Cuộc sống và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vân – “60 năm thành tựu” – Thẩm âm Thanhhaaudio

Nhạc sĩ Y Vân đã trải qua một cuộc đời và sự nghiệp đầy đáng nhớ trong ngành âm nhạc. Với hơn 60 năm hoạt động trong nghề, bà đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của âm nhạc truyền thống Việt Nam. Bà đã sáng tác và trình bày hàng ngàn bài hát, khắc sâu trong lòng người hâm mộ. Cuộc đời của Y Vân là một bước chạm đến trái tim của người nghe, với những lời ca uốn lượn đầy tình cảm và sự chân thành..

Bạn đang xem bài viết về Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vân – “60 năm cuộc đời” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Vào ngày 28-11-1992, nhạc sĩ Y Vân, tác giả của những ca khúc nổi tiếng Lòng Mẹ, 60 Năm Cuộc Đời, Sài Gòn, Ảo Ảnh, Ngăn Cách… trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 60, đúng như nội dung ca khúc “60 Năm Cuộc Đời” mà ông đã sáng tác trước đó hơn 20 năm: “Em ơi có bao nhiêu. Sáu mươi năm cuộc đời…”

Đó như một lời tiên đoán định mệnh, hoặc là lời hát đã vận chính xác vào cuộc đời…

Nhạc sĩ Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu, sinh năm 1933 tại Hà Nội (quê gốc ở Thanh Hóa) trong gia đình có 4 anh chị em. Người chị đầu đã mất sớm, Y Vân là người thứ 2, trở thành anh cả và phụ giúp cha mẹ trông non các em, trong đó có người em út là nhạc sĩ Y Vũ sau này. Nhà nghèo, cả nhà phải ở nhà nhà cô ruột, cha phải đi làm xa nên nhạc sĩ Y Vân gần gũi hơn với mẹ. Những cảm xúc ngay từ thuở nhỏ khi thấy mẹ tần tảo đã dần một lớn để sau này ông viết thành ca khúc nhạc Việt về mẹ nổi tiếng nhất.

Thuở niên thiếu, ông từng theo học nhạc với Giáo sư – nhạc sĩ Tạ Phước và đã tập sáng tác từ rất sớm nhưng không không có ca khúc nào được công chúng nhớ đến.


Nhạc sĩ Y Vân (đứng)

Thời gian sau, nhờ biết chút ít về nhạc và đàn, chàng nhạc sĩ nghèo đi dạy đàn để phụ mẹ nuôi các em. Có một người bạn thân giới thiệu anh đến dạy đàn cho một tiểu thư khuê các tên là Tường Vân. Sau thời gian lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa họ hé nở một mối tình đằm thắm. Nhưng tình đầu tan vỡ cũng là lẽ thường, huống chi là giữa họ có một hố sâu ngăn cách rất lớn của giàu và nghèo.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Không thành duyên nhưng… thành danh, để kỷ niệm mối tình buồn, và như là để chứng tỏ tình cảm của mình là thật lòng sâu sắc, ông lấy bút danh là Y Vân khi sáng tác sau này, trở thành một trong cái tên nổi tiếng của nhạc Việt. Y Vân nghĩa là Yêu Vân.

Nhạc của Y Vân rất đa dạng. Thời gian đầu của sự nghiệp, vào thập niên 1950, nhạc của ông êm đềm tha thiết gợi lại hình bóng thôn quê thanh bình như trong Nhạt Nắng, Bóng Người Cùng Thôn, Đôi Mái Chèo Trăng… Sang thập niên 1960-1970, Y Vân sáng tác mạnh mẽ hơn với những ca khúc về tình yêu như Ngăn Cách, Ảo Ảnh, Thôi, Một Ngày Không Có Em, Xa Vắng, Tình Chàng Ý Thiếp… nhạc về thời cuộc, người lính, như là Cánh Hoa Thời Loạn, Thương Anh,… những ca khúc sôi động như 60 Năm, Sài Gòn, Đêm Đô Thị, 20-40, Tiếng Trống Cao Nguyên… Những bài dân ca mới như Tát Nước Đầu Đình, Lý Ngựa Ô, cả nhạc thiếu nhi như Cô Bé Bán Sữa, Con Ve Và Con Kiến…

Có thể nói Y Vân là 1 trong số những nhạc sĩ có nhiều ca khúc nổi tiếng nhất trước năm 1975, và tiêu biểu nhất, đỉnh cao nhất của sự nghiệp âm nhạc huy hoàng đó chính là Lòng Mẹ, một ca khúc êm ái đầy cảm xúc, đã được xưng tụng là “quốc ca của tình mẫu tử”. Nghe có vẻ lớn lao, nhưng thật sự Lòng Mẹ hoàn toàn xứng đáng với tên gọi đó.


Có thông tin ghi rằng bài hát Lòng Mẹ được viết năm 1952. Tuy nhiên theo nhạc sĩ Y Vũ, em trai của nhạc sĩ Y Văn, năm 1952 nhà ông còn ở Hà Nội, đến năm 1954 mới di cư vào miền Nam sinh sống và sáng tác bài Lòng mẹ năm 1957.


Click để nghe Khánh Ly hát Lòng Mẹ trước 1975

Nhạc sĩ Y Vũ kể lại ca khúc này như sau: “Cuối thập niên 1950, anh Y Vân là nhạc công chơi cho các nhà hàng ở Sài Gòn. Hằng đêm, mẹ ở nhà giặt quần áo ở máy nước công cộng, có lần giặt đến 2 giờ sáng thì bị cảnh sát đến nhắc nhở vì quá giờ giới nghiêm. Đến sáng, anh tôi về nhà, biết chuyện đã khóc và viết ra Lòng Mẹ.

Câu hát tha thiết: Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ… Thương con thao thức bao đêm dài, con đà yên giấc, mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương…”. Viết xong, anh hát cho mẹ nghe và bà đã khóc”.

Hai anh em Y Vân, Y Vũ năm 1992, một năm trước khi nhạc sĩ Y Vân qua đời.

Năm 1954, cả gia đình di cư vào Nam, nhạc sĩ Y Vân hoạt động âm nhạc rất mạnh mẽ, nhiều lĩnh vực: sáng tác, chơi nhạc, hòa âm, dạy nhạc, viết sách dạy nhạc và đàn guitar. Trước năm 1975 tại Sài Gòn, nhạc sĩ Y Vân cũng là 1 trong 3 nhạc sĩ hòa âm nhiều ca khúc nhất, bên cạnh 2 nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi và Văn Phụng.


Mảnh đất Sài Gòn đã cưu mang và mang đến cho nhạc sĩ Y Vân một sự nghiệp âm nhạc đầy sắc màu, ông biết ơn điều đó và thể hiện lòng biết ơn bằng chính âm nhạc, tiêu biểu là 2 ca khúc mang tên Đêm Đô ThịSài Gòn, để ca tụng một Sài Gòn phồn hoa đẹp đẽ. Đặc biệt, ca khúc Sài Gòn (nhiều nơi ghi sai thành Sài Gòn đẹp lắm) đã được những danh ca ngoại quốc hát, như là ca sĩ SIngapore Trương Tiểu Anh, diva người Hongkong Từ Tiểu Phụng.


Click để nghe “Sài Gòn” tiếng Hoa của Trương Tiểu Anh hát


Click để nghe “Sài Gòn” tiếng Hoa của Từ Tiểu Phụng hát

Nhà báo Thụy Kha đã viết về “Sài Gòn đẹp lắm” như sau:

“Ở Sài Gòn trước năm 1975, cũng có nhiều nhạc sĩ viết ca ngợi “Hòn ngọc Viễn Đông” này nhưng phải tới khi Y Vân “xuất chưởng” bằng “Sài Gòn” với tiết điệu cha cha cha thì Sài Gòn mới thực sự có “Sài Gòn ca” của chính mình: “Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai. Đường xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay. Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này. Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”

Không có mô tả nào về Sài Gòn lại “rất Sài Gòn” như “Sài Gòn” của Y Vân. Nhất là với một chuyển đoạn thực sự trẻ trung, sôi động: “Lá la la lá la. Lá la la lá la. Tiếng cười cùng gió chan hòa niềm vui say sưa. Lá la la lá la. Lá la la lá la. Ôi đời đẹp quá, đẹp quá, tràn bao ý thơ”. (Trích báo Người Lao Động)


Click để nghe Trúc Mai hát “Sài Gòn” trước 1975

Một ca khúc nổi tiếng khác và được xem là gắn bó định mệnh với nhạc sĩ Y Vân là ca khúc “60 Năm Cuộc Đời”. Khi ở thời điểm sung sức nhất của cuộc đời, nhạc sĩ đã viết:

Em ơi có bao nhiêu
60 năm cuộc đời
20 năm đầu
Sung sướng không bao lâu

20 năm sau
Sầu vương cao vời vợi
20 năm cuối là bao…

Ơ là thế, đời sống không là bao
Ơ là bao, đời không lâu là thế…

Gần 40 năm sau đó, ông đã qua đời khi vừa tròn 60 tuổi, như một định mệnh nghiệt ngã.


Click để nghe ca sĩ Hùng Cường hát bài 60 Năm Cuộc Đời

Một điều đặc biệt khác, ca khúc 60 Năm này đã gắn liền với tên tuổi của nghệ sĩ tài danh Hùng Cường, và như một định mệnh, Hùng Cường cũng qua đời khi vừa tròn 60 tuổi.

Ngoài tân nhạc, Y Vân còn tâm huyết với dân nhạc, tiêu biểu là Dân Ca Ba Miền. Đó là tên của công trình nghệ thuật được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông phác thảo và Y Vân sưu tầm tài liệu với các công việc: sưu tầm bài hát, tài liệu, nhạc khí cổ, tuyển chọn ca sĩ, ca nương theo đúng mẫu xưa phù hợp với phong cách từng địa phương.

Dự án bao gồm 20 tiết mục chia đều cho ba miền và đã được phát hành trong nước trong băng/đĩa Continental 6. Ngoài ra, còn phát hành ấn bản tiếng Anh với tên gọi Vietnamese Traditional Songs để tặng tòa đại sứ các nước và các cơ quan văn hóa Việt Nam ở nước ngoài. Tác phẩm này gây tiếng vang lớn và được tổ chức UNESCO khích lệ, hỗ trợ chuyên gia giúp củng cố hồ sơ di sản văn hóa thế giới. Hồ sơ hoàn thành năm 1974, được Bộ Ngoại giao cùng Bộ Thông tin xét duyệt và sẽ chính thức gửi cho UNESCO vào đầu năm 1975. Tuy nhiên vì biến cố 1975 nên cuối cùng không thể thực hiện được.

Nhạc sĩ Y Vân được xem là một nhạc sĩ đa tài, và ông làm việc rất nhiều, kể cả ở những năm gần cuối đời nhằm đảm bảo cho gia đình có được một cuộc sống ổn định. Bà Minh Lâm, vợ cố nhạc sĩ Y Vân tâm sự:

“Nhiều người thêu dệt Y Vân thành một con người đa tình, trăng hoa. Là vợ chồng, mấy mươi năm đầu gối tay ấp nên tôi rất hiểu nhà tôi. Anh ấy là một người đàng hoàng, có gì cũng thật thà kể với vợ (kể cả những việc sâu kín như trường hợp lấy nghệ danh Y Vân). Anh ấy rất có hiếu với mẹ và thương yêu vợ con. Thời gian sau năm 1975, Y Vân tham gia Đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu…

Vợ chồng nhạc sĩ Y Vân

Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên giai đoạn đó anh được “đặt hàng” dồn dập, có thể nói là “ăn nên, làm ra”, nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà tạm gọi là ngăn nắp, nhưng anh làm ra cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh mất (28/11/1992). Dạo ấy, đứng trước quan tài của anh đang được quàn tại Hội Âm nhạc TP HCM, mẹ chồng tôi không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: “Người đời thường bảo: Con “đi” trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng Mẹ…”

Sau khi nhạc sĩ Y Vân mất thì chưa đầy một năm sau, mẹ của ông cũng qua đời.

nhacxua.vn biên soạn

Y Vân, a famous Vietnamese composer, passed away at the age of 60, just like the lyrics of his song “60 Năm Cuộc Đời” (“60 Years of Life”). Y Vân, whose real name is Trần Tấn Hậu, was born in Hanoi in 1933. He grew up in a poor family and became the eldest son, helping to take care of his younger siblings. Y Vân’s songs were diverse, ranging from love songs to songs about the war and songs for children. His most famous and heartfelt song is “Lòng Mẹ” (“Mother’s Love”), which is considered the national anthem of maternal love. Y Vân was a prominent figure in Vietnamese music before 1975, and his songs still resonate with many people today.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Y Vân – “60 năm cuộc đời” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Vân #năm #cuộc #đời

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *