Cuộc tình kéo dài suốt đời của nhà thơ Cung Trầm Tưởng và “Trời mùa Đông Paris làm chia ly…” – Thẩm âm Thanhhaaudio

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng đã trải qua một cuộc tình đau buồn tại Paris vào mùa đông. Chuyện tình này đã kéo dài cả đời anh với sự chia ly đau lòng..

Bạn đang xem bài viết về Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ rất quen thuộc từ đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn với những dòng thơ lãng mạn. Tên tuổi ông nhanh chóng tràn vào giới thanh niên trí thức thời bấy giờ khi ông từ Pháp trở về Việt Nam cùng không khí lãng mạn của phong trào thơ mới, lúc đó vẫn còn ảnh hưởng nhiều đến thanh niên trí thức Việt Nam. Nhắc đến Cung Trầm Tưởng thời đó, mọi người đều biết đến những bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là Mùa Thu Paris, hoặc Chưa Bao Giờ Buồn Thế với “Ga Lyon đèn vàng” và “Lên xe tiễn em đi chưa bao giờ buồn thế…”

Ngay cái tên của nhà thơ cũng đã ấn tượng đối với nhiều người vì chất văn học rất đậm trong mỗi chữ: Cung Trầm Tưởng.

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng

Cung Trầm Tưởng tên thật là Cung Thức Cần, sinh ngày 28 tháng 2 năm 1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi (1947), ông bắt đầu làm thơ, và có tập thơ đầu tay tên là “Sóng Đầu Dòng”. Năm 1949, ông rời Hà Nội vào Sài Gòn, học tiếp trung học tại trường Chasseloup Laubat.


Năm 1952, sau một năm học đại học, ông sang Pháp du học, tốt nghiệp Kỹ Sư tại Trường Võ Bị Không Quân ở Salon-de-Provence. Đến năm 1957 thì trở lại Sài Gòn và phục vụ trong binh chủng không quân trong được 23 năm.

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”


Trong số những bài thơ được phổ nhạc của Cung Trầm Tưởng, có lẽ ai cũng biết đến 2 ca khúc Mùa Thu ParisTiễn Em của nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ Chưa Bao Giờ Buồn Thế:

Ngôn ngữ trong 2 bài thơ này thật ra không phải mới lạ hay phá cách để nổi tiếng, mà được giới trẻ đón nhận một cách thích thú vì một chi tiết trước đó chưa bao giờ xảy ra, đó là:

Một chàng thanh niên Việt Nam du học có người yêu bên Pháp với tóc vàng mắt xanh… hai người yêu nhau và chính những cuộc chia tay trên ga vắng đã thi vị hóa câu chuyện để nó trở thành một mode mới trong đời sống thanh niên thời bấy giờ. Bài thơ như một trang sách mới cùng những con đường lạ lẫm bên trời Tây mở ra cho giới trẻ và đâu đó người đọc cảm thấy phần nào hả hê bù đắp lòng tự ái dân tộc đã bị mất mát khá nhiều dưới gót giày được gọi là khai hóa văn minh của thực dân Pháp.

Mùa thu Paris
Mùa thu Paris
Trời buốt ra đi
Hẹn em quán nhỏ
Rưng rưng rượu đỏ tràn ly


Mùa thu đêm mưa
Phố cũ hè xưa
Công trường lá đổ
Ngóng em kiên khổ phút, giờ

Mùa thu âm thầm
Bên vườn Lục-Xâm
Ngồi quen ghế đá
Không em buốt giá từ tâm

Mùa thu nơi đâu?
Người em mắt nâu
Tóc vàng sợi nhỏ
Mong em chín đỏ trái sầu

Mùa thu Paris
Tràn dâng đôi mi
Người em gác trọ
Sang anh, gót nhỏ thầm thì

Mùa thu không lời
Son nhạt đôi môi
Em buồn trở lại
Hờn quên, hối cải cuộc đời


Mùa thu! mùa thu
Mây trời âm u
Yêu người độ lượng
Trông em tâm tưởng, giam tù

Mùa thu!…
Trời ơi! Tình thu!


Thái Thanh hát Mùa Thu Paris

Nhà thơ Cung Trầm Tưởng chia sẻ kỷ niệm về bài thơ này:

“Tôi làm những bài thơ về Paris đó là có thật. Lẽ dĩ nhiên khi làm thơ thì mình cũng lý tưởng hóa nó một chút, tất cả về tóc vàng mắt xanh là có thật. Thời đó tôi học ở trường Pháp cứ bị mang tiếng là Tây con, đã sẵn có ngôn ngữ Pháp và văn hóa Pháp thấm nhuần trong người thành ra sang bên đó mình không bị lạ lẫm. Tôi gặp một số mối tình dù rằng không vĩnh viễn nhưng nó đánh giá những kỷ niệm đầu đời của mình”.

Kỷ niệm đầu đời cùng các mối tình tóc vàng mắt xanh ấy đã là nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ của Cung Trầm Tưởng vào thời mới lớn. Những chiếc ga nhỏ nằm trơ trọi giữa mùa đông nước Pháp đã từng chứng kiến biết bao cuộc chia tay trước đó, lại một lần nữa nhìn ngắm mối tình dị chủng giữa một chàng trai một đất nước bị trị và một cô gái tóc vàng, đại diện cho văn hóa và nếp sống phương Tây.

Từ đây trong hơi thở rẽ chia ấy, bắt đầu một thấm đượm khác nối liền hai bờ đại dương. Và cũng bắt đầu một vói ra ngoài, một trằn trọc mới đối với hàng triệu thanh niên Sài Gòn thời bấy giờ.

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tiễn em về xứ mẹ
Anh nói bằng tiếng hôn
Không còn gì lâu hơn
Một trăm ngày xa cách

Ga Lyon đèn vàng
Tuyết rơi buồn mênh mang
Cầm tay em muốn khóc
Nói chi cũng muộn màng

Hôn nhau phút này rồi
Chia tay nhau tức khắc
Khóc đi em. khóc đi em
Hỡi người yêu xóm học

Để sương thấm bờ đêm
Đường anh đi tràn ngập lệ buồn em…

Ôi đêm nay
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly

Tàu em đi tuyết phủ
Toa anh lạnh gió đầy
Làm sao anh không rét
Cho ấm mộng đêm nay
Và mơ ngon trên khắp nẻo đường rầy !

Trời em mơ có sao
Mình anh đêm ở lại
Trời mùa đông Paris
Không bao giờ có sao

Trời mùa đông Paris
Chưa bao giờ buồn thế!


Sĩ Phú hát Tiễn Em

Bài thơ có câu “hỡi người yêu xóm học, để sương thấm bờ đêm…” – “Xóm học” được tác giả giải thích là khu đại học ở Paris.

“Xưa mẹ” trong câu “Tiễn em về xứ mẹ” không phải là xứ mẹ đất Việt, mà Cung Trầm Tưởng giải thích đó là miền Nam nước Pháp, quê hương của cô gái “tóc vàng sợi nhỏ”. Ông nói:

“Mùa Ðông Paris thời đó không khí thường bị ô nhiễm; và phổi nàng – người con gái gây cảm hứng khiến tôi làm bài thơ – không được mạnh và nàng lại bị suyễn nữa, vì thế bác sĩ khuyên là trong ba tháng mùa Ðông, nàng nên đi về miền Địa Trung Hải để hưởng không khí trong sạch. Ba tháng xa cách, thế nhưng thời đó tuổi trẻ lắm lúc đam mê và cũng hơi cường điệu, tôi có cảm tưởng xa nhau biền biệt, nên mới trải tâm sự thành bài thơ”.

Khi đi tàu điện từ Paris về vùng phía Nam nước Pháp phài lên ga Lyon, nên có câu thơ rất lãng mạn: “Ga Lyon đèn vàng, tuyết rơi buồn mênh mang…”. Ga Lyon này không phải là thành phố Lyon như nhiều người tưởng, mà ga này có tên chính thức là Paris-Gare-de-Lyon, là một trong sáu ga xe lửa tuyến chính lớn ở Paris – thủ đô nước Pháp.

“Ga Lyon đèn vàng”

Người yêu thơ Cung Trầm Tưởng không dễ gì quên cô gái tóc vàng bên trời Tây cách đây 60 năm để chia sẻ những cảm nhận của nhà thơ những hình ảnh của các cô gái Sài Gòn ngày nay.

Tiếng còi tàu vẫn chứng tỏ ma lực của nó quyến rũ người đọc thơ đến mức sau bằng ấy năm, hình như mỗi lần nghe lại bản nhạc Tiễn Em do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ “Chưa Bao Giờ Buồn Thế” của ông, người nghe vẫn cảm thấy hình như đang dấy lên nỗi buồn man mác.

Nỗi buồn không tên nhưng có thật. Và nó vẫn ở đấy trong bất cứ người nào nếu từng thừa nhận rằng sự chia tay nào cũng đều rơi nước mắt…

nhacxua.vn tổng hợp
Nguồn: bacsiletrungngan.wordpress.com/

Cung Trầm Tưởng là một nhà thơ nổi tiếng từ thập kỷ 1960 tại Sài Gòn, Việt Nam. Ông nổi tiếng với những bài thơ lãng mạn. Tác phẩm của ông thường được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc, như Mùa Thu Paris và Tiễn Em. Những bài thơ này đã trở thành một phong cách mới trong đời sống thanh niên thời đó. Cung Trầm Tưởng đã có cuộc sống và tình yêu đầu đời tại Pháp, nơi ông học đại học và gặp nhiều mối tình đặc biệt với những cô gái Pháp. Trong các bài thơ, ông thể hiện những cảm xúc buồn và nhớ nhung.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nhà thơ Cung Trầm Tưởng và chuyện tình “Trời mùa Đông Paris suốt đời làm chia ly…” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nhà #thơ #Cung #Trầm #Tưởng #và #chuyện #tình #Trời #mùa #Đông #Paris #suốt #đời #làm #chia

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *