Những “bóng hồng” là những phụ nữ được đề cập trong các bài hát nhạc vàng nổi tiếng. Các bài hát này thường ca ngợi vẻ đẹp, sức quyến rũ và tình yêu của những người phụ nữ này. “Bóng hồng” thường là biểu tượng của sự lãng mạn và tình cảm trong âm nhạc và được người nghe nhạc yêu thích và lưu trữ trong lòng. Các bài hát nhạc vàng mang đến những kỷ niệm và cảm xúc sâu sắc cho người nghe..
Trong nhạc vàng, có rất nhiều ca khúc nhắc đến tên một người con gái trong tựa đề bài hát hoặc trong lời nhạc. Những bóng hồng đó là nguồn cảm hứng vô tận để người nhạc sĩ sáng tạo thành những bài ca bất hủ.
Trong các ca khúc sáng tác trước năm 1975, có lẽ bóng hồng tên Mai được nhắc đến trong nhiều bài nhất, từ ca khúc “Mai” của nhạc sĩ Quốc Dũng viết cho ca sĩ Phượng Mai (chứ không phải là Thanh Mai như nhiều người tưởng), đến bài “Mai, Lỡ Hai Mình Xa Nhau” của nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh), rồi đến cô Xuân Mai (tức ca sĩ Băng Châu) trong bài “Đêm Bơ Vơ” của nhạc sĩ Duy Khánh.
Ngoài ra, người nghe nhạc còn bắt gặp những bóng hồng được lồng ghép khéo léo trong nhạc vàng, như nàng Giáng Hoa trong ca khúc Yêu Một Mình, cô gái tên Hoa Phượng trong bài hát Nỗi Buồn Hoa Phượng, cô gái tên Thu trong bài Thu, Hát Cho Người…
Ngoài ra, có những tình sử ca khúc và tên người được nhắc tới trong bài hát mà không phải ai cũng biết. Xin ghi lại những trường hợp bài hát nổi tiếng sau đây:
Tình sử trong ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm” của nhạc sĩ Trúc Phương
Chuyện tình trong ca khúc này này không phải do trực tiếp nhạc sĩ Trúc Phương kể lại, nhưng ông đã từng nói với nhạc sĩ Thanh Sơn, và nhạc sĩ Thanh Sơn đã kể lại như sau:
Nhân chuyến đi thăm người thân và bạn bè ở Phan Thiết (nhạc sĩ Trúc Phương quê gốc ở Cầu Ngang, Trà Vinh), trên chuyến xe lửa từ Sài Gòn ra đến Phan Thiết, nhạc sĩ Trúc Phương có làm quen được một cô gái tên Trần Thị Thắm, khoảng 22 tuổi. Trên chuyến tàu hôm đó, 2 người đã tâm sự rất lâu và nảy sinh cảm. Nhưng rồi tàu cũng đến Phan Thiết, nhạc sĩ Trúc Phương đành ngậm ngùi từ biệt cô Thắm, hẹn là 3 ngày sau sẽ trở lại sân ga gặp cô. Tuy nhiên, cô Thắm không đến mà chỉ có nhạc sĩ Trúc Phương đợi chờ trong vô vọng. Ông một mình về lại Sài Gòn.
Mối tình thoáng chốc đó đã để lại trong lòng nhạc sĩ Trúc Phương nhiều rung cảm để viết nên ca khúc “Hai Chuyến Tàu Đêm”, ghi nhận một cuộc tình ngắn ngủi trong đời. Ông cũng đã nhắc đến cô Thắm qua câu hát “Giờ gặp lại nét thắm môi em tiếng hẹn hò, tìm lại ngày mơ”.
Tình sử trong ca khúc “Khuya Nay Anh Đi Rồi” của nhạc sĩ Châu Kỳ
Có thể nói chuyện tình của nhạc sĩ Châu Kỳ trong ca khúc “Khuya Nay Anh Đi Rồi” là một trong số những chuyện tình đau thương nhất trong các nhạc vàng.
Câu hát đầu tiên của “Khuya Nay Anh Đi Rồi” là:
“Gió Lành Lạnh buồn ơi, khuya nay anh đi rồi”.
Trong tờ nhạc gốc xuất bản trước năm 1975, nhạc sĩ Châu Kỳ viết hoa chữ “Lành Lạnh”. Danh ca Phương Dung từng chia sẻ trong một buổi tọa đàm rằng: Cô gái trong ca khúc này tên là Lành, là con của một ông quan Thượng Thư thời bấy giờ. Nhạc sĩ Châu Kỳ và cô yêu nhau nhưng bị gia đình cô khước từ vì ông chỉ là một nghệ sĩ, không “môn đăng hộ đối”. Thế rồi, gia đình cô gái đó bắt chị của nhạc sĩ Châu Kỳ và bắt buộc ông phải dọn gánh hát đi còn nếu không sẽ bị giữ luôn chị ông. Chính vì thế nhạc sĩ Châu Kỳ đành phải ra đi trong đêm và chấm dứt mối tình từ đó.
Người tình trong ca khúc “Chờ Người” và “Tình Bơ Vơ” của nhạc sĩ Lam Phương
Nhạc sĩ Lam Phương đã nổi tiếng một cách rất nhanh chóng sau những sáng tác đầu tiên từ thập niên 1950. Các tác phẩm của ông được phổ biến rộng rãi và phần lớn trong đó đều bắt nguồn từ hoàn cảnh thật của ông.
Ca khúc “Chờ Người” của nhạc sĩ Lam Phương mang một nét nhạc còn phản phất nét vừa u buồn vừa lãng mạn của dòng nhạc tiền chiến, được nhiều danh ca chọn trình bày. Chờ người là chờ ai? đó chính là nữ danh ca Bạch Yến. Mối tình đơn phương mà người nhạc sĩ tài hoa này dành cho Bạch Yến đã được nhiều người trong cuộc xác nhận.
Khoảng thập niên 1960, danh ca Bạch Yến rời Việt Nam để ra nước ngoài du học. Cảm nhận được một mối tình bơ vơ và vô vọng, nhạc sĩ Lam Phương đã viết ca khúc “Chờ Người” với giai điệu tha thiết:
Chờ em chờ đến bao giờ
mấy thu thuyền đã xa bờ
nhiều đêm cô đơn nhìn cây trút lá
buồn quá cơn mưa hắt hiu
đưa hồn về trong cô liêu…
Theo nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn chia sẻ thì trong đoạn điệp khúc của “Chờ Người” có câu hát:
Đêm Đông cô đơn buồn cho kiếp không nhà
lạnh giá rét buốt đời bạc phước không chồng
chỉ còn lại nhớ mong…
Đây là một sự nhắc khéo léo đến nội dung ca khúc Đêm Đông (nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương), là ca khúc gắn liền với tên tuổi Bạch Yến kể từ khi khởi đầu sự nghiệp ca hát cho đến nay.
Thời gian dần qua, hình ảnh của nàng Bạch Yến vẫn không phai trong lòng nhạc sĩ Lam Phương. Khoảng đầu những năm 1970, danh ca Bạch Yến trở về Việt Nam rồi sau đó lại trở ra nước ngoài. Ông đã ghi lại hinh ảnh này bằng câu hát nổi tiếng:
Về làm chi rồi em lặng lẽ ra đi,
gom góp yêu thương quê nhà
dâng hết cho người tình xa
Đó là ca khúc Tình Bơ Vơ, khắc ghi một mối tình tuyệt vọng của người nhạc sĩ.
Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu
(Ghi rõ nguồn nhacxua.vn khi copy bài viết này)
Trong âm nhạc vàng, có rất nhiều bài hát nhắc đến tên của một người con gái. Các nhạc sĩ tìm cảm hứng từ những bóng hồng này để sáng tác những bài hát bất hủ. Trước năm 1975, tên Mai được nhắc đến nhiều nhất, từ “Mai” của Quốc Dũng cho Phượng Mai, đến “Mai, Lỡ Hai Mình Xa Nhau” của Tú Nhi (Chế Linh), hay cô Xuân Mai (Băng Châu) trong “Đêm Bơ Vơ” của Duy Khánh. Ngoài ra, còn có nhiều bóng hồng khác như nàng Giáng Hoa trong “Yêu Một Mình”, cô gái tên Hoa Phượng trong “Nỗi Buồn Hoa Phượng”, hay cô gái tên Thu trong “Thu, Hát Cho Người”.
Hastags: #Những #bóng #hồng #được #nhắc #tên #trong #các #bài #nhạc #vàng #nổi #tiếng