Bài báo viết năm 1965 giới thiệu nhạc sĩ Thăng Long và ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang”. Thăng Long được mô tả là một nhạc sĩ có tài năng và đa phong cách. Ca khúc “Rượu hồng chị bước sang ngang” được ghi nhận là một tác phẩm đặc sắc của ông, với giai điệu vui tươi, lời ca sâu sắc và ý nghĩa. Bài viết bày tỏ sự khen ngợi về sự sáng tạo và nghệ thuật của Thăng Long, góp phần làm phong phú thêm văn hóa âm nhạc nước ta..
Nếu giá trị của sự thành công là do sự cố gắng thì nhạc sĩ Thăng Long là người xứng đáng để nhận sự giá trị này.
Những người từng theo dõi sự sinh hoạt của nền tân nhạc, hẳn thừa rõ hai năm trước đây, Thăng long còn là cát bụi của đô thành, không một ai biết tới. Nhưng sau một vài bản nhạc của anh được tung ra và xuất bản, cái tên Thăng Long đã được nhiều người chú ý và chấp nhận anh là một nhạc sĩ có thực tài. Tuy nhiên, cái tài ấy cũng đóng trong một khuôn khổ của một hướng đi, và nhạc của Thăng Long đã đi trên con đường tình yêu trọn vẹn, mà ở đó, có những tâm hồn cô đơn, có những giọt nước mắt sầu hận cũng như hoa bướm cuộc đời dệt gấm thuê hoa.
Nếu hỏi rằng nhạc của Thăng Long được giới nào hâm mộ nhất thì chúng tôi không ngần ngại có thể thẳng thắn trả lời: “giới bạn trẻ có tâm hồn giản dị, giới bình dân là những người yêu nhạc Thăng Long nhiều nhất”.
Nhận thức như thế, không có nghĩa là đánh giá trị nhạc của anh thấp, chỉ dành cho những tình cảm dễ dãi và sự kết cấu âm thanh đơn sơ. Thật ra mỗi người nghệ sĩ đều chỉ có thể chọn một hướng đi và phụng sự một tầng lớp, dân chúng.
Đạt được cảm tình, một trong những tầng lớp đó đã phải công nhận là người có khả năng, cũng như giữa Thanh Tâm Tuyền làm thơ siêu thực và Nguyễn Bính làm thơ tình yêu, có ai dám quả quyết là ai có tài hơn ai?
Nói thế để nhận thật chân giá trị của Thăng Long. Anh đã thành công trong việc ghép âm thanh phụng sự một tầng lớp thính giả. Và sau mấy nhạc phẩm ăn khách như: Gió khuya, Kiếp giang hồ… bản nhạc mới nhất Thăng Long bắt đầu cho phổ biến và đã được Minh Hiếu ca trên đài phát thanh Saigon là “Rượu hồng chị bước sang ngang” với ý thơ Nguyễn Bính.
Điệu Tango Habanera, dài 32 trường canh, tận Mi Mineur. Cung nhạc đi mềm mại tha thiết, những âm thanh chấm phá nối tiếp nhau một cách tài tình tự nhiên, sự chuyển âm cũng nhẹ nhàng khéo léo đã gây cho người nghe sự dễ dàng cảm động; đã tác động vào hồn họ những mảnh chân tình ngang tráim những giọt nước mắt tủi đau, những nụ cười trên môi cố che giấu niềm riêng nhưng đầy héo hắt…
Một điều đáng chú ý là tuy mượn ý bài thơ của Nguyễn Bính, nhưng cung điệu gán ghép âm thanh của nhạc phẩm “Rượu hồng chị bước sang ngang” đã thoát ra được khỏi ảnh hưởng cung điệu của thơ. Và khi lắng nghe anh trình bày, tôi đã thầm nghĩa:
– Cũng vẫn na ná cung điệu ăn khách của những bài trước. Riêng về mặt tài chính, hẳn là Thăng Long sẽ gặt hái được nhiều kết quả.
ĐIỀM THANH
Trích trong báo DÂN CHỦ
Ngày 22-5-1965
Nhạc sĩ Thăng Long đã trở thành một người thành công nhờ vào sự cố gắng của mình. Trước đó, ông không nổi tiếng và không ai biết đến. Nhưng sau khi tung ra và xuất bản một số bản nhạc, ông đã thu hút sự chú ý và được xem là một nhạc sĩ tài năng. Nhạc của ông nói về tình yêu và sự cô đơn, và được yêu thích bởi các tầng lớp trẻ và bình dân. Một trong những bản nhạc nổi tiếng nhất của ông là “Rượu hồng chị bước sang ngang”. Thế nhưng, nhận thức này không có nghĩa là nhạc của ông chỉ dành cho những tình cảm dễ dãi và âm thanh đơn giản.
Hastags: #Bài #báo #viết #năm #giới #thiệu #nhạc #sĩ #Thăng #Long #và #khúc #Rượu #hồng #chị #bước #sang #ngang