Ca sĩ Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng đã tạo nên một thời kỳ huy hoàng của âm nhạc trẻ Sài Gòn. Họ đã góp phần khắc sắc những bản nhạc vàng dành cho các thế hệ người Việt Nam. Elvis Phương, với giọng ca truyền cảm và phong cách biểu diễn độc đáo, đã trở thành biểu tượng của dòng nhạc trẻ tại thời điểm đó. Ban nhạc Phượng Hoàng, với sự tài năng và sắc sảo trong việc sáng tác, đã tạo ra những bản nhạc độc đáo và thu hút hàng triệu người hâm mộ. Cùng nhau, họ đã cống hiến cho âm nhạc và trở thành kỷ lục gia trong lịch sử nhạc Việt Nam..
Trong phong trào nhạc trẻ Sài Gòn thời kỳ đầu thập niên 1970, Ban Phượng Hoàng có một vai trò rất quan trọng và đặc biệt.
Dù được khởi phát từ cuối những năm 1950, rồi bùng nổ từ năm 1965 khi quân đội Mỹ đổ vào Nam Việt Nam, nhưng nhạc trẻ Miền Nam khi đó vẫn là những ban nhạc trẻ hầu hết là mang tên nước ngoài, hát nhạc nước ngoài tại các club Mỹ để phục vụ cho lính viễn chinh Hoa Kỳ nghe.
Thời gian sau đó, các nhạc sĩ Trường Kỳ, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng… tiên phong trong việc đặt lời Việt cho nhạc nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc của giới trẻ người Việt, chứ không còn là phục vụ cho người Mỹ nữa.
Năm 1965, nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập một ban nhạc mang tên Việt là Hải Âu, sáng tác những bài ca thuần Việt cho riêng mình, không theo giai điệu sẵn có của phương Tây như các đồng nghiệp khác.
Tuy nhiên thời điểm đó, cơn lốc của những bài nhạc ngoại đang làm chao đảo cả toàn cầu đã cuốn theo cả giới trẻ Sài Gòn, nên dĩ nhiên nhạc của một chàng trai chưa tròn 20 tuổi như Lê Hựu Hà chưa thể chinh phục được khán giả, và ban nhạc Hải Âu cũng thất bại.
Không nản chí, nhạc sĩ Lê Hựu Hà vẫn nung nấu ý muốn tái lập một ban nhạc thuần Việt, sáng tác và hát nhạc Việt. Không lâu sau, ông đã gặp được một người đồng chí hướng, đó chính là nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Hai người nhạc sĩ trẻ sinh hoạt văn nghệ với nhau một thời gian trước khi tụ tập đủ thành viên để chính thức ra mắt Ban Phượng Hoàng vào ngày 15/6/1971 tại phòng trà Đêm Màu Hồng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương.
Thời kỳ đầu, các thành viên của Ban Phượng Hoàng gồm 2 thành viên nòng cốt là Nguyễn Trung Cang organ, Lê Hựu Hà guitar cùng với Như Khiêm bass, Trung Vinh trống, ca sĩ có Mai Hoa (nữ) và Hoài Khanh (nam). Tuy nhiên Mai Hoa không tham gia được lâu vì bận hát ở các club Mỹ.
Ban Phượng Hoàng chủ yếu hát nhạc do 2 nhạc sĩ chính của nhóm là Lê Hựu Hà và Nguyễn Trung Cang sáng tác. Nhạc của 2 nhạc sĩ này khá giống nhau, nhưng Lê Hựu Hà thường mang tính lạc quan hơn, còn nhạc của Nguyễn Trung Cang đa số là u uẩn. Những ca khúc thuần Việt của Ban Phượng Hoàng thời điểm đó mang tính đột phá trong làng nhạc Sài Gòn đang chủ yếu là những bài tình ca lãng mạn, hoặc nhạc tình cảm sầu bi, và lời nhạc khác lạ, mang hơi hướm của chủ nghĩa hiện sinh ẩn sau những giai điệu rộn rã đó đã được giới trẻ Sài Gòn dần đón nhận, được xem là đặt nền móng đầu tiên cho rock Việt phát triển vào 20 năm sau đó.
Tuy nhiên, khi vừa mới ra mắt, Ban Phượng Hoàng đã chọn địa điểm là phòng trà Đêm Màu Hồng, không phải là môi trường thích hợp cho nhạc trẻ, vì không mấy khi sinh viên – học sinh vào phòng trà nghe nhạc, và họ cũng không đủ tiền để vào những nơi sang trọng đó. Nhạc cho sinh viên – thanh niên phải là sân trường đại học, sân khấu ngoài trời, nơi có thể tiếp cận được số lượng đông đảo khán giả cùng hòa nhịp theo những giai điệu sôi động. Tuy nhiên những sân chơi như vậy không có thường xuyên, nên Ban Phượng Hoàng dời sang hoạt động ở các phòng trà khác là Queen Bee hoặc Maxim’s.
Đi cùng với sự thay đổi đó là thời kỳ biến động thành viên trong ban Phượng Hoàng. Vì Hoài Khanh là ca sĩ riêng của Đêm Màu Hồng nên rời nhóm, thay vào đó là Duy Quang trong một thời gian rất ngắn, sau đó là một nam ca sĩ tên Huỳnh, rồi cuối cùng là Elvis Phương, người đã đẩy danh tiếng của Ban Phượng Hoàng lên một đỉnh cao mới.
Elvis Phương kể lại, một hôm đến hát ở Queen Bee, ông thấy có một người đứng nhìn mình có vẻ ngập ngừng. Một lúc sau, có vẻ như người đó đã lấy hết can đảm đến bắt chuyện, tự giới thiệu là nhạc sĩ Lê Hựu Hà, và đưa ca khúc mới vừa sáng tác mang tên Yêu Em và nhờ Elvis Phương hát. Bài hát này được nhạc sĩ viết tặng cho người bạn gái: “Yêu em vì ta ghét buồn, yêu em vì ta ghét hờn…”
Click để nghe Elvis Phương hát Yêu Em trước 1975
Elvis đã đồng ý, nhận lời hát và thu thanh bài hát. Thời gian sau đó, khi Yêu Em đã thành bài hit, nhạc sĩ Lê Hựu Hà đến gặp Elvis Phương để nói lời cám ơn, và tiết lộ rằng chính nhờ bài hát này mà nhạc sĩ được nên duyên vợ chồng với người bạn gái. Lúc này Lê Hựu Hà cũng ngỏ lời mời Elvis Phương tham gia vào ban Phượng Hoàng.
Từ đó, nhóm thành viên thường xuyên nhất của Ban Phượng Hoàng là ca sĩ Elvis Phương, 2 nhạc sĩ sáng tác chính ca khúc cho nhóm là Lê Hựu Hà (guitar) và Nguyễn Trung Cang (organ), Trung Vinh trống, Lê Huy bass.
Năm thành viên này đã cùng nhau xuất hiện hầu hết các bản thu thanh mà hiện nay chúng ta nghe được trong các băng nhạc do nhạc sĩ Ngọc Chánh thực hiện thập niên 1970 là băng Nhạc Trẻ, Shotguns, Thanh Thúy.
Sau đây, mời các bạn nghe lại những bản thu âm đó:
Click để nghe nhạc Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng
Thời gian này, Ban Phượng Hoàng vẫn cùng nhau biểu diễn ở phòng trà, nhiều nhất là ở Maxim’s của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Tuy nhiên như đã nói ở trên, môi trường phòng trà ca nhạc hoàn toàn không phù hợp với loại nhạc của Ban Phượng Hoàng, nên những tiết mục của họ nhận được rất ít sự hưởng ứng, nhưng họ vẫn chấp nhận hát để “giữ lửa”, để các thành viên vẫn có nơi để trình diễn.
Sự kiện quan trọng nhất đưa tên tuổi Ban Phượng Hoàng đến với khán giả thực sự của họ, là những đám đông ở đại hội nhạc trẻ tại sân trường Taberd, quy tụ hầu hết ban nhạc trẻ nổi tiếng nhất Sài Gòn thời đó.
Ban Phượng Hoàng tồn tại đến năm 1975 thì tan rã theo sự sụp đổ của Sài Gòn.
Danh sách những ca khúc của Ban Phượng Hoàng do 2 nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và Lê Hựu Hà sáng tác trước 1975 (xếp theo alphabet)
- Bài Ca Ngông – Nguyễn Trung Cang
- Bài Hát Cho Người Tuổi Trẻ – Lê Hựu Hà
- Biệt Khúc – Nguyễn Trung Cang
- Buồn Mà Chi – Nguyễn Trung Cang
- Chiều Về – Lê Hựu Hà
- Còn Nhìn Nhau Hôm Nay – Nguyễn Trung Cang
- Dáng Xưa Đà Lạt – Nguyễn Trung Cang
- Đêm Dài – Nguyễn Trung Cang
- Đôi Khi Ta Muốn Khóc – Lê Hựu Hà
- Đưa Em Vào Luân Vũ – Nguyễn Trung Cang
- Hãy Ngước Mặt Nhìn Đời – Lê Hựu Hà
- Hãy Nhìn Xuống Chân – Lê Hựu Hà
- Hãy Vui Lên Bạn Ơi – Lê Hựu Hà
- Hát Về Cuộc Sống Hôm Nay Và Ngày Mai – Lê Hựu Hà
- Huyền Thoại Người Con Gái – Lê Hựu Hà
- Hương Thừa – Nguyễn Trung Cang
- Kiếp Du Ca – Nguyễn Trung Cang
- Kho Tàng Của Chúng Ta – Nguyễn Trung Cang
- Lời Người Điên – Lê Hựu Hà
- Mặt Trời Đã Lên – Lê Hựu Hà
- Mặt Trời Đen – Nguyễn Trung Cang
- Một Giấc Mơ – Nguyễn Trung Cang
- Phiên Khúc Mùa Đông – Lê Hựu Hà
- Sống Cho Qua Hôm Nay – Nguyễn Trung Cang
- Thương Nhau Ngày Mưa – Nguyễn Trung Cang
- Tình Nhân Loại, Thú Thiên Nhiên – Nguyễn Trung Cang
- Tình Như Sương Khói – Nguyễn Trung Cang
- Tôi Muốn – Lê Hựu Hà
- Xin Một Bóng Mát Bên Đường – Nguyễn Trung Cang
- Xuân Vui Ca – Ký tên Phượng Hoàng
- Yêu Đời Và Yêu Người – Lê Hựu Hà
- Yêu Em – Lê Hựu Hà
Click để nghe băng nhạc tiếng hát Elvis Phương và Ban Phượng Hoàng
Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)
Ban nhạc trẻ Ban Phượng Hoàng đã có vai trò quan trọng trong phong trào nhạc trẻ Sài Gòn thời kỳ đầu thập niên 1970. Trước đó, nhạc trẻ ở miền Nam Việt Nam thường mang tên nước ngoài và hát nhạc nước ngoài tại các club Mỹ. Tuy nhiên, các nhạc sĩ như Trường Kỳ, Nam Lộc, Vũ Xuân Hùng đã đặt lời Việt cho nhạc nước ngoài để phục vụ cho giới trẻ người Việt. Năm 1965, nhạc sĩ Lê Hựu Hà thành lập ban nhạc Hải Âu và sáng tác những bài ca thuần Việt. Sau đó, Lê Hựu Hà gặp nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang và cùng nhau thành lập Ban Phượng Hoàng. Ban nhạc này thu hút sự chú ý bằng những ca khúc thuần Việt đột phá và sau đó kết hợp với ca sĩ Elvis Phương để trở thành ban nhạc nổi tiếng. Ban Phượng Hoàng tồn tại đến năm 1975 trước khi Sài Gòn sụp đổ.
Hastags: #sĩ #Elvis #Phương #và #Ban #Phượng #Hoàng #Một #thời #vàng #son #của #nhạc #trẻ #Sài #Gòn