Bài phỏng vấn các nhạc sĩ Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Huỳnh Anh năm 1963 – Cực hay Thanhhaaudio

Bài phỏng vấn năm 1963 đã ghi lại cuộc trò chuyện giữa nhạc sĩ Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh và Huỳnh Anh. Trong buổi phỏng vấn, họ đã chia sẻ về sự phát triển của âm nhạc Việt Nam và vai trò của các nhạc sĩ. Các nhạc sĩ cũng đã đề cập đến mối quan hệ của họ với nhau trong ngành âm nhạc. Nội dung bài viết này là một bức tranh tổng quan về cuộc trò chuyện thú vị giữa những nhạc sĩ nổi tiếng trong lịch sử âm nhạc Việt Nam..

Bạn đang xem bài viết về Bài phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Huỳnh Anh năm 1963 tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Dưới đây là những bài phỏng vấn các nhạc sĩ nhạc vàng nổi tiếng được đăng trên tạp chí Bách Khoa Saigon năm 1963, là thời điểm nhạc vàng bắt đầu rất được mến mộ. Tuy nhiên thời điểm đó Cổ Nhạc vẫn phổ biến ở miền Nam, có thể gọi đó là thời điểm giao thoa giữa Tân nhạc – Cổ nhạc. Vì vậy câu chuyện phỏng vấn này xoay quanh nội dung tân nhạc và khởi nguồn từ cổ nhạc của tân nhạc. Ngoài ra các nhạc sĩ cũng chia sẻ về quá trình kiểm duyệt âm nhạc của Nha Thông Tin gây khó khăn cho các nhạc sĩ khi sáng tác.

Bài phỏng vấn được thực hiện bởi nhà thơ, nhà báo Nguiễn Ngu Í. Ông là nghệ sĩ lập dị ngay từ cả cái tên Nguiễn Ngu Í của mình (nhiều người đã tự ý đổi thành chữ Nguyễn Ngu ý cho dễ viết).

Nguyễn Ngu Ý: Bạn trẻ thích các bài hát của anh, chắc anh cũng hiểu vì sao chớ?

Trúc Phương (đáp): Tôi có hỏi một số bạn trẻ thích nhạc tôi, nên tôi biết điều đó.  Tôi sáng tác, lấy nguồn cảm hứng ở chính những vui buồn, lo, nghĩ của mình, hoặc bị cảm xúc bởi những nỗi niềm của người đồng lứa. Tôi cố sao chân thành trong khi sáng tác, và nét nhạc của tôi lúc nào cũng phảng phất hồn cổ nhạc.  Và tôi nghĩ rằng ta chỉ nên mượn kĩ thuật của Tây phương thôi, còn tâm tình phải là của người Việt ở thế hệ mình, mà muốn diễn tả cho đúng, muốn cảm được người nghe – người Việt – thì không thể bỏ qua cái vốn âm hưởng mà người Việt mình đã nghe từ mấy ngàn năm, ăn sâu vào tiềm thức… Cho nên, Tân nhạc được sống mạnh thời hậu ᴄhιến, là từ khi các nhạc sĩ đã đem những giọng hò, giọng ngâm quen thuộc của người dân mình vào sáng tác của họ một cách phải chăng là khéo léo.


Xem bài khác

Hình ảnh thư sinh của Thế Sơn trong video ca nhạc 30 năm trước khi còn ở Việt Nam

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…


Huỳnh Anh: Tôi thấy nhiều bạn lấy đôi điệu trong cổ nhạc miền Bắc, miền Trung, rồi chế biến ra. Nghe lên là ta thấy liền. Còn cổ nhạc miền Nam, thì có thể kể như là chưa được khai thác. Chẳng biết vì nó không hợp với việc này, hay là nó bị bỏ quên…

Nguyễn Ngu Ý (hỏi): Nhưng mà ảnh hưởng cổ nhạc miền Nam đối với dân chúng vẫn khá đậm đà chớ?

Huỳnh Anh: Dĩ nhiên là đậm đà nhiều. Anh vô chơi những xóm lao động ở Đô thành, hoặc về nhà quê, thì anh thấy rõ. Tôi có thể nó mà không sợ trật bao nhiều, là ảnh hưởng đó đến bảy chục phần trăm chớ chẳng ít. Chắng biết anh có để ý không, chớ tôi thấy những người dân thường, dạy đi dạy lại một bài Tân nhạc dê dễ, họ thường hát sai; nhưng dạy qua một bài Bình bán, hay nói lối Vọng cổ, thì họ hát đúng dấu nhịp nhàng chưa vững. Điều này chứng tỏ nhạc cổ truyền đã ăn sâu vào hồn dân tộc.

Nguyễn Ngu Ý:  Anh gần bạn trẻ nhiều, chắc anh rõ sở thích của họ về Nhạc.


Huỳnh Anh: Bạn trẻ đây là bạn trẻ Đô thành, anh phải hiểu cho tôi như thế mới được. Cổ nhạc, thì họ không thích mấy, anh còn lạ gì tuổi trẻ hay chuộng những gì mới, lạ.  Tân nhạc, thì họ thích vừa vừa, còn nhạc Âu-Mĩ, thì họ rất thích. Tôi xin nói rõ nhạc Âu-Mĩ đây, không phải là loại nhạc cổ điển, mà là loạ nhạc vui nhẹ (musique légère), loại nhạc khiêu vũ.

Nguyễn Ngu Ý: Còn có một nguyện vọng này của đa số anh em, chắc anh cũng chia sẻ, đó là mong nha Thông-tin sẽ dễ dãi trong việc kiểm duyệt lời các bài hát.

Lê Dinh: Nói thì có hơi quá, chớ sánh với các bộ môn văn nghệ khác, ngành Tân nhạc có cảm tưởng mình như là một đứa con nuôi. Chúng tôi chẳng phải không hiểu giai đoạn đặc biệt mà nước nhà phải trải qua, nhưng trong khi bên Cổ nhạc, các bản Vọng cổ lời lẽ yếu mềm, ủy mị, rên than được in, được bán khắp nơi, được trình bày qua làn sóng điện, thì phần Tân nhạc chúng tôi, có lời nào có vẻ tình tứ hay nói lên một nỗi buồn có phần sâu đậm, thì bị kiểm duyệt ngay. Khiến cho nhạc sĩ lần lần mất bản sắc của mình.

Bài hát kiểm duyệt rồi sửa đổi lại, thì bản nào cũng na ná như bản nào, như “đục một lo mà ra”… Người kiểm duyệt bảo phải xác định vị trí, đề nghị tác giả sửa hai chữ nào đó lại là phương Nam. Một nhạc sĩ khác phải nói rõ trong bài là miền Nam. Lộ liễu quá. Mà tuyên truyền quá rõ dễ bị người nghe ít ưa, thành ra ảnh hưởng không bao nhiêu. Kết quả không như nha Thông tin muốn. Và nhạc sĩ mất cái hứng sáng tác khá nhiều.


Nguyễn Ngu Ý: Bây giờ tôi hỏi riêng về anh đây. Bạn trẻ thích nhạc anh, anh có tò mò tìm hiểu vì sao không?

Lê Dinh: Ba mươi tuổi, ở giữa đường đời, mà may thay, chúng tôi còn giữ được tâm hồn của lứa tuổi hai mươi. Gần họ, tâm sự với họ, hiểu họ, thì dễ cảm thông. Kĩ thuật sáng tác của chúng tôi không điêu luyện, cầu kì như các bậc đàn anh nổi tiếng, mà giản dị hơn, âm điệu lại dồi dào, khiến nhạc phẩm dễ đờn, dễ hát, dễ nhớ. Nhưng phần lời ca quyết định sự thành công đối với bạn trẻ hơn là nhạc. Lời ca của chúng tôi thường sát với tâm tình họ, bóng bẩy hơn lời ca thời trước vì lẽ tôi đã nói với anh ở trên. Thế hệ trẻ hôm nay thích cái gì buồn buồn, dang dở…

Nguyễn Ngu Ý: Hồi nãy, anh có nói bán bản quyền một năm là hai ngàn: còn bán đứt thì bao nhiêu?

Minh Kỳ: Cái đó tùy, anh à. Nhưng phải nói rằng mấy năm nay, cái “giá-trị” của Nhạc (tôi nói cái “giá-trị” tiền bạc của Nhạc) có lên. Trước làm gì có bản nhạc “trị giá” vài chục ngàn đồng. Sau này, một số anh em chúng tôi không kí kết dễ dàng như trước nữa, nhất là có vài người như tôi, tự in lấy nhạc phẩm mình, nên các nhà xuất bản phải trả giá cao.

Nguyễn Ngu Ý: Nhưng những yếu-tố gì làm cho bài hát được giá? Tên tuổi tác-giả?

Minh Kỳ: Tên tuổi tác giả là một trong ba yếu-tố chánh, nhưng đó không phải là yếu-tố thứ hai là bài hát ấy có mòi “ăn khách.” Sau cùng là những phương tiện của cá nhân tác-giả.

Nguyễn Ngu Ý: Phương tiện gì? Xin anh nói rõ.

Minh Kỳ: Phương tiện trình diễn, phương tiện quảng cáo. Như thể tác-giả quen biết nhiều ban Văn nghệ ở đài phát-thanh, thân với nhiều ca sĩ danh tiếng, hoặc làm trưởng một ban Văn-nghệ lưu-động, hay dạy Nhạc nhiều trường, hay thường tổ chức những Đại nhạc hội…

Nguyễn Ngu Ý: Các bạn trẻ, thích nhạc anh, chắc anh cũng biết đôi phần duyên cớ?

Minh Kỳ: Thật ra, thì tôi khi có cái may diễn tả đúng vài tâm trạng của các bạn trẻ, hoặc lúc nhớ người lính ᴄhιến, hoặc khi phải để lại kinh kì mẹ yêu bạn mến để lên đường quân dịch; tâm trạng ấy, tôi lại có cái may dùng nét nhạc dễ hát, dễ đờn, dễ nhớ để diễn tả. Hai điều ấy khiến những bạn trẻ nào có người thân đã khoác ᴄhιến y, hoặc đã hay đang biệt kinh kì, thích thú mà thấy có nói lên giùm mình những nỗi niềm riêng, rồi những bạn ấy đờn, hát các bản nhạc kia ở đám đông hay lúc một mình với bóng. Mà hai hạng bạn trẻ này nay khá đông; nhờ thế một phần mà nhạc tôi được giới thanh niên nam, nữ ưa chuộng.

Ngoài ra, khi sáng tác những bản có nói đến thế hệ trẻ trung, tôi cố quên tuổi tác cùng những lo nghĩ riêng tư mà đặt mình vào hoàn cảnh họ để biết những thắc mắc, ước mong của họ.

Đành rằng hoàn cảnh đặc biệt nước nhà không cho phép người nghệ sĩ sáng tác một cách tự do như thời bình, nhưng giới hữu trách cũng có thể dễ dãi phần nào với giới Nhạc chớ. Anh nghĩ lại xem, các bộ môn khác, như: Thơ, Văn, Tuồng, Kịch… tuy cũng bị hạn chế vì thời cuộc, nhưng còn có thể vẫy vùng, còn Nhạc chúng tôi thì quả là… bế tắc.  Chúng tôi mà nói đến yêu đương một cánh rõ ràng quá, hoặc lời lẽ có phần ướt át, thì cái kéo của bà Kiểm duyệt không tha!

Bài phỏng vấn này được đăng trên tạp chí Bách Khoa Saigon vào năm 1963, khi nhạc vàng đang rất được ưa chuộng ở miền Nam. Phỏng vấn xoay quanh nội dung tân nhạc và sự khởi nguồn từ cổ nhạc. Các nhạc sĩ chia sẻ về quá trình kiểm duyệt âm nhạc và khó khăn trong việc sáng tác. Họ cho rằng tân nhạc nên kết hợp giữa kĩ thuật Tây phương và tâm tình người Việt. Các nhạc sĩ cũng nhận thấy sự ảnh hưởng sâu sắc của cổ nhạc miền Nam đối với dân chúng. Nhạc vàng sống mạnh sau Chiến tranh là nhờ nhạc sĩ sử dụng giọng hò và giọng ngâm quen thuộc của người dân vào sáng tác. Một số nhạc sĩ cũng chia sẻ về việc bán bản quyền và yếu tố làm nên giá trị của một bài hát.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Bài phỏng vấn nhạc sĩ Trúc Phương, Minh Kỳ, Lê Dinh, Huỳnh Anh năm 1963 chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Bài #phỏng #vấn #nhạc #sĩ #Trúc #Phương #Minh #Kỳ #Lê #Dinh #Huỳnh #Anh #năm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *