Câu chuyện của cô gái xứ Ko-man trong bài hát “Người Tình La Lan”: Cô ấy tên là La Lan, người xứ Ko-man. – Cập nhật Thanhhaaudio

“Câu chuyện sơn nữ trong ca khúc ‘Người Tình La Lan’ kể về cô gái tên là La Lan, người bắt nguồn từ xứ Ko-man. La Lan là một nàng sơn nữ xinh đẹp và hấp dẫn, sở hữu vẻ đẹp thuần khiết tự nhiên của mảnh đất quê hương. Với tình yêu và trái tim dịu dàng, La Lan là người tình đáng yêu đầy mơ mộng. Ca khúc này tạo nên hình ảnh lãng mạn và kỳ bí của một cô gái sơn nữ đầy quyến rũ từ vùng xứ Ko-man.”.

Bạn đang xem bài viết về Câu chuyện về nàng sơn nữ trong ca khúc “Người Tình La Lan”: Nàng mang tên là La Lan, La Lan người xứ Ko-man… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Lấy bối cảnh nơi miền sơn cước, ca khúc Người Tình La Lan (sau này ghi là Chuyện Tình La Lan) kể về một người sơn nữ có sắc đẹp truyệt trần tên là La Lan ở một nơi gọi là “sóc Ko-man” chốn rừng sâu núi thẳm…

Trước khi ca khúc về La Lan ra đời, dòng nhạc vàng đã có rất nhiều ca khúc viết về xứ Thượng, với những cô sơn nữ có nét đẹp tự nhiên và hoang sơ núi rừng, như là nàng Buram, Slaonuy, Châu Pha… cùng các ca khúc Chiều Lên Bản Thượng, Người Em Xứ Thượng, Thương Về Xứ Thượng… Những bài hát “xứ Thượng” này như là mang lại một làn gió tươi mát, thổi về nét hoang sơ của núi rừng đến với công chúng từ thôn quê cho đến đô thành nên rất được công chúng yêu thích.

Bài hát này được in nhạc tờ với tác giả là Vinh Sử (Hàn Ni). Tuy nhiên gần đây, nhạc sĩ Hàn Châu nói rằng ông chính là người sáng tác ca khúc này theo yêu cầu của một người khác. Vì vậy rất có thể người yêu cầu đó là Vinh Sử, và bài hát cũng được nhạc sĩ Hàn Châu bán đứt bản quyền, nên khi in nhạc tờ và phát hành băng nhạc, bài hát ghi tên tác giả là Vinh Sử chứ không phải là Hàn Châu. Trường hợp này đã xảy ra nhiều lần trước đó, ví dụ như hồi đầu thập niên 1960, ca khúc Chuyến Đi Về Sáng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác nhưng bán đứt bản quyền cho nhạc sĩ Mạnh Phát.

Tôi xin kể ra nơi đây
Chuyện một người thiếu nữ đẹp
Đẹp như đóa hoa lan rừng
Hương sắc ơi mặn nồng.


Nàng mang tên là La Lan
La Lan người xứ KO-MAN
Chưa yêu đương chưa đau thương
Nên nàng chưa biết buồn.

Xem bài khác

Phạm Duy: Ai sẽ là người nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm


Bao trai tráng đang si mê
Chờ lọt vào đôi mắt đẹp
Thường nhảy múa ca tụng nàng
Trong những đêm hội làng.

Nàng La Lan vẫn ngây thơ
Vui say điệu vũ Tô Hô
Tay trong tay, Tô Hô quay
Chưa biết yêu là gì.

Rồi thời gian trôi qua
Môi nàng sơn nữ bỗng vắng tiếng cười
Thường đưa đôi mắt trông xa vời
Thì ra nàng đã biết yêu đương

Nàng yêu anh miền Kinh
Nàng thương anh thật tình
Nhưng chàng trai nay đã đi rồi
La Lan buồn nát cánh hoa rừng


Qua bao tháng không tin xa
Mà người tình không trở lại
Buồn lịm kín cả tâm hồn
La Lan khóc nhiều hơn.

Nàng lang thang từng đêm trăng
Qua bao ghềnh đá cheo leo
Ôi La Lan, Ôi La Lan
Lan chêt trên sườn đèo.


Click để nghe Thái Châu hát Người Tình La Lan trước 1975

Bài hát này nhắc đến những cái tên liên quan đến vùng núi rừng, như xứ KO-MAN, điệu vũ Tô Hô, và đã có nhiều người cất công tìm hiểu về địa danh cũng như điệu múa nghe rất lạ lẫm này, tuy nhiên nhạc sĩ Hàn Châu nói rằng toàn bộ nội dung bài hát là do ông tưởng tượng ra, kể cả tên nàng La Lan, tên của sóc KO-MAN, điệu vũ Tô Hô cũng đều không có thực.

Dù cho Sóc KO-MAN chỉ có trong tưởng tượng, và dù nàng La Lan cùng mối tình sầu bi chỉ là hư cấu, nhưng chuyện tình cảm động trong bài hát này vẫn làm say mê khán giả suốt gần 50 năm qua.


Nếu so lại với lời gốc trong tờ nhạc phát hành trước 1975, có thể thấy có nhiều câu chữ đã bị ca sĩ thế hệ sau này hát sai.

https://www.youtube.com/watch?v=eqrzpOo6J4A
Click để nghe Người Tình La Lan với giọng hát Sơn Tuyền

“Nàng yêu anh miền Kinh”, bị hát sai thành “Nàng yêu anh hiền tính”. Dù nàng La Lan được nhiều chàng trai trong làng si mê, nhưng nàng lại yêu một người Kinh từ miền xuôi lên thăm. Nhưng chàng chỉ ghé ngang hội làng có một lần rồi ra đi không bao giờ quay lại. Có thể chính chàng trai miền Kinh đó cũng không bao giờ có thể biết được rằng mình đã để lại một niềm lưu luyến cho người sơn nữ đẹp nhất xứ Ko-man. Đó không chỉ là sự lưu luyến thoáng qua, mà người con gái của núi rừng một khi đã yêu rồi, thì dù không được đáp lại, dù người đã đi xa biền biệt, thì tình yêu đó vẫn là mãi mãi.

Từ đó trở đi, cánh hoa rừng tươi thắm, ngát hương kia đã bị nhàu nát vì nỗi buồn. Đó là một nỗi buồn “lịm kín” cả tâm hồn mà sau này ca sĩ hát sai thành “buồn tim tím”. Nàng La Lan như mất hồn, đi lang thang từng đêm thâu để mong một lần nhìn thấy lại được bóng chàng. Rồi một ngày kia, người dân trong làng đã tìm thấy nàng nằm ngủ yên vĩnh viễn trên một sườn đèo.

Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Bài hát “Người Tình La Lan” diễn tả về một cô gái xinh đẹp tên La Lan sống ở vùng núi rừng Sóc Ko-man. Trước khi bài hát này ra đời, đã có nhiều bài hát viết về thiên nhiên và vẻ đẹp của các cô gái núi rừng. Nhạc sĩ Hàn Châu tiết lộ rằng ông là người sáng tác bài hát này theo yêu cầu của một người khác và bài hát được phát hành với tên tác giả là Vinh Sử. Mặc dù chỉ là hư cấu, câu chuyện tình yêu trong bài hát này vẫn khiến khán giả say đắm trong suốt hơn 50 năm.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Câu chuyện về nàng sơn nữ trong ca khúc “Người Tình La Lan”: Nàng mang tên là La Lan, La Lan người xứ Ko-man… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Câu #chuyện #về #nàng #sơn #nữ #trong #khúc #Người #Tình #Lan #Nàng #mang #tên #là #Lan #Lan #người #xứ #Koman

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *