Các bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho Đào Ánh – Cập nhật Thanhhaaudio

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết nhiều ca khúc nổi tiếng cho nữ ca sĩ Dao Ánh. Trong số đó, đáng nhắc đến như “Bài ca ngông”, “Chiều qua phố Thị Nghè” và “Rừng xanh mãi đây”. Các bài hát này thường mang điệu nhẹ nhàng, lời ca nhẹ nhàng và nỗi buồn sâu thẳm. Điều này đã tạo nên sự hòa hợp giữa giọng hát của Dao Ánh và tài năng sáng tác của Trịnh Công Sơn, làm cho những bản nhạc này trở thành những tác phẩm sôi động trong âm nhạc Việt Nam..

Bạn đang xem bài viết về Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Phải đến tận 10 năm sau ngày mất của cố nhạc sĩ họ Trịnh, đông đảo công chúng hâm mộ mới biết đến “nữ chính” Dao Ánh. Người phụ nữ xinh đẹp đã chiếm lĩnh trái tim của vị nhạc sĩ đa sầu đa cảm Trịnh Công Sơn trong suốt rất nhiều năm. Ba trăm bức thư tình mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh được công bố đã giúp người yêu nhạc hiểu thêm về Trịnh và âm nhạc Trịnh. Ngỡ ngàng hơn cả là nhiều ca khúc quen thuộc và nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, vốn được truyền tụng rằng viết cho bóng hồng nọ, bóng hồng kia, đến lúc này mới biết thực chất là viết cho nàng Dao Ánh.

Dao Ánh

1. Còn Tuổi Nào Cho Em

“Ánh có buồn lắm không. Hãy ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt đó. Anh đã nói như thế trong lời ca Còn Tuổi Nào Cho Em cho Ánh, có bằng lòng thế không?” (thư Blao, 31.12.1964) – Đó là những lời thư rất dịu dàng, nâng niu mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết gửi cho người con gái Huế mang tên Dao Ánh, là mối tình có lẽ sâu nặng và dai dẳng nhất của chàng nhạc sĩ đa tình họ Trịnh.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc Còn Tuổi Nào Cho Em khi chỉ mới 25 tuổi. Nhưng những suy tư về tình yêu, con người, đời sống của ông đã đạt đến độ chín nhất định. Những lời ca của Trịnh dành cho người phụ nữ mình yêu trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng như một mảnh lụa dịu dàng, yêu thương vô bờ bến. Đó là một trong những điều làm nên một Trịnh Công Sơn tài hoa và duy nhất của âm nhạc Việt.


Click để nghe Khánh Ly hát


Tuổi nào nhìn lá vàng úa chiều nay
Tuổi nào ngồi hát mây bay ngang trời
Tay măng trôi trên vùng tóc dài
Bao nhiêu cơn mơ vừa tuổi này
Tuổi nào ngơ ngác tìm tiếng gió heo may…

Xem bài khác

Môi RĂN đã quên cười…

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Văn Cao – Tác giả của những bài hát tiền chiến tuyệt mỹ


2. Dấu Chân Địa Đàng

Ca khúc này được sáng tác vào khoảng năm 1964 khi ông đang dạy học ở B’lao (Bảo Lộc). Trước khi về Bảo Lộc, Trịnh Công Sơn là một chàng sinh viên đa tài của trường sư phạm Quy Nhơn, được bạn bè vây quanh với những sự kiện âm nhạc, những buổi gặp gỡ, chuyện trò. Về Bảo Lộc dạy học, Trịnh Công Sơn như bị vứt vào một vùng đất hoang lạnh, vắng vẻ, heo hút, xa xôi. Nhất là khi màn đêm buông xuống, cô quanh trong căn phòng nhỏ, người nhạc sĩ đa sầu đa cảm chợt bùng lên những suy tư về thời cuộc, phận người,… để rồi ca khúc Tiếng Hát Dạ Lan ra đời, sau đổi tên thành Dấu Chân Địa Đàng:

Trời buông gió và mây về ngang bên lưng đèo
Mùa xanh lá loài sâu ngủ quên trong tóc chiều
Cuộc đời đó nửa đêm tiếng ca lên như than phiền
Bàng hoàng lạc gió mấy miền
Trùng trùng ngoài khơi nước lên sóng mềm


Ngựa buông vó người đi chùng chân đã bao lần
Nửa đêm đó lời ca dạ lan như ngại ngùng
Vùng u tối loài sâu hát lên khúc ca cuối cùng
Một đời bỏ ngỏ đêm hồng
Ngoài trời còn dâng nước lên mắt em


Click để nghe Khánh Ly hát Dấu Chân Địa Đàng

Thời gian sáng tác bài hát này, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang trải qua những biến động to lớn, cả bên trong tâm tư tình cảm, lẫn ở hoàn cảnh bên ngoài. Những điều đó làm cho ông suy nghĩ nhiều về tình yêu, về phận người nhỏ bé giữa thời cuộc mà ông ví như là một loài sâu đất tự sinh tự diệt chẳng ai hay, cất lên những lời ca rầu rĩ từ trong u tối, những lời ca từ đất khô đó như là lời sau cuối mà loài sâu để lại ở chốn địa đàng.

Nói cách khác, loài sâu chính là một phiên bản khác của phận người, ôm chất chứa những buồn vui của nhân sinh, điều này càng được thấy rõ hơn trong những bức thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh: “Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài – sâu – chiếu ở Blao” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Ở đây cũng có loài sâu đất reo đêm” (thư Đà Lạt, 19.9.1964), “Đêm sáng mờ bên ngoài. Sâu đất reo rất trong ở bãi cỏ” (thư Blao, 23.10.1964), “Đêm đã lạnh và đã buồn. Cây cỏ lao xao. Anh chỉ còn nghe rõ tiếng sâu đất và tiếng dế reo…” (thư Blao, 29.12.1964), “Đêm rất dày đen. Sâu đất của núi rừng cũng đã reo lên âm thanh rất nhọn” (thư Blao, 23.9.1965).


Như đã nói ở trên, ban đầu bài hát được mang tên là Tiếng Hát Dạ Lan, và cái tên này có liên quan ít nhiều đến người thiếu nữ Huế mang tên Dao Ánh. Qua những bức thư tình gửi người yêu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho biết nhà của Dao Ánh trồng nhiều hoa dạ lan: “Dạ lan giờ này chắc đã ngạt ngào cả một vùng tối đó rồi, đã cài lên từng sợi tóc của Ánh” (thư Blao, 31.12.1964), “Anh ao ước bây giờ mở cửa ra bỗng dưng có chiếc cầu bắc qua dòng sông và anh bước qua cầu rồi rẽ về phía tay phải đi đến căn nhà có mùi thơm dạ lan và đứng đó gọi tên Ánh thật thầm để chỉ vừa đủ Ánh nghe” (thư Blao, 26.9.1965).

Bài hát có diễn biến thời gian là từ chiều, đến tối, rồi đến khuya, khi loài dạ lan bắt đầu lừng hương, nên Tiếng Hát Dạ Lan có thể hiểu là tiếng hát vào đêm tối, bắt đầu từ đất khô:

Tiếng ca bắt nguồn từ đất khô
Từ mưa gió từ vào trong đá xưa
Ðến bây giờ mắt đã mù
Tóc xanh đen vầng trán thơ

Dòng sông đó loài dòng yên ngủ sâu
Mới hôm nào bão trên đầu
Lời ca đau trên cao…

3. Mưa Hồng

“…Anh hát lại bản Mưa Hồng mà anh đã viết cho những ngày tháng Ánh giận anh ở Huế. Bản nhạc hát lại bỗng thấy buồn hơn. Có lẽ Ánh chưa nghe bản ấy vì từ dạo đó về sau anh chỉ gặp Ánh một hai lần gì đó rất ngắn và bặt tăm luôn. Có lẽ anh sẽ đổi lại đầu đề Tuổi đá buồn. Ánh nghĩ sao? Ánh có giận gì anh mà lâu thế anh không được tin. Hãy viết thư cho anh dù rất ngắn cũng được. Anh mong lắm” – Trịnh Công Sơn

Đó là những lời thư da diết nhớ thương mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết gửi cho người tình bé nhỏ 15 tuổi Dao Ánh sau những tháng ngày xa cách. Bức thư được viết vào ngày 6/12/1964, là năm bản nhạc Mưa Hồng ra đời. Những nhớ mong, tha thiết thầm kín kéo dài suốt mấy tháng trời giận dỗi, bặt thư nhau của chàng nhạc sĩ nơi vùng đất cao nguyên giá lạnh B’lao đã cô đặc lại, co kéo lại trong những lời hát trầm buồn của ca khúc.


Click để nghe Khánh Ly hát Mưa Hồng

Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây âm thầm mang gió lên.

Người ngồi đó trong mưa nguồn
Ôi yêu thương nghe đã buồn
Ngoài kia lá như vẫn xanh,
Ngoài sông vắng nước dâng lên hồn muôn trùng.

Này em đã khóc trời mưa đỉnh cao,
Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu
Em đi về cầu mưa ướt áo,
Đường phượng bay mù không lối vào, hàng cây lá xanh gần với nhau,

Người ngồi xuống mây ngang đầu
Mong em qua bao nhiêu chiều
Vòng tay đã xanh xao nhiều
Ôi tháng năm gót chân mòn trên phím ru.

Người ngồi xuống xin mưa đầy
Trên hai tay cơn đau dài
Người nằm xuống nghe tiếng ru
Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ.

Đọc thư tình của Trịnh mới hay rằng, Mưa Hồng được nhạc sĩ viết để dỗ dành người yêu khi cô giận dỗi. Toàn bộ ca khúc là những lời ca vừa say đắm vừa ma mị, trầm bổng theo những cơn sóng tình trào cuộn không bao giờ dứt của chàng nhạc sĩ trẻ.

Trong một lần trò chuyện, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nói rằng ông sáng tác Mưa Hồng trong nỗi nhớ về Huế, nhớ người yêu, nhớ lại một chiều xưa đi ngang qua trường Đồng Khánh, vừa lúc có một tốp nữ sinh áo dài thướt tha đang buớc ra mặt đường thì từ hàng cây phượng vĩ trên cao cả nghìn cánh hoa theo cơn gió đổ xuống mặt đường, trên những tà áo trắng tinh khôi, cả nghìn cánh phượng bay khắp không gian. Đó là khoảnh khắc của “mưa hồng”, của “đường phượng bay mù không lối vào…”

Trời ươm nắng cho mây hồng
Mây qua mau em nghiêng sầu
Còn mưa xuống như hôm nào em đến thăm
Mây âm thầm mang gió lên

4. Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng

“Blao, 26/2/1965

Dao Ánh,

Anh đọc thư Ánh từ chiều hôm qua. Cũng như tháng 8 năm ngoái, thư Ánh vẫn là thư đầu tiên trong những ngày mọn mọt của anh ở đây.

Anh đã đọc thư bao nhiêu lần. Và để mừng những tờ thư đó, anh đã mặc áo ấm vào đêm, uống thật say một mình rồi trở về cầm những tờ thư còn thơm mùi thơm quen thuộc đó mà ngủ. Bạch lạp thì cháy âm thầm trên giấc ngủ đó của anh.

Những ngày nay anh vẫn chưa làm được gì ngoài phí bỏ những giờ dài dẳng để ngồi đốt thuốc và nhìn hoài khoảng đất trời trước mặt. Anh đã viết xong một bản nhạc cho Ánh. Ru Mãi Ngàn Năm hay Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng.”

Trên đây là một đoạn trong bức thư mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi người tình nhỏ Dao Ánh khi ông vừa viết xong ca khúc Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng. Một ca khúc thật ngọt ngào và bao dung, nhưng cũng tầng tầng lớp lớp ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc:


Click để nghe Khánh Ly hát Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng thập niên 1990

Ru mãi ngàn năm dòng tóc em buồn
Bàn tay em năm ngón ru trên ngàn năm
Trên mùa lá xanh
Ngón tay em gầy nên mãi ru thêm ngàn năm

Ru mãi ngàn năm từng phiến môi mềm
Bàn tay em chau chuốt thêm cho ngàn năm
Cho vừa nhớ nhung
Có em dỗi hờn nên mãi ru thêm ngàn năm

Thôi ngủ đi em, mưa ru em ngủ
Tay em kết nụ nuôi trọn một đời nuôi một đời người
Mùa xuân vừa đến, xin mãi ăn năn mà thôi

5. Tình Xa

Sau 4 năm yêu đương thư từ qua lại, năm 1967, Trịnh Công Sơn nén lòng nói lời chia tay vì nghĩ mình không thể mang lại hạnh phúc cho Dao Ánh. Vậy nhưng, hai năm sau đó, nghe tin người yêu chuẩn bị theo chồng, Trịnh Công Sơn liền viết ca khúc Tình Xa, gửi cho Dao Ánh với lời nhắn nhủ vô cùng xúc động:

“Chia vui với Ánh, loài chim thân yêu sắp bay vút ra khỏi bầu trời của anh”.

Bức thư được viết vào ngày 3/4/1969, điều này đồng nghĩa với việc ca khúc Tình Xa cũng được viết trong khoảng thời gian này:

Ngày tháng nào đã ra đi khi ta còn ngồi lại
Cuộc tình nào đã ra khơi ta còn mãi nơi đây
Từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ
Ôi những dòng sông nhỏ lời hẹn thề là những cơn mưa…

Khi bước chân ta về, đêm khuya nhìn đường phố,
Thành phố hoang vu như một lần qua cuộc tình
Làm sao em biết đời sống buồn tênh…


Click để nghe Khánh Ly hát Tình Xa

6. Xin Trả Nợ Người

Chỉ tới khi đọc tập thư của Trịnh Công Sơn gửi Dao Ánh, người ta mới bất ngờ biết rằng suốt mấy chục năm ròng, Dao Ánh chưa hề một lần bước ra khỏi trái tim của Trịnh Công Sơn. Năm 1989, Trịnh Công Sơn nhận lời mời đến Pháp, tại đây ông có dịp tái ngộ người xưa Dao Ánh sau hai mươi xa cách. Cuộc gặp gỡ diễn ra chớp nhoáng, chẳng ai kịp nói năng gì với nhau nhưng đã khơi dậy trong lòng vị nhạc sĩ bao cảm xúc. Trong một bức thư gửi Dao Ánh vào tháng 11 năm 1991, Trịnh Công Sơn thổ lộ:

“Anh không thấy Ánh thay đổi gì cả. Cứ như vậy mãi mãi. Những kỷ niệm xưa đã nằm trong những bài hát của anh. Ánh thì chẳng giữ lại gì cả. Thế mà cũng hay. Hãy để một người khác giữ và mình thì lãng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao giờ có thực. Anh nhớ Ánh như những ngày xưa… Hôm gặp Ánh ở Monge buồn muốn khóc.

Thú thực, anh chưa quên cái nhìn quay lại ở Paris ở bouche metro rue Monge quận 5 Paris một ngày tháng 6/1989”.

Trịnh Công Sơn và Dao Ánh năm 1993

Đầu năm 1993, Dao Ánh trở về Việt Nam và tới nhà thăm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Không rõ họ đã nói gì với nhau. Chỉ biết sau cuộc hội ngộ đó, Dao Ánh trở về Mỹ và ly dị chồng, còn Trịnh Công Sơn thì viết ca khúc Xin Trả Nợ Người ngay trong đêm mùng 3 tết:

Hai mươi năm xin trả nợ người
Trả nợ một thời em đã bỏ ai
Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi

Em phụ tôi một thời bé dại
Thơ dại ra đi không nhớ gì tôi
Thơ dại ra đi quên hết tình tôi
Hai mươi năm em trả lại rồi

Trả nợ một đời xa vắng vòng tay
Hai mươi năm vơi cạn lại đầy
Trả nợ một thời môi vắng vòng môi
Bao nhiêu năm em nợ ngọt ngào

Trả nợ một đời chưa hết tình sâu
Bao nhiêu năm em nợ bạc đầu
Trả nợ một đời không hết tình đâu…


Click để nghe chính Trịnh Công Sơn hát ca khúc Xin Trả Nợ Người

Trong một bức thư gửi Dao Ánh ngay sau Tết năm đó, Trịnh Công Sơn bộc bạch:

“…Về giữa đêm nằm ngủ một mình lại nhớ những ngày ngắn ngủi và êm đềm đã qua. Có một cái gì đó như là giấc mộng, một thứ thực tại hầu như không có thực. Một dĩ vãng tưởng chừng sẽ mất hút mãi mãi bỗng dưng còn đó, trở về như một hiện tại, như của ngày hôm nay. Tất cả những hình ảnh đó cứ trôi đi bềnh bồng trong anh và cứ buộc anh phải cầm ly rượu lên để mà nhớ.

Anh gửi Ánh cái hộp laque đựng bijoux. Đựng luôn trong đó nỗi nhớ của anh và nếu cần Ánh hãy bỏ cả nỗi nhớ của Ánh vào đó.

Ánh bảo anh viết thật dài cho Ánh, nhưng những dòng chữ không thể dài bằng nỗi nhớ được. Nỗi nhớ đã đi qua hết quãng đời dài hơn hai mươi năm. Đi từ Huế tới Đà Lạt về Sài Gòn và âm ỉ như một dòng dòng nước ngầm không quên lãng.

Nhớ Ánh tournesol vô cùng nhớ.”

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Sau 10 năm kể từ ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, công chúng mới biết đến người phụ nữ Dao Ánh, người đã là người yêu của Trịnh trong nhiều năm. Công bố 300 bức thư tình mà Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh đã giúp công chúng hiểu thêm về ông và âm nhạc của ông. Có nhiều ca khúc quen thuộc và nổi tiếng được cho là viết cho các người phụ nữ khác, thực ra là viết cho Dao Ánh. Một số ca khúc nổi tiếng cùng với những lời thư tình mà Trịnh viết cho Dao Ánh là “Còn Tuổi Nào Cho Em”, “Dấu Chân Địa Đàng” và “Mưa Hồng”.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Những #khúc #nổi #tiếng #của #nhạc #sĩ #Trịnh #Công #Sơn #viết #cho #Dao #Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *