Ai là người đại diện nghệ sĩ sân khấu Việt? – Cập nhật Thanhhaaudio

Tổ nghề sân khấu Việt là một nhóm người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sân khấu ở Việt Nam. Họ là những nghệ sĩ, diễn viên và những người làm công việc liên quan đến sân khấu như người thức tỉnh ánh sáng và Âm thanh. Tổ nghề sân khấu Việt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển nghệ thuật sân khấu, đồng thời duy trì và phổ biến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam..

Bạn đang xem bài viết về Tổ nghề sân khấu Việt là ai? tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Lâu nay, các nghệ sĩ sân khấu người Việt, đặc biệt là bên cổ nhạc, thường chọn ngày 11 tháng 8 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ sân khấu, thường gọi là “tổ nghề”.

Vì sao ngày lại chọn ngày này làm ngày giỗ tổ? tương truyền là dịp đó, gần ngày Trung Thu, vua Đường Minh Hoàng bên Tàu du nguyệt điện trở về mang theo khúc hát Nghê Thường dạy cung nữ ca múa để ông và Dương Quý Phi thưởng thức.

Vậy ai là ông tổ của sân khấu Việt? Câu trả lời là không ai biết chính xác, mỗi người kể mỗi câu chuyện khác nhau, khấn vái những vị tổ khác nhau.

Xin nói thêm, việc cúng tổ nghề này đáng ra chỉ dành cho bên cổ nhạc, còn tân nhạc, tức các loại nhạc hát theo 7 nốt nhạc Tây phương này xuất phát từ phương Tây, nếu tân nhạc có cúng tổ nghề thì chắc chắn ông tổ đó phải là một ông Tây nào đó. Do vậy, ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ giới hạn trong giới cải lương, hát bội, tuồng, chèo, nhưng trong khoảng gần 20 năm trở lại đây, ngày giỗ tổ bắt đầu được đông đảo giới nghệ sĩ và những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật như phim ảnh, ca nhạc, kịch chọn làm ngày giỗ tổ chung.

Trở lại với tổ nghề sân khấu Việt Nam, thì MC Nguyễn Ngọc Ngạn có kể rằng khi mới bước chân vào làng văn nghệ, điều đầu tiên làm ông ngạc nhiên là giới nghệ sĩ rất quan tâm đến Tổ nghề, buổi văn nghệ nào cũng lập bàn thờ Tổ để nghệ sĩ trước khi ra sân khấu thắp nhang khấn vái. Họ vái Tổ rất thành khẩn, nhưng tôi hỏi Tổ là ai thì hầu như không ai biết!


Đa số các tư liệu đều ghi chép rằng tổ nghiệp của hát bội và cải lương là “Tam Vị Thánh Sư”, có sách lại nói là Nhị Vị Thánh Sư.

Xem bài khác

Danh hề Tùng Lâm – Nghệ sĩ hài cuối cùng của làng văn nghệ Sài Gòn xưa

Hình ảnh thư sinh của Thế Sơn trong video ca nhạc 30 năm trước khi còn ở Việt Nam


Truyền thuyết kể lại rằng vì hiếm muộn nên để tạ ơn trời đất đã ban cho mình hai đứa con, nhà vua bèn lập đoàn hát biểu diễn trong cung ca ngợi công ơn trời đất để tỏ lòng thành của mình. Không ngờ hai vị hoàng tử này tỏ ra quá đam mê xem ca hát. Một hôm, họ lén vua cha đi xem hát rồi say mê đến nỗi quên ăn, quên ngủ, kiệt sức và cùng nhau chết. Người nghệ sĩ mượn hai vị hoàng tử này làm hai vị thần phù hộ cho nghề hát và ngày mất của hai vị (ngày 12 tháng 8 âm lịch) trở thành ngày giỗ Tổ. Tuy nhiên câu chuyện này không nói rõ hai vị hoàng tử đó tên gì, thời vua nào.

Gắn một câu chuyện không có nguồn gốc và niên đại với chuyện tổ nghề sân khấu như vậy e không thích hợp. Hơn nữa, hai vị hoàng tử vô danh kia cũng chỉ là người đi coi hát, không phải là người phát minh hoặc truyền nghề, thì không thể là tổ nghiệp được.

Dù xuất xứ hoang đường, nhưng tới nay nhiều nghệ sĩ vẫn khấn vái Nhị vị thánh sư trước bàn thờ tổ trước khi  bước ra sân khấu. Không những vậy, dân hát bội và cải lương còn thờ thêm nhiều vị thần khác nữa, cho nên mới có việc một số nghệ sĩ thường khấn vái rất dài dòng khi đứng trước bàn thờ tổ. MC Nguyễn Ngọc Ngạn đã kể lại rằng cố nghệ sĩ Chí Tài trước khi ra sân khấu đã khấn đúng nguyên tắc xưa như sau:

“Cầu xin chư vị Thánh tổ, Tiên sư, Tổ sư, Thập nhị công nghệ, Lão lang đại thần, Tiên hiển, Hậu hiển, Tả ban, Hữu ban, cảm ứng chứng minh lòng thành của đệ tử là Chí Tài, sắp đóng vai Thái sư Đổng Trác trong tuổng Lã Bố Hý Điêu Thuyền!”


Việc dân hát xướng thờ nhiều vị thần như vậy, có lẽ cũng giống như trong dân gian, người ta cứ vái bốn phương tám hướng, trúng ai thì người ấy phù hộ.

Theo một tài liệu của Pháp thì giới hát xướng còn thờ cả Khổng Tử, mặc dù theo chuyện xưa kể lại thì Khổng Tử rất ghét, căm thù giới ca nhi.

Theo tác giả Đinh Bằng Phi thì diễn viên ở miền Bắc thường thờ 3 vị là: Cửu Thiên Huyền Nữ, Đức Thánh Quan Đông Phương Sóc. Ba vị này, không có ai là người Việt Nam.

Cửu Thiên Huyền Nữ là Nữ Thần Chiến Tranh trong Thần Thoại Trung Hoa. Theo truyền thuyết, một trong những điển tích nổi tiếng nhất về bà là việc bà là người đã chỉ dạy cho Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu (một anh hùng cổ xưa của người Miêu ở Trung Quốc).


Cửu Thiên là 9 cõi trời, biểu tượng cho nước Trung Hoa thời xưa có 9 châu do Hoàng Đế nhà Hạ phân định, gồm: Duyện, Thanh, Ký, Từ, Dự, Huy, Lương, Dương và Kinh châu. Cửu Thiên Huyền Nữ là nhân vật trong huyền sử, không có thật, và ngay cả nhân vật Hoàng Đế, đứng đầu Ngũ Đế, dựng nên nước Trung Hoa, cũng chỉ là một hình bóng mơ hồ trong cổ sử Trung Hoa.

Người thứ hai là Đức Thánh Quan thì là nhân vật có thật trong lịch sử, chính là Quan Công đời Tam Quốc. Quan Công được nhiều giới thờ kính, kể cả giới thương mại thường xây chùa thờ gọi là Chùa Ông. Lý do chính vì Quan Công là biểu tượng cho tín nghĩa. Một khi đã hứa thì không sai lời. Tào Tháo tặng cho Quan Công áo cẩm bào mới, ông mặc vào trong và khoác cái áo cũ Lưu Bị tặng ở bên ngoài để lúc nào cũng nhớ đến ông anh đã kết nghĩa vườn đào. Tào Tháo tặng đủ mọi thứ, hứa hẹn ban chức cao quyền trọng để dụ Quan Công ở lại, nhưng ông vẫn bỏ đi tìm Lưu Bị vì ông đã hứa như vậy.

Người thứ 3 là Đông Phương Sóc cũng là nhân vật có thật đời Hán Vũ Đế. Ông làm quan đến chức Thị trung, mê văn chương và ca hát. Ông viết tuồng, lập đoàn hát, dạy ca nhi giúp vui cho triều đình. Theo một số tư liệu, chẳng hạn cuốn Từ Cái Nhìn Văn Hóa của Đỗ Lai Thúy thì Đông Phương Sóc còn là tác giả cuốn truyện ma Thần Dị Kinh, một trong những truyện kinh dị đầu tiên của Trung Hoa.

Nếu Đông Phương Sóc sống vào thời nay thì chúng ta có thể gọi ông là một “danh hài” vì đầu óc ông rất bén nhạy, hay dùng chuyện cười để mua vui cho Vua và cũng để răn đời. Dĩ nhiên, trời đã sinh ai có óc hài hước thì phải ban cho người ấy có bộ óc thông minh, nhanh trí. Bởi vì trí óc chậm chạp thì làm sao nghĩ ra được chuyện cười hoặc thưởng thức nổi chuyện cười!

Hán Vũ Đế rất thích Đông Phương Sóc, thường ban thưởng cho nhiều của cải. Ông dùng tiền vua ban, cứ vài tháng lại cưới một cô vợ mới và đuổi cô vợ cũ đi!

Hán Vũ Đế là một ông vua uy nghiêm vào bậc nhất của nhà Hán mà ai cũng sợ. Dưới thời ông, Trung Hoa mở rộng bờ cối, xâm lăng hết các nước chung quanh, kể cả Triều Tiên. Chính ông đã gửi Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức và Dương Bộc sang đánh nhà Triệu nước ta, thiết lập 1000 năm Bắc thuộc lần thứ nhất kể từ năm 111 trước Tây lịch.

Một hôm, Hán Vũ Đế bàn chuyện xem tướng với quần thần. Vua nói:

– Sách tướng dạy rằng: Phần dưới mũi gọi là nhân trung, hễ nhân trung cứ dài một thốn thì sống thọ được 100 tuổi.

Đông Phương Sóc vừa nghe xong liền phì cười. Vua tái mặt vì giận. Các quan xúm vào xin vua khép tội phạm thượng, phải xử chém. Đông Phương Sóc mới nói:

– Thần đâu dám cười bệ hạ. Thần cười là cười ông Bành Tổ mặt dài quá! Ông Bành Tổ sống tới 700 tuổi. Như vậy thì nhân trung ông Bành Tổ phải dài tới 7 thốn. Thần không hình dung nổi mặt ông ấy dài cỡ nào!

Vua nghe xong cũng phải bật cười mà tha cho Đông Phương Sóc, lại còn ban thưởng cho ông nữa.

Về sau, nhiều người coi Đông Phương Sóc là một trong những vị tổ của nghề ca hát và hài hước, được giới nghệ sĩ cúng bái hàng năm.

Ngoài ra, trong cuốn Việt Nam Ca Trù Biên Khảo hai tác giả Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề cho biết Tổ nghề ca hát (ả đào hay ca trù) ở đất Bắc là Bạch Hoa Công Chúa.

Chuyện xưa kể rằng vào đời nhà Lê, có chàng thanh niên con nhà giàu ở Hà Tinh, tên Đinh Lễ (tự Nguyên Sinh) không thích ăn học để ra làm quan, mà thường ôm cây đàn nguyệt lang thang trong rừng và lâu lâu ngồi tấu nhạc bên dòng suối.

Một hôm, có hai vị tiên ông hiện ra, trao cho Đinh Lễ một miếng gỗ và một tờ giấy có vẽ hình cây đàn. Đinh Lễ đem về tìm thợ giỏi đóng một cây đàn đúng như hai vị tiên ông đã cho biết trên giấy.

Quả nhiên, cây đàn đó có công dụng rất kỳ lạ: Gảy đàn lên thì chim đang bay cũng sà xuống, cá đang bơi cũng dừng lại, và đặc biệt nhất là tiếng đàn có thể trị được bá bệnh.

Đinh Lễ thích cây đàn lắm, từ đó cứ ôm đàn đi trình diễn khắp nơi. Một hôm, Đinh Lễ lang thang qua huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Quan huyện chỉ có mỗi cô con gái đẹp như tiên nga giáng trần nhưng bị câm, không nói được. Cô tên Bạch Hoa, năm ấy đã 19 tuổi.

Quan huyện buồn phiền, cả ngày chỉ uống rượu giải sầu! May cho quan là một hôm Đinh Lễ ghé ngang, tạt vào nhà quan, gảy một khúc nhạc. Nghe tiếng đàn quá du dương, cô gái câm cũng phải cất tiếng khen ngợi, từ đó nói được.

Sau đó Quan huyện gả con gái cho Đinh Lễ. Lấy nhau về chồng đàn vợ hát suốt ngày, Bạch Hoa bị câm đã lâu, lúc ấy chẳng những nói được mà hát lại rất hay. Cô lập đoàn ca múa, dạy cho ca nhi, rất đông con gái trong huyện xin gia nhập.

Tới một hôm, Đinh Lễ vào rừng theo tiếng gọi của nhị vị tiên ông thuở trước, rồi chàng ở lại luôn để tu thành tiên. Bạch Hoa biết ý nhị vị tiên ông nên phân phát hết tài sản cho người nghèo rồi đóng cửa dạy hát. Ít lâu sau, không có bệnh gì mà tự dưng qua đời!

Dân làng nhớ ơn, lập đền thờ gọi là Đền Bà Bạch Hoa Công Chúa và phong bà làm tổ nghề ca hát xứ Bắc. Hằng năm, giỗ tổ là ngày 11 tháng 12 âm lịch.

Chuyện trên đây dĩ nhiên là truyền thuyết, bởi hát ả đào hay ca trù đã có từ đời Lý Thái Tổ (1010 – 1028), chứ không phải chờ mãi đến nhà hậu Lê như trong chuyện Đinh Lễ – Bạch Hoa.

Sử còn ghi đời Lý có cô ca sĩ là Đào Thị nổi tiếng hát hay, thường được vua ban thưởng. Trước đó, từ đời nhà Đinh, cũng đã có bà Phạm Thị Trân (có sách ghi là Phạm Thị Trâm) được tôn vinh chức “Ưu Bà” (Ưu là diễn trò) coi như một trong những người tiên phong trong ngành ca múa, cụ thể là hát chèo.

Tuy nhiên, Đào Thị cũng chưa phải là tổ nghiệp sân khấu, vì trước thời Lý, thời Tiền Lê, đã có vua Lê Đại Hành từng tự biên tự diễn hát múa trong cung đình, tức là nghề hát xướng đã có trước cô Đào Thị rất lâu.

Tự điển Văn Hóa Dân Gian của Vũ Ngọc Khánh thì ghi:

“Bà Phạm Thị Trâm được một vị quan ở Hải Dương tiến vào cung vua Đinh Tiên Hoàng để dạy múa hát và tấu hài cho cung phi và binh sĩ. Bà được tôn là tổ sư ngành hát chèo ở nước ta.”

Như vậy, tổ nghề ca hát ở nước ta vẫn chưa được xác định rõ là ai, vì mỗi sách nói mỗi chuyện khác nhau. Nhưng nếu xét theo thứ tự thời gian của các câu chuyện trên thì đúng ra tổ nghề ca hát của người Việt phải là Ưu Bà Phạm Thị Trâm thời vua Đinh thì hợp lý hơn những người khác. Vì thời Đinh, xong mới tới thời Tiền Lê (Lê Đại Hành), rồi mới tới thời nhà Lý có chuyện Đào Thị, qua đời Trần, rồi mới tới Đinh Lễ – Bạch Hoa thời nhà Hậu Lê.

Nói tóm lại, tổ nghề sân khấu là ai, thì từ xưa đã không có câu trả lời đích xác, nói gì tới ngày nay hoặc mai sau.

Hầu hết các nghệ sĩ trong giới giải trí Việt Nam hiện nay đều tỏ ra rất tin vào sự linh thiêng của tổ nghề, ví dụ như khi họ nói điều xấu, làm điều sai lập tức sẽ bị “tổ phạt”, còn thành tâm sẽ được “tổ độ”. Cũng từ những câu chuyện có thật nhưng khó lý giải mà nhiều nghệ sĩ tin vào sự hiển linh và quyền năng của ông tổ. Thậm chí, họ cho rằng sự nghiệp của một nghệ sĩ cũng được cho là do tổ nghiệp quyết định tất cả. Tuy nhiên, theo Đinh Bằng Phi là tác giả của nhiều đầu sách nghiên cứu về sân khấu, ông khẳng định những chuyện kiêng kỵ đa phần đều có thể giải thích từ thực tế và lòng thờ kính của nghệ sĩ dành cho tổ nghề cũng như niềm tin vào sự linh thiêng của tổ nghề cũng chỉ xuất phát từ lòng biết ơn, sự kính trọng. Ngoài việc thờ tổ nghiệp là hai vị hoàng tử hoặc các nhận vật huyền thoại khác, một số nghệ sĩ ngày nay, đặc biệt là nghệ sĩ cải lương, còn thờ những nghệ sĩ có công với sân khấu như Cao Văn Lầu, Trần Hữu Trang, Nghệ sĩ Năm Châu, Phùng Há, Năm Phỉ…

Liên quan tới việc cúng tổ nghiệp, xin chép lại một câu chuyện thần bí mà MC Nguyễn Ngọc Ngạn có nhắc tới trong cuốn Kỷ Niệm Sân Khấu:

Trước năm 75, tôi có đọc được câu chuyện sau đây đăng trong báo Xuân. Sau này, ở hải ngoại chính tai tôi lại nghe một nghệ sĩ cải lương thuật lại một lần nữa:

Khoảng đầu thập niên 50, đoàn Việt Kịch Năm Châu diễn vở Tây Thi Gái Nước Việt của chính soạn giả Năm Châu. Tại Sài Gòn, Chợ Lớn, chỗ nào cũng rất ăn khách, đêm nào vé cũng sold-out (ngày trước thường dùng tiếng Pháp là vé bán complet). Đoàn mới quyết định lên diễn ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tuy nhiên đột nhiên diễn ở Thủ Dầu Một lại bị ế vé, đêm đầu khai trương rầm rộ mà vé bán chưa được 1/3 rạp! Kịch sĩ Năm Châu phân vân không biết nên nán lại hay bỏ đi nơi khác thì một nhạc sĩ trong đoàn buồn rầu phát biểu:

– Cái này là do ông Tổ đi chơi với mấy con đầm rồi!

Ý nói bán vé ế là vì Tổ nghiệp ham vui, theo gái, không nhớ đến đoàn hát! Mọi người ngơ ngác chưa hiểu gì thì anh nhạc sĩ chỉ lên nóc rạp hát, nơi có hai bức tượng tạc hình 2 cô gái Pháp mặc áo đầm trễ xuống bụng, để ngực trần, một cô ôm đàn Luth và một cô ôm đàn Harpe. Người Pháp khi xây rạp hát này, đã đặt khắc hai bức tượng đó như những biểu tượng của âm nhạc Tây phương mà chúng ta thường thấy bên Âu châu. Theo ông nhạc sĩ thì ông Tổ cải lương vì mê hai cô đầm này mà quên đoàn kịch của ông Năm Châu nên vé không bán được!

Đêm hôm đó cả đoàn nằm ngủ trong rạp, Tổ hiện về với ông Năm Châu và hai nghệ sĩ khác, nói cho biết: Hai con ma nữ trên nóc rạp cản không cho khán giả vô coi nên rạp mới vắng như vậy!

Sáng thức dậy, ông Năm Châu vội lập bàn thờ để tạ ơn Tổ đã thương ông mà hiện về báo mộng. Sau đó, ông cho người leo lên nóc rạp, lấy dầu hắc bôi đầy mặt hai cô đầm, coi như ếm bùa để hai cô đầm kia không dám ra tay phá phách nữa!

Quả nhiên, từ đó xuất hát nào vé cũng sold-out!

Nghe xong câu chuyện này, tôi có hai thắc mắc:

• Thứ nhất: Hai bức tượng trên nóc rạp đúc bằng xi-măng, sản xuất hàng loạt để đặt tại bất cứ rạp hát nào của Pháp. Chúng là những vật vô tri vô giác, hồn ở đâu mà hiện về chọc phá đoàn kịch Năm Châu, lại còn dụ dỗ ông Tổ nghề đi chơi và cản không cho khán giả vô rạp! Rõ ràng là một sự tưởng tượng quá đáng! Tôi viết bao nhiêu truyện ma mà tôi cũng chưa nghĩ ra được chi tiết này!

Anh nhạc sĩ kia còn run run kể lại rằng, trong đêm khi anh nằm ngủ, cô đầm trên nóc rạp đã hiện về, đè lên người anh, ôm chặt lấy anh, đòi làm vợ anh khiến anh gần nghẹt thở!

Tôi nghĩ: Biết đâu có bà nào hoặc cô nào trong đoàn, nửa đêm chui vào mùng và ôm anh ta cho đỡ cô đơn, chứ tượng xi-măng làm sao mò xuống với anh được!

• Thứ hai: Giới cải lương từ lâu vẫn thắc mắc không biết Tổ nghề đích thực là ai, cho nên họ phải thờ quá nhiều vị. Thờ lung tung như vậy thì chắc ông Tổ thật buồn lòng lắm! Nay Tổ đã hiện về với ông Năm Châu và hai nghệ sĩ nữa trong đoàn, sao không công bố rõ ràng cho mọi người biết Tổ là ai, tên gì, để từ nay đừng thờ những người khác nữa!

Nhân nói đến cúng tổ, tôi nhớ lần đầu đi trình diễn, thấy bầu show bày bàn thờ tổ rồi nghệ sĩ thay nhau tới thắp nhang khấn vái trước khi ra sân khấu, tôi ngạc nhiên lắm. Lúc ấy, tôi chưa biết là dân văn nghệ hầu như ai cũng tin tổ nghiệp, kể cả những người theo đạo Thiên Chúa. Họ cho là Tổ rất linh thiêng, thành tâm cầu xin thì sẽ được tổ đãi, nghĩa là trình diễn trơn tru, khán giả tán thưởng. Ai không thành tâm trong nghề, trước khi hát không cúng vái thì có thể sẽ bị tổ trác, tổ hành hay tổ phạt:

• Tổ trác là tổ làm cho đầu óc u mê, lú lẫn, quên lời, hát bậy, ăn nói vô duyên hoặc diễn lộn vai trên sân khấu.
• Tổ hành là tổ làm cho mình bị quáng gà, chói mắt, bước hụt chân lọt ra ngoài sân khấu, té xuống đất gẫy chân.
• Tổ phạt là tổ làm cho điên dại vì có ý định bỏ nghề!

Chả hiểu vì lý do gì mà người ta cứ gán cho tổ nghề cái tính nghiêm khắc như vậy? Chỉ biết vì tin như thế cho nên những người đã lỡ theo nghiệp ca hát thì phải cống hiến cả một đời cho nghệ thuật, không được bỏ ngang. Những người đã quá già, hết còn ăn khách, bầu show và khán giả đã quên hẳn rồi, bây giờ về hưu hoặc sinh sống bằng nghề khác, vẫn cứ phải hát ít nhất mỗi năm một lần trong ngày cúng tổ, dù hát không ai trả tiền! Chì vì không hát thì sợ tổ quật chết!

Chả biết có ông tổ nào hiện về truyền lệnh như thế hay không, nhưng giới hát bội và cải lương phần đông đều tin như vậy! Rồi thế hệ này truyền xuống thế hệ khác, không ai dám lật ngược lại vấn đề.

Viết đến đây, tôi nhớ lại hồi cuối năm 2008, Thúy Nga tổ chức live show tai rạp Majesty, thành phố Dallas. Rạp này thiên hạ vẫn đồn là có ma vì hồi trước có người khán giả ngồi ở balcony coi hát rồi gục xuống chết! Tôi chỉ nghe nghệ sĩ nói thế thôi, chứ không đọc được bài báo nào tường thuật về cái chết đó, cho nên chẳng biết có thật hay không. Mà dù có đọc đi chăng nữa, cũng chẳng thể nào kiểm chứng được rạp này có ma hay không?

Trung tâm Vân Sơn từng thu hình tại đây và nghệ sĩ cũng đồn nhau là có người gặp ma trong restroom: Không có ai trong toilet mà nước cứ giật liên tục!

Cá nhân tôi là người viết truyện ma, nhưng ít khi nào tôi tin có ma! Tuy nhiên, hôm ấy có một chuyện nhỏ xẩy ra tại rạp này:

Nữ ca sĩ Mai Thiên Vân hát bài Gõ Cửa của Mạnh Quỳnh. Sau khi tôi và Kỳ Duyên giới thiệu, Mai Thiên Vân cầm micro từ trong tiến ra, vừa đi vừa hát. Đứng trên sân khấu, đèn pha sáng rực rọi vào thẳng mắt nên thường không nhìn thấy gì trước mặt. Huống chi cái rạp này lại có một khuyết điểm lớn là, đáng lẽ mép sân khấu phải được dán một lớp băng keo trắng để nghệ sĩ biết đó là giới hạn, không bước thêm được nữa, bởi vì nếu bước thêm thì sẽ lọt xuống sàn! Đằng này, họ quên không dán băng keo, cũng không đánh dấu. Mai Thiên Vân cứ lừ lừ tiến tới, ngọt ngào hát “Nếu có lần anh gõ cửa ghé thăm…” rồi cô thản nhiên hụt chân rớt xuống phía khán giả!

Sân khấu khá cao, đúng tiêu chuẩn chuyên nghiệp mà cô lại mang guốc cao gót! Nhưng lạ một điều là cô không hề hấn gì cả, không gãy chân, không té quy, cứ thế mà tiếp tục hát như thường, vừa hát vừa tìm lối cầu thang bên hông, quay trở lại sân khấu!

Mai Thiên Vân là người theo đạo Thiên Chúa thuần thành, niềm tin vững chắc. Trước khi ra sân khấu cô thường làm dấu đọc kinh giống như các nghệ sĩ khác thắp nhang vái tổ. Việc cô bước hụt chân có thể giải thích dễ dàng bởi cô không nhìn thấy giới hạn của sân khấu. Nhưng việc rớt từ sân khấu xuống mà không gãy chân là điều lạ. Cô tin dường như có người vô hình nào đó đã đỡ cho cô khỏi té úp mặt xuống.

Nếu bảo rằng “Tổ hành” là Tổ làm cho quáng gà rồi bước lọt xuống sân khấu thì hoàn toàn không đúng trong trường hợp này. Đây là “đèn pha hành”, làm chói mắt chứ không dính gì đến Tổ cả!

Tôi vẫn thường nghĩ: Muốn xã hội đánh giá cao ngành nghề của mình thì chính mình phải bỏ bớt những niềm tin vu vơ, mê tín dị đoan, nhất là ở vào thời đại mà ngay cả nông thôn cũng làm quen với những lý luận khoa học. Chuyện sống chết là quyền của Tạo Hóa và cũng chỉ có Tạo Hóa mới có quyền đó. Linh hồn người chết bên cõi âm, đôi khi chúng ta vẫn gọi là ma, nếu có khả năng thì cũng chỉ giới hạn ở mức độ phù trợ người dương gian, hoặc hiện về chọc ghẹo để chúng ta sợ mà thôi, chứ làm gì có khả năng giết người! Cho nên cái câu “tổ quật chết” chỉ là lối nói chúng ta tự đặt ra để hăm dọa nhau chứ không bao giờ có chuyện đó. Thứ nhất, nếu có tổ, thì tổ không ác như vậy! Thứ hai, tổ dù muốn quật cũng không quật nổi!

nhacxua.vn biên soạn
Nguồn: Nguyễn Ngọc Ngạn – Kỷ niệm sân khấu

Các nghệ sĩ sân khấu Việt thường chọn ngày 11 tháng 8 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ sân khấu. Ngày này được cho là ngày vua Đường Minh Hoàng trở về Tàu và mang theo khúc hát Nghê Thường dạy cung nữ ca múa để ông và Dương Quý Phi thưởng thức. Tuy nhiên, không ai biết chính xác ông tổ của sân khấu Việt là ai. Ngày giỗ tổ sân khấu ban đầu chỉ dành cho bên cổ nhạc, nhưng gần đây đã mở rộng cho những ngành nghề có liên quan đến nghệ thuật. Nhiều nghệ sĩ khấn vái Nhị vị thánh sư trước khi ra sân khấu.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Tổ nghề sân khấu Việt là ai? chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Tổ #nghề #sân #khấu #Việt #là

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *