Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái… -> Cuộc sống và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của bài hát Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái… – Cực hay Thanhhaaudio

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một tài năng âm nhạc nổi tiếng của Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bản nhạc thành công như Trăng Tàn Trên Hè Phố và Những Ngày Xưa Thân Ái. Cuộc đời và sự nghiệp của ông đã đem lại nhiều thành tựu đáng ngưỡng mộ. Ông đã góp phần làm thay đổi diện mạo âm nhạc Việt Nam và trở thành một trong những nhạc sĩ ảnh hưởng đến nhiều thế hệ trẻ. Công lao và tài năng của Phạm Thế Mỹ có sức lan tỏa mãi mãi đến người yêu nhạc..

Bạn đang xem bài viết về Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng. Ông có rất nhiều sáng tác bất hủ thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu là các bài hát đậm chất dân ca và mang tình yêu quê hương tha thiết như Thương Quá Việt Nam, Bến Duyên Lành, Thuyền Hoa, Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương, Đường Về Hai Thôn, Chuyến Tàu Về Quê Ngoại… Ông cũng là tác giả của 2 trong số những bài hát hay nhất viết về mẹ là Bông Hồng Cài ÁoBóng Mát. Ngoài ra những sáng về người lính của ông cũng đã được nhiều người yêu nhạc vàng thuộc nằm lòng là Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái, Đan Áo Mùa Xuân.


Click để nghe Trúc Mai hát Trăng Tàn Trên Hè Phố

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh năm 1930, là con út trong một gia đình nghèo có đến 13 người con ở An Nhơn – Bình Định. Khác với hai người anh ruột chọn lựa đi theo nghiệp cầm bút là nhà thơ Phạm Hổ và nhà văn Phạm Văn Ký, Phạm Thế Mỹ theo nghiệp âm nhạc.

Từ nhỏ, Phạm Thế Mỹ thổi sáo trúc hay nổi tiếng khắp vùng, nhưng người cha sợ nhạc cụ này sẽ làm con bị ho lao nên khuyên chuyển sang chơi guitar. Từ lúc làm quen với cây đàn guitar, Phạm Thế Mỹ cũng bắt đầu tập tành sáng tác.

Phạm Thế Mỹ trong thời gian làm phóng viên báo Quân đội nhân dân

Từ năm 1947 đến năm 1949, ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở Liên khu 5. Đầu thập niên 1950, ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho báo Quân đội Nhân dân. Sáng tác đầu tay của ông ra đời trong thời gian này là bài Nắng Lên Xóm Nghèo, ngay lập tức được công chúng đón nhận. Sau đó ông sáng tác thêm hàng loạt ca khúc ngợi ca quê hương là Bến Duyên Lành, Lúa Về Đêm Trăng…



Click để nghe Ngọc Cẩm – Nguyễn Hữu Thiết hát Bến Duyên Lành thập niên 1960

Xem bài khác

Câu chuyện về ca khúc Nhớ Người Ra Đi (nhạc sĩ Phạm Duy) – “Ai có nghe tiếng hát hành quân xa…”

Phạm Duy: Ai sẽ là người nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?


Sau Hiệp định Geneve 1954, nhạc sĩ ông được tổ chức phân công ở lại miền Nam hoạt động. Năm 1959, ông học trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Từ 1959 đến 1970 ông dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường trung học tư thục Bồ đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh… ở Đà Nẵng.

Trong những năm 1965-1966, Phạm Thế Mỹ từng bị bắt giam vì tham gia tích cực phong trào chống chính quyền. Đó cũng là thời gian ông sáng tác ca khúc bất tử Bông Hồng Cài Áo. Ra tù, ông sáng tác các bài hát như Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương, Người Về Thành Phố, Rạng Đông Trên Quê Hương Việt Nam, Ngựa Hồng Trên Đồi Cỏ Non, Thương Quá Việt Nam… được phổ biến trong phong trào học sinh – sinh viên Sài Gòn. Từ năm 1970 đến 1975, ông là trưởng phòng Văn-Mỹ-Nghệ của Viện Đại học Vạn Hạnh.

Trong thời gian công tác tại Viện Đại học Vạn Hạnh, ông quen với một nữ sinh viên của trường là Nguyễn Thị Diệu Lý, người đã hát bài “Bông Hồng Cài Áo” trong lần đầu tiên được chọn vào Đội văn nghệ Vạn Hạnh. Họ đều là người cùng quê Diệu Lý ở thành phố Quy Nhơn. Họ nảy sinh tình cảm và kết hôn vào năm 1975.


Ca sĩ Diệu Lý

Sau năm 1975, Phạm Thế Mỹ công tác tại Phòng Văn hóa – Thông tin Quận 4. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát nhạc đỏ như: “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng”, “Thắm đượm duyên quê,” “Lêna Belicova”… Sau khi nghỉ hưu, ông sống âm thầm, thiếu thốn tại căn nhà chung cư ở Quận 4. Cuộc sống khó khăn của Phạm Thế Mỹ thời gian đó được trang báo giaoduc.edu.vn kể lại như sau:

Sau một thời gian dạy học, Nhà nước cấp cho bà Diệu Lý (vợ Phạm Thế Mỹ) một căn nhà ở Tân Thuận, nhưng chỉ ở đó một thời gian vì không tiện trong việc đi lại ca hát, làm việc cho cả hai. Vì thế, lãnh đạo Nhà Văn hóa Q.4 tạo điều kiện cho vợ chồng ông về ở trong một căn phòng tạm của Nhà Văn hóa. Trong khi bao người mong được có chỗ an cư thì ngược lại nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ bàn với vợ trả căn nhà ấy. Bà Diệu Lý nhớ lại: “Thời gian đó đồng lương nghề giáo không đủ sống, tối đi ca hát nhưng bữa ăn chỉ có cơm với tương, chao và rau. Anh Mỹ bảo mình cũng chưa đến nỗi thiếu chỗ ở, thôi thì trả lại để Nhà nước cấp cho người khác khó khăn hơn mình”.

Thời gian sống ở căn phòng tạm của Nhà Văn hóa Q.4 là khi ông cho ra đời nhiều sáng tác nhất. Cường độ làm việc của ông gấp đôi, thậm chí gấp 3 lần nhạc sĩ khác. Những hôm cúp điện, ông thắp đèn dầu cắm cúi viết nhạc đến sáng. Suốt một thời gian dài như thế, sức khỏe ông ngày càng sa sút. Từ đó, những cơn đột quỵ đến với ông thường xuyên. Bệnh tình chưa lành hẳn, bác sĩ khuyên ông nên dành thời gian để nghỉ ngơi nhưng ông lại lao vào làm việc. Vì thế, ông lại bị tai biến nặng. Có thời kỳ ông không thể tự đi lại được.


Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mất vào lúc 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, sau thời gian dài bị bệnh, hưởng thọ 79 tuổi.

nhacxua.vn biên soạn

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc vàng ở Việt Nam. Ông có nhiều sáng tác đậm chất dân ca và mang tình yêu quê hương như Thương Quá Việt Nam, Bến Duyên Lành, Thuyền Hoa, Hoa Vẫn Nở Trên Đường Quê Hương. Ông cũng là tác giả của những bài hát hay nhất viết về mẹ như Bông Hồng Cài Áo và Bóng Mát. Ông bắt đầu sáng tác từ thập kỷ 1950 và đã đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam. Ông mất vào năm 2009.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ – Tác giả của Trăng Tàn Trên Hè Phố, Những Ngày Xưa Thân Ái… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Phạm #Thế #Mỹ #Tác #giả #của #Trăng #Tàn #Trên #Hè #Phố #Những #Ngày #Xưa #Thân #Ái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *