Nhạc sĩ Thăng Long, tác giả của các bài hát nổi tiếng Nói Với Người Tình và Quen Nhau Trên Đường Về, đã trải qua một cuộc đời đầy sóng gió. Anh đã phải trải qua biết bao khó khăn và trắc trở trước khi đạt được thành công. Bài hát Nói Với Người Tình đã trở thành một hiện tượng và Thăng Long đã trở thành tên tuổi quen thuộc trong làng nhạc Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó, anh đã trải qua nhiều trận đấu tranh và khó khăn trong sự nghiệp âm nhạc của mình..
Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng, trong đó có 2 bài đã được hầu hết công chúng yêu nhạc biết đến, đó là Nói Với Người Tình và Quen Nhau Trên Đường Về – ca khúc gắn liền với giọng ca Minh Hiếu.
Tuy là một nhạc sĩ nổi tiếng cùng thời và cùng lứa tuổi với những nhạc sĩ khác như Duy Khánh, Lam Phương, Trúc Phương… nhưng hầu như sau này ít ai còn nhớ đến tên của nhạc sĩ Thăng Long. Có lẽ vì đời sống của ông khá bình dị thích kiếp sống giang hồ giống như nội dung những bài hát mà ông sáng tác là Kiếp Giang Hồ, Giã Từ Gác Trọ, Trở Về Gác Trọ …
Cuộc đời của nhac sĩ Thăng Long lận đận từ thuở nhỏ. Ông tên thật là Nguyễn Văn Thành, ngay sau khi chào đời vào năm 1936 ở tỉnh Hải Dương thì ông đã phải mồ côi mẹ, đến năm 15 tuổi lại mồ côi cha. Một mình lưu lạc đến Hà Nội, sau đó vào Nam và lang thang kiếm sống bằng cây đàn với một nhạc sĩ mù hát dạo khắp Sài Gòn.
Thương cho hoàn cảnh bấp bênh đó, một người bạn đồng hương của Thăng Long là nhạc sĩ Đức Nội đang làm ở đài phát thanh Quân Đội đã giới thiệu cho ông được làm trưởng ban nhạc Hồ Gươm, phụ trách một chương trình nhạc vào chiều thứ 6 hàng tuần trên đài phát thanh có sự xuất hiện của nhiều ca sĩ tên tuổi là Hoàng Oanh, Minh Hiếu, Hà Thanh, Thanh Tuyền…
Đó cũng là thời điểm nhạc sĩ Thăng Long sáng tác ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp là Quen Nhau Trên Đường Về nổi tiếng với giọng hát Minh Hiếu. Chính nhờ bài hát này mà ông được hãng Sóng Nhạc ký hợp đồng thu âm các ca khúc.
Khoảng cuối thập niên 1960, trong một dịp nhạc sĩ Thăng Long dẫn ban nhạc Hồ Gươm về Sóc Trăng trình diễn, ông đã quen biết với một cô gái đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác ca khúc nổi tiếng Nói Với Người Tình:
Qua lối nhỏ vào nhà anh
Muốn ghé vào thăm sợ ba má anh buồn lòng
Lỡ hứa rồi em biết làm sao đây
Để anh mong suốt cả ngày nên buồn lắm…
Click để nghe Chế Linh và Thanh Tuyền song ca Nói Với Người Tình trước 1975
Câu chuyện trong bài hát này hoàn toàn có thật, gia đình của cô gái ban đầu không chấp nhận một nhạc sĩ nghèo như ông, hơn nữa khoảng cách tuổi tác giữa họ lại khá lớn. Tuy nhiên sự chân thành của một người có tính tình hiền lành như nhạc sĩ Thăng Long đã chinh phục được gia đình cô gái và họ được nên nghĩa vợ chồng. Họ có với nhau 3 người con, 2 trai và một gái.
Bên trên là tấm hình chụp của nhạc sĩ Thăng Long vào năm 1965, có dáng dấp đậm nét phong trần với một túi hành lý quảy một bên vai, còn vai kia là cây đàn guitar rất nghệ sĩ. Sự phong trần đó như báo trước một cuộc đời rày đây mai đó đầy khó khăn, thậm chí là bi đát của nhạc sĩ Thăng Long. Cho đến gần cuối đời, trong đoạn phim mà trung tâm Thúy Nga và Asia thực hiện năm 2007, ông vẫn còn giữ lại cây đàn yêu quý trong hình này như một tài sản độc nhất đã theo ông suốt hơn 40 năm.
Sau năm 1975, có thể nói nhạc sĩ Thăng Long là một trong những nhạc sĩ nhạc vàng có số phận bi thảm nhất. Không được may mắn được như những nhạc sĩ đã xuất ngoại, và cũng không sống được tiếp tục với nghề nhạc như những nhạc sĩ còn ở trong nước là Thanh Sơn, Vinh Sử, Hà Phương…, nhạc sĩ Thăng Long phải làm đủ nghề để sinh sống, trong đó nghề ông gắn bó lâu nhất là đi sửa dù.
Từ năm 1975 cho đến những năm đầu thập niên 1990, cả gia đình ông sống trong một căn nhà chật hẹp ở sâu trong cùng của con đường Đinh Tiên Hoàng, nghề sửa dù của ông chỉ đủ ăn qua ngày, 3 người con không được học đến nơi đến chốn, phải ra đời rất sớm để phụ cha mẹ bươn chải tìm cái ăn, nhưng cuộc sống luôn thiếu trước hụt sau.
Cầm cự được hơn 10 năm, cảm thấy không thể bám trụ được ở đất Sài Gòn nên người vợ quyết định dẫn 3 con về quê ngoại ở Sóc Trăng để mưu sinh.
Một mình nhạc sĩ Thăng Long ở lại Sài Gòn tiếp tục nghề sửa dù, nhưng chỉ được một thời gian thì ông phải bán căn nhà nhỏ để về quê sum họp cùng vợ con.
Ba người con của nhạc sĩ Thăng Long cũng có cuộc sống khó khăn không khác người cha khắc khổ. Người con cả là anh Tâm may mắn được đi học, nhưng cũng chỉ học hết cấp 2, hiện nay đang phụ hồ ở Sài Gòn. Người con gái thứ 2 chỉ học hết lớp 2 và phải xa xứ đã lâu. Người con út thì hoàn toàn thất học, hiện đang bị án tù chung thân.
Nhà báo Trần Quốc Bảo kể về cuộc sống mưu sinh của nhạc sĩ Thăng Long vào giữa thập niên 1990 ở Sài Gòn như sau:
Ông sống bằng nghề sửa ô, dù dạo cho khách quen, nhiều lúc ở nơi rất xa, phương tiện duy nhất ông di chuyển là xe đạp. Nhiều buổi đạp xe ì ạch trên nửa tiếng đồng hồ mới tới nơi họ cần. Có ngày trời mưa nằm nhà, thế là đói. Khi được hỏi nghề này bây giờ còn nhiều khách không? Nhạc sĩ Thăng Long than thở: Bây giờ kinh tế có vẻ khá hơn xưa, nhiều người hư dù mua ngay dù mới, khách càng ngày càng cạn… Nghề đánh giày thì còn gặp dân sang, thỉnh thoảng được “bo”, chứ còn sửa dù cho dân nghèo, hôm nào không kỳ kèo giá là ngày ấy phước lớn.
Nhà báo Trần Quốc Bảo cũng kể về nhạc sĩ Thăng Long trong một buổi họp mặt các nhạc sĩ cũ ở Saigon vào năm 1995: “Trong lúc các nhạc sĩ khác say sưa nói chuyện thì có nhạc sĩ Thăng Long, ngồi thật yên lặng, đôi mắt buồn xa xăm vương đầy u uẩn. Có lẽ trong phút giây đó, biết bao kỷ niệm xưa ùa về như giông bão, nên đôi mắt ông cả buổi rưng rưng giữa lúc tiệc vui đang ồn ào náo nhiệt”.
Sau khi rời Sài Gòn để về Sóc Trăng, nhạc sĩ Thăng Long tiếp tục nghề sửa dù, nhưng thời gian thập niên 2000, dù (ô) không còn là mặt hàng đắt tiền, nếu hư người ta mua cái khác, nên không còn ai gọi sửa dù nữa, nhạc sĩ Thăng Long chuyển sang bán vé số.
Tuy nhiên cuộc sống khó khăn, ông thậm chí là không có đủ tiền vốn để lấy vé số từ đại lý, phải năn nỉ người bạn cùng bán vé số để được chia lại 10 tờ để bán hàng ngày, nếu bán hết thì lại mượn tiếp để bán, tiền kiếm được hàng ngày chỉ được vài chục ngàn trang trải cho cuộc sống vô cùng vất vả. Điều đáng nói là thời điểm đó bài hát Nói Với Người Tình của nhạc sĩ Thăng Long rất ăn khách ở hải ngoại, nhưng hầu như ông không nhận được đồng tác quyền nào, sau này chỉ có vài ca sĩ (như là Phi Nhung) đến thăm và đưa tiền bản quyền, sau đó là 2 trung tâm lớn Asia và Thúy Nga, tuy nhiên số tiền ông nhận được là rất ít ỏi.
Xem đoạn phỏng vấn nhạc sĩ Thăng Long mà Asia thực hiện trong Asia 55 và Thuý Nga trong Paris By Night 91 cùng được thực hiện trong năm 2007, thấy cảnh ông phải vất vả ở tuổi ngoài 70 để dạy từng bài học âm nhạc cho những thanh niên trong xóm, ai cũng động lòng thương cảm. Tuy vậy, khi được hỏi về bài hát “Quen Nhau Trên Đường Về” thì cặp mắt của nhạc sĩ sáng hẳn lên. Ông say mê nói về những cảm xúc của hơn 50 năm trước đó nơi bùng binh chợ Sài Gòn, với những âm thanh và hình ảnh của thời quá khứ xa xăm đã tạo nên nguồn cảm hứng để cho ông viết ra bài hát rất nổi tiếng này.
Click để nghe Minh Hiếu hát Quen Nhau Trên Đường Về trước 1975
Sau khi được 2 trung tâm lớn hải ngoại tìm đến và phỏng vấn, nhạc sĩ Thăng Long bắt đầu được nhận tiền tác quyền thường xuyên hơn, nhưng chưa đầy nửa năm sau đó thì ông lại qua đời vì một lý do rất đau lòng. Đầu năm 2008, ông bắt xe đò lên Sài Gòn để nhận tiền tác quyền mà các ca sĩ/trung tâm âm nhạc ở hải ngoại gửi, trên đường về thì bị kẻ gian móc túi sạch sẽ, vì đau lòng mà ông đổ bệnh và mất sau đó không lâu.
nhacxua.vn biên soạn
Nhạc sĩ Thăng Long là tác giả của những ca khúc nhạc vàng nổi tiếng như “Nói Với Người Tình” và “Quen Nhau Trên Đường Về”. Ông sống một cuộc đời khó khăn sau khi mồ côi cả cha và mẹ từ khi còn nhỏ. Ông làm đủ nghề để sinh sống, trong đó nghề sửa dù là công việc gắn bó lâu nhất. Sau năm 1975, ông phải bán căn nhà và cuộc sống của ông và con cái trở nên khó khăn. Những bài hát của ông vẫn được yêu thích, nhưng ông không may mắn như những nhạc sĩ khác và sống một cuộc đời vất vả.
Hastags: #Cuộc #đời #lận #đận #của #nhạc #sĩ #Thăng #Long #Tác #giả #bài #Nói #Với #Người #Tình #Quen #Nhau #Trên #Đường #Về