Chuyện tình nhạc sĩ Thăng Long và hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Nói Với Người Tình” xoay quanh câu chuyện tình đẹp của nhạc sĩ Thăng Long và một người con gái. Khi anh đi qua lối nhỏ vào nhà cô ta, tình cảm dành cho nhau đã trỗi dậy mạnh mẽ. Được truyền cảm hứng từ tình yêu này, Thăng Long đã sáng tác một bài hát tình cảm, thuận tiện mang tên “Nói Với Người Tình”. Bài hát này đã gắn bó với nhiều người yêu nhạc và trở thành một trong những tuyệt phẩm âm nhạc tại Việt Nam..
Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của nhiều bài hát đại chúng được yêu thích từ cuối thập niên 1960, trong đó nổi tiếng nhất ca khúc Quen Nhau Trên Đường Về, và sau đó một bài khác mà nhạc sĩ Thăng Long viết về chính hoàn cảnh của mình, đó là Nói Với Người Tình.
Nhạc của nhạc sĩ Thăng Long không cầu kỳ, phức tạp, nhưng cũng từ đó mà yêu nhạc dễ dàng cảm nhận được từ âm nhạc của nhạc sĩ Thăng Long tiếng lòng thổn thức của những cuộc tình đang xa cách. Đó không phải là những giai điệu ướt át, bi lụy mà đơn thuần là nỗi lòng của một người đang yêu, là niềm thương nhớ da diết người tình:
Qua lối nhỏ vào nhà em
Muốn ghé vào thăm sợ ba má em buồn lòng
Lỡ hứa rồi anh biết làm sao đây
Để em mong suốt cả ngày nên buồn lắm…
Bài hát này được nhạc sĩ Thăng Long viết cho mối tình của chính mình. Khoảng đầu thập niên 1970, ông là trưởng ban nhạc Hồ Gươm chơi nhạc trên đài phát thanh và thường về các vùng quê biểu diễn. Trong một lần cùng ban nhạc về Sóc Trăng, nhạc sĩ Thăng Long quen biết và yêu một cô gái tên là Hoàng (tên thật là Lâm Tuyết Sương).
Tuy nhiên mối tình đó bị gia đình cô gái phản đối dữ dội, cha mẹ cô Hoàng không muốn con gái quen với nhạc sĩ Thăng Long vì e ngại tính đào hoa bay bướm thường thấy ở các nghệ sĩ, hơn nữa họ cũng cách nhau đến 15 tuổi. Khi đó cô gái tuổi chưa tròn 20, còn nhạc sĩ Thăng Long đã ngoài 30 tuổi và có gần 20 năm “lênh đênh kiếp phong trần”:
Em cứ hỏi lòng tại sao
Mỗi lúc gặp nhau thì anh nói chuyện đường dài
Đêm trở về em khóc thầm trong tay
Nếu yêu nhau ai nỡ để buồn cho nhau…
Xin em hiểu giùm đời anh
Lênh đênh kiếp phong trần
Nổi trôi theo ngày tháng
Anh đâu có gì, anh đâu có gì ngoài hai bàn tay trắng
Đành để buồn cho em…
Click để nghe Chế Linh – Thanh Tuyền hát Nói Với Người Tình trước 1975
Khi mới 15 tuổi, nhạc sĩ Thăng Long mồ côi cả cha lẫn mẹ, từ miền Bắc xuôi vào Nam để tha hương kiếm sống. Vì không được học hành, cũng không biết chữ, ông phải làm đủ công việc nặng nhọc để kiếm sống, từ khuân vác, rửa xe, lang thang kiếp sống không nhà không người thân. Dù vậy, nhờ có năng khiếu về ca hát, ông hát rất hay và kết hợp cùng một nhạc sĩ mù đi hát dạo khắp Sài Gòn.
Dù khổ cực, thậm chí là không biết chữ, nhưng ông không bao giờ nhạc sĩ Thăng Long thôi mơ ước sẽ trở thành một người có khả năng làm thơ, viết nhạc. Sau thời gian dài miệt mài cố gắng học hỏi, ông được một nhạc sĩ đồng hương làm việc ở đài phát thanh Quân Đội giới thiệu vào phụ trách ban nhạc Hồ Gươm để chơi nhạc hàng tuần trên đài phát thanh, từ đó ông mới có công việc ổn định và bắt đầu có một vài sáng tác được công chúng biết đến.
Đi vào đời từ hai bàn tay trắng, không người thân, nên sự ngại ngùng bước chân khi đến thăm nhà người yêu trong bài hát hoàn toàn là hoàn cảnh thực của nhạc sĩ:
“…Anh đâu có gì ngoài hai bàn tay trắng, đành để buồn cho em…”
Nhiều lần về Sóc Trăng biểu diễn, đi qua lối nhỏ nhà người yêu, muốn vào ghé thăm, nhưng sợ gia đình cô gái phiền lòng. Nỗi nhớ nhung thì không thể đong đếm, nhưng sự lo nghĩ về tương lai cũng là gánh nặng rất lớn ở trên vai của một người đàn ông đã qua tuổi tam thập, nỗi trăn trở đó thật khó để giãi bày cho người yêu hiểu thấu được.
Tuy nhiên sự chân thành của một người có tính tình hiền lành như nhạc sĩ Thăng Long cuối cùng đã chinh phục được gia đình cô gái, và đặc biệt cô Hoàng cũng là người rất tha thiết với tình yêu, không màng vật chất, cho nên:
Em có đòi hỏi gì đâu
Đã biết rằng em bàn tay trắng đi vào đời
Em chỉ cần hai đứa mình yêu nhau
Có anh bên em sẽ đẹp tình mai sau…
Nhạc sĩ Thăng Long và cô Hoàng cưới nhau sau đó, năm 1972 họ có người con trai đầu lòng tên là Tâm. Mối tình của họ đã được “đẹp tình mai sau” trong cuộc hôn nhân thực sự là “hai quả tim vàng”, đến với nhau bằng tình yêu thuần chất.
Tuy nhiên chẳng bao lâu sau đó, cũng như bao nhiêu gia đình miền Nam khác, tổ ấm của họ phải bước sang một trang mới, với rất nhiều khó khăn, thậm chí là rơi vào thảm cảnh của bần cùng. Vợ của nhạc sĩ Thăng Long tên thật là Tuyết Sương, và hình như cái tên đó cũng thể hiện phần nào cuộc đời của cô: Mỏng manh như tuyết sương giữa vần vũ cuộc đời.
Sau 1975, nhạc sĩ Thăng Long không còn hành nghề chơi nhạc, sáng tác nhạc được nữa, ông phải làm đủ nghề (trong đó gắn bó lâu nhất với nghề sửa dù) nhưng cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau. Ba người con của họ không được học hành, phải bươn chải ra đời để phụ cha mẹ mưu sinh, nhưng cũng chỉ được bữa đói bữa no. Cầm cự như vậy ở Sài Gòn chỉ một thời gian, cô Hoàng dẫn 3 người con về quê ngoại ở Sóc Trăng để nương nhờ quyến thuộc, nhưng cũng không khá hơn trước được là bao. Không lâu sau đó thì nhạc sĩ Thăng Long cũng bán đi căn nhà tồi tàn ở tận cùng trong hẻm nhỏ Sài Gòn để về Sóc Trăng đoàn tụ cùng vợ con. Lúc này ông không còn làm nghề sửa dù được nữa, vì khi dù bị hư thì người ta thường mua luôn dù mới, nên nhạc sĩ Thăng Long thất nghiệp và chuyển sang bán vé số.
Tuy nhiên cuộc sống khó khăn, ông thậm chí là không có đủ tiền vốn để lấy vé số từ đại lý, phải năn nỉ người bạn cùng bán vé số để được chia lại 10 tờ để bán hàng ngày, nếu bán hết thì lại mượn tiếp để bán, tiền kiếm được hàng ngày chỉ được vài chục ngàn trang trải cho cuộc sống vô cùng vất vả. Dù cuộc sống muôn trùng khó khăn như vật nhưng người vợ hiền vẫn luôn theo chồng đến hết cuộc đời.
Năm 2005, cú sốc lớn đến với nhạc sĩ Thăng Long khi người vợ yêu thương của ông qua đời khi mới ngoài 50 tuổi. Ông cũng ra đi 3 năm sau đó, vĩnh viễn nằm lại bên cạnh vợ trong một nghĩa trang nhỏ gần đường lộ ở Sóc Trăng.
Bài: Đông Kha (nhacxua.vn)
Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả nhiều bài hát nổi tiếng từ cuối thập niên 1960, trong đó có ca khúc “Quen Nhau Trên Đường Về” và “Nói Với Người Tình”. Âm nhạc của Thăng Long không phức tạp nhưng thể hiện được tiếng lòng thổn thức của những cuộc tình xa cách. Ông từng là trưởng ban nhạc Hồ Gươm và đến vùng quê biểu diễn. Ông yêu một cô gái tên Hoàng và họ cưới nhau dù phải đối mặt với nhiều khó khăn và cuộc sống vất vả. Sau khi vợ ông qua đời, ông sống cô đơn và ông cũng qua đời sau đó.
Hastags: #Chuyện #tình #nhạc #sĩ #Thăng #Long #và #hoàn #cảnh #sáng #tác #khúc #Nói #Với #Người #Tình #Qua #lối #nhỏ #vào #nhà