin về hoàn cảnh sáng tác bài hát, và người hòa âm bản thu âm đó.
Nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc, tuy ít được nhắc tới nhưng lại đóng một vai trò rất quan trọng trong sứ mạng mang ca khúc từ tay người sáng tác đến với đại chúng nghe nhạc.
Hòa âm cho một ca khúc tức là dùng âm thanh của các nhạc khí để khắc họa lại nội dung bài hát theo một bố cục nhất định. Để có được một bản hòa âm thành công cho một ca khúc, người nhạc sĩ hòa âm cần lĩnh hội được một số kiến thức nhất định về thanh nhạc và cá tính của từng nhạc khí. Nhưng ngần ấy thì chưa đủ. Người nhạc sĩ hòa âm còn cần một khả năng sáng tạo phong phú để mang những âm thanh của các nhạc khí hòa quyện với giai điệu của bài hát tạo thành một cấu trúc không thể tách rời để nâng giọng hát của người ca sĩ đang trình bày ca khúc lên một tầng cao mới và mang cảm xúc đến giới thưởng ngoạn một cách sâu lắng nhất, tuyệt vời nhất có thể.
Khi nhắc đến vai trò của người nhạc sĩ hòa âm, không ai có thể quên được những đóng góp của người nhạc sĩ tài ba tên là Nghiêm Phú Phi.
Nhiều trường ca như Hòn Vọng Phu (Lê Thương), Con Đường Cái Quan, Mẹ Việt Nam (Phạm Duy), Hội Trùng Dương (Phạm Đình Chương) là do Nghiêm Phú Phi soạn hòa âm để trình diễn trên các đài phát thanh – truyền hình. Đặc biệt, bài “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương do ông hoà âm đã góp phần đem đến tên tuổi cho người nhạc sĩ tài ba này. Nhiều ca nhạc sĩ trước 1975 như Nhật Trường, Trầm Tử Thiêng, Hoàng Oanh… mỗi khi muốn lăng-xê bài hát mới của họ nổi tiếng đều phải nhờ đến sự giúp sức hoà âm của ông và Lê Văn Thiện.
Nghiêm Phú Phi là người duy nhất được Hoàng Thi Thơ tin cậy mời soạn nhạc cho các chương trình lưu diễn trong và ngoài nước theo sự ủy nhiệm của Bộ Văn hóa Việt Nam Cộng Hoà lúc đó. Nhiều hãng đĩa, băng nhạc trước 1975 và cả sau này ở hải ngoại đều xem ông và Lê Văn Thiện như là “linh hồn hoà âm” không thể thiếu. Hơn một nghìn ca khúc trước 1975 là do ông hoà âm.
Nhạc sư Nghiêm Phú Phi chào đời năm 1930 tại Saigon trong một gia đình gốc Hà Đông vào Nam lập nghiệp. Cha mẹ và các em nói tiếng Bắc nhưng ông lại nói rặt giọng Nam kỳ do giao du với rất nhiều bạn người Nam.
Nhận thấy cậu bé có khiếu âm nhạc, một người trong gia quyến là giáo sư Nguyễn Văn An đã hướng dẫn về nhạc lý và đàn, rồi giới thiệu đến nhạc sư Võ Đức Thu để học piano cổ điển.
Từ năm 15 tuổi, trong khi họ̣c Trung học tại trường Pétrus Ký, Nghiêm Phú Phi đã đi đàn piano vào buổi tối để kiếm tiền túi. Nơi ông đàn piano là một quán cà phê nhỏ trên đường Lagrandière (tức đường Gia Long sau đó, và Lý Tự Trọng bây giờ). Cùng làm với ông tại đây là quái kiệt Trần Văn Trạch khi chưa nổi tiếng, lúc đó vào gần cuối thập niên 40. Ngoài ra còn có thêm nhạc sĩ sử dụng Hạ Uy Cầm là Lê Ngác trình diễn tại một nơi lui tới của những khách hàng phần lớn là người Pháp.
Một thời sau, ông bắt đầu sinh hoạt âm nhạc trong vũ trường bằng tiếng đàn piano quen thuộc với những dân chơi về đêm tại khắp các vũ trường Sài Gòn, Chợ Lớn và Đa Kao. Cuộc đời của ông càng ngày càng gắn liền với những phím dương cầm từ đó, với mong muốn được tiến xa hơn trong âm nhạc.
Năm 19 tuổi, một thân một mình, ông rời cảng Saigon sang Pháp, thi vào Viện Âm Nhạc Paris và tốt nghiệp hạng ưu về hòa âm vào năm 1954. Trong thời gian theo học tại Pháp, ông có soạn nhạc cho cuốn phim Việt Nam tựa đề là “Một trang nhật ký”.
Sau đó ông ở lại Paris cho đến năm 1958 mới trở về sống tại Saigon để bắt đầu quan tâm đến lĩnh vực sáng tác về nhạc giao hưởng. Công trình quan trọng nhất của nhạc sư Nghiêm Phú Phi là sự cho ra đời những bài giao hưởng, trong đó ông đã đưa vào âm thanh của một số nhạc khí cổ truyền của Việt Nam là đàn bầu, đàn tranh và đàn nhị. Tại Saigon, ông tham gia mọi thứ trong lãnh vực chuyên môn của mình, từ dạy piano, đàn trong phòng trà và các club Mỹ, đến đàn và điều khiển ban nhạc trong các đài phát thanh, truyền hình; đệm piano cho chương trình ngâm thơ; soạn nhạc cho các bộ phim,…
Các trường ca lừng danh của Việt Nam như “Hòn Vọng Phu” của Lê Thương, “Mẹ Việt Nam” và “Con đường cái quan” của Phạm Duy, “Hội trùng dương” của Phạm Đình Chương,… là do Nghiêm Phú Phi hòa âm.
Nhạc sư Nghiêm Phú Phi là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của miền Nam, và là người hòa âm nhiều nhất cho các dĩa nhạc thu âm trước 1975. Không chỉ thể hiện tài năng ở các ca khúc nhạc tiền chiến, thính phòng, ông còn hòa âm rất nhiều ca khúc nhạc vàng, như bài “Nửa Đêm Ngoài Phố” của Trúc Phương với tên tuổi Thanh Thúy một phần được vang danh là nhờ tài hòa âm của Nghiêm Phú Phi.
Nhận thấy tài năng ấy, nghệ sĩ Hoàng Thi Thơ đã mời nhạc sư Nghiêm Phú Phi cộng tác trong những buổi trình diễn ở trong nước cũng như lưu diễn tại các nước ngoài. Hòa âm và trình bày nhạc dân tộc cũng là điều mà Nghiêm Phú Phi ấp ủ, tuy rằng ông tốt nghiệp bên Tây và không biết sử dụng nhạc cụ cổ truyền Việt Nam.
Nghiêm Phú Phi được cử làm Phó Giám Đốc (từ năm 1965 đến 1970) và Giám Đốc (từ 1970 đến tháng 4 năm 1975) trường Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn, là nơi tốt nghiệp của rất nhiều nhạc sĩ nổi danh của nền âm nhạc Việt Nam. Thời gian đó là thời điểm ông bận rộn nhất, như ông nói: “Trước năm 75, tôi làm việc một ngày 12 tiếng, một tuần lễ 7 ngày. Không có thì giờ ngồi không chơi. Vì vậy phải thức đêm, bỏ ngủ để làm những cái gì ngoài sinh họat bình thường!”.
Là một nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng giống như 2 tên tuổi khác là Văn Phụng và Y Vân, nhưng Nghiêm Phú Phi có điểm khác biệt là không sáng tác ca khúc. Giải thích về việc này, ông cho biết vì qua bận rộn với công việc hòa âm khi 1 ngày làm việc 12 tiếng. Ngoài ra ông còn nói rằng không thích làm những việc mà đã có quá người làm rồi: “Bây giờ sáng tác ca khúc thì người ta viết nhiều quá, tôi viết chi nữa! Tôi không làm! Cái gì người ta làm nhiều quá, tôi không làm. Cái gì ít người làm, tôi mới làm! Hoặc cái gì người ta làm không được tôi mới làm!”
Nhạc sư Nghiêm Phú Phi có 3 người con với vợ đầu là Phi Anh, Anh Phi, Anh Phiệt. Sau năm 1975, ông tái giá với bà Nguyễn Ngọc Sương và có thêm 2 người con là Phi Yến, Phi Oanh.
Sau năm 1975, Nghiêm Phú Phi mở lớp dạy piano để mưu sinh, nhưng những năm đầu tiên không có nhiều người học. Vài năm sau đó, nhờ những môn sinh cũ của ông ở nước ngoài hỗ trợ, và có thêm nhiều người đăng ký học piano nên cuộc sống đỡ vất vả. Đến năm 1985, gia đình ông được 2 người con riêng của bà Nguyễn Ngọc Sương bảo lãnh sang ở Port Arthur, sau đó sang Cali và qua đời tại đây vào ngày 16/1/2008.
Tổng hợp
Nhiều người nghe nhạc Việt Nam thường không để ý đến nhạc sĩ hòa âm cho ca khúc. Thường người ta chỉ tìm hiểu tên ca sĩ, tên ca khúc và tên người sáng tác. Nhưng vai trò của nhạc sĩ hòa âm rất quan trọng, họ tạo ra âm thanh của các nhạc khí để khắc họa nội dung bài hát. Để làm được điều đó, nhạc sĩ hòa âm cần có kiến thức về âm nhạc và phải sáng tạo để tạo nên cấu trúc bài hát. Nghiêm Phú Phi là một nhạc sĩ hòa âm tài ba và nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Ông đã hòa âm cho nhiều ca khúc nổi tiếng và được xem là “linh hồn hoà âm” của nhiều hãng đĩa và băng nhạc trước và sau 1975. Ông cũng đã đưa những nhạc khí truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, đàn tranh và đàn nhị vào âm thanh của các bài hát.
Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sư #Nghiêm #Phú #Phi #Nhạc #sĩ #hòa #âm #nổi #tiếng #nhất #trước #năm