Trường Hải là một nghệ sĩ đa tài với nhiều vai trò trong ngành giải trí tại Việt Nam. Ông là ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công và giám đốc trung tâm băng nhạc. Cuộc đời và sự nghiệp của Trường Hải đã đi qua nhiều thăng trầm và thành công trong lĩnh vực âm nhạc. Với giọng ca đặc biệt và tài năng sáng tác, ông đã cho ra đời nhiều bài hát được yêu thích. Đồng thời, ông cũng trở thành giám đốc trung tâm băng nhạc và đã đồng hành cùng nhiều nghệ sĩ tài năng trong ngành âm nhạc..
Ca sĩ Trường Hải được yêu thích trước năm 1975 với các ca khúc Hận Đồ Bàn, Tình Như Mây Khói, Tôi Đưa Em Sang Sông… Ngoài ra ông cũng là nhạc sĩ sáng tác nhiều ca khúc quen thuộc đã trở thành bất tử là Những Chiều Không Có Em, Mimosa, Tình Ca Người Đi Biển… Đặc biệt, ông cũng là người thực hiện những cuốn băng nhạc Trường Hải Không Chủ Đề từ trước năm 1975, cũng như đã thực hiện những cuốn băng video đầu tiên tại hải ngoại từ đầu thập niên 1980.
Ca – nhạc sĩ Trường Hải tên thật là Tạ Trường Hải, sinh ngày 3/10/1938 tại Sóc Trăng, là người bạn cùng tuổi và cùng quê với nhạc sĩ Thanh Sơn. Vì cùng mê nhạc từ nhỏ, hai người bạn thuở thiếu thời này cùng lên Sài Gòn để vừa học tiếp trung học vừa tìm kiếm cơ hội để bước vào làng văn nghệ.
Năm 1959, nhạc sĩ Thanh Sơn đăng ký tham gia cuộc thi tuyển lựa ca sĩ trên đài phát thanh và được giải nhất. Cùng thi năm đó còn có 2 nữ ca sĩ nổi tiếng là Nhật Thiên Lan và Phương Dung. Tuy nhiên sau này Thanh Sơn không theo nghiệp hát lâu dài mà chuyển sang trở thành một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng.
Năm 1960, theo chân người bạn thân, Trường Hải đăng ký thi tuyển lựa ca sĩ và đứng hạng nhì, người hạng nhứt là chàng lính không quân mang tên Vũ Thành An (trùng tên với nhạc sĩ Vũ Thành An sáng tác bài không tên). Trong vòng chung kết cuộc thi hồi 60 năm trước, ca sĩ Trường Hải đã trình bày rất thành công ca khúc Gặp Nhau của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ.
Sau cuộc thi hát, cả Thanh Sơn và Trường Hải đều được mời hát trên đài phát thanh và có được chút tiếng tăm, nhưng như vậy là chưa đủ để sống bằng nghề ca hát. Sau khi quyết định ở lại Sài Gòn lập nghiệp, Trường Hải cùng với Châu Long và nhạc sĩ Ngọc Sơn (tác giả bài 100 Phần Trăm) thành lập ban nhạc mang tên Les Gitanes để chơi nhạc ở các đại nhạc hội. Sau đó ông cũng đi hát và làm nhạc công ở các phòng trà Tự Do, Kim Sơn, Hòa Bình… cùng với Anh Quý, Song Ngọc, Duy Khiêm… Thời gian sau đó, ông được chơi nhạc cho vũ trường Đại Nam, trên lầu có ban nhạc do Lê Văn Thiện, Huỳnh Anh, và dưới lầu thì ban nhạc Trường Hải.
Cùng với việc chơi nhạc, làm nhạc công để đánh đàn cho ca sĩ hát thì Trường Hải kiêm luôn vai trò là ca sĩ. Ông vừa đàn vừa hát được một thời gian thì cảm thấy vướng víu vì đêm nào cũng phải mang theo cây đàn guitar nặng nề, nên sau đó quyết định chuyển hẳn sang ca hát để khỏi phải mang đàn nữa.
Click để nghe tiếng hát Trường Hải trước 1975
Ca khúc gắn liền với tíếng hát Trường Hải trước năm 1975 là Hận Đồ Bàn của nhạc sĩ Xuân Tiên. Trước đó ca sĩ Việt Ấn nổi tiếng với bản này, nhưng khi Việt Ấn qua đời đột ngột thì Hận Đồ Bàn dường như là một ca khúc dành riêng cho giọng hát Trường Hải và được khán giả yêu cầu rất nhiều trong các đêm nhạc ở phòng trà.
Click để nghe Trường Hải hát Hận Đồ Bàn
Trong lúc chơi nhạc và hát cho vũ trường thì Trường Hải cũng bắt đầu sáng tác ca khúc. Ông không theo học ai mà chỉ tự học sáng tác và hòa âm qua sách, đặc biệt là từ cuốn Để Sáng Tác Một Bài Nhạc Phổ Thông (của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ soạn năm 1955) giống như 2 người bạn thân là Thanh Sơn và Ngọc Sơn.
Nhạc phẩm đầu tay của Trường Hải mang tên Còn Nhớ Tôi Không, viết để kỷ niệm tình bạn, tình lính cùng nhạc sĩ Thanh Sơn khi ông đang ở trong quân ngũ và phục vụ ban Văn Nghệ của Quân Vận. Được biết rằng ca khúc nổi tiếng Mười Năm Tái Ngộ của nhạc sĩ Thanh Sơn cũng được viết tặng cho người bạn cùng quê và cùng chí hướng là Trường Hải.
Bài hát đầu tay Còn Nhớ Tôi Không đã được nhà xuất bản Diên Hồng mua bản quyền với số tiền khá lớn là 15 ngàn đồng.
Ca khúc tiếp theo của nhạc sĩ Trường Hải là Những Chiều Không Có Em, được ông viết cho mối tình buồn năm ông học đệ nhị. Bài hát này được ca sĩ Hùng Cường hát lần đầu và trở thành một hiện tượng, đưa tên tuổi nhạc sĩ Trường Hải đến gần hơn với công chúng yêu nhạc. Bản nhạc này được tác giả tự phát hành đợt đầu được 3 ngàn ấn phẩm, sau đó nhạc sĩ Duy Khánh mua lại bản quyền bài hát với giá 18 ngàn đồng.
Ca khúc này có những câu hát quen thuộc phù hợp với tâm trạng của những chàng trai thất tình: “Những chiều không có em, ngõ hồn sao hoang vắng…”
Click để nghe Trường Hải hát Những Chiều Không Có Em
Vài năm sau, nhạc sĩ Trường Hải có xu hướng chuyển sáng viết nhạc có giai điệu tươi vui, như là các ca khúc Nhịp Đàn Vui, Ai, Em Yêu Nhạc Brahms… đặc biệt là bản Tình Ca Người Đi Biển sáng tác năm 1968 dành cho lính hải quân, nổi tiếng qua giọng hát Mai Lệ Huyền.
Mặc dù đây là bài hát mang nỗi buồn chia ly nhưng khi hát lên thì thấy hào hứng vì giai điệu Beguine Rock tươi vui và rất được khán giả trẻ ưa chuộng. Về hoàn cảnh sáng tác bài hát, nhạc sĩ kể lại rằng trong một chiều dạo phố ra Bến Bạch Đằng, ông nhìn thấy có một đôi tình nhân với người trai là lính hải quân, họ chia tay nhau quyến luyến để người lính chuẩn bị bước lên tàu, vui đời hải hồ giữa chốn trùng dương xa. Với tâm hồn nhạy cảm của một nhạc sĩ, Trường Hải cảm thấy khung cảnh đó tuy buồn nhưng thật đẹp và lãng mạn nên có cảm hứng sáng tác Tình Ca Người Đi Biển như sau:
Vẫn biết kiếp sống biển khơi là nhớ nhiều
Nhớ phút quyến luyến trên bến khi chia ly
Sóng xô trong lòng đời hải hồ…
Click để nghe Mai Lệ Huyền hát Tình Ca Người Đi Biển
Thời gian sau đó, nhạc sĩ Trường Hải sáng tác gần 100 ca khúc, nổi tiếng nhất là Chuyện Tình Mimosa, Ai, Hai Cánh Phượng Buồn, Cớ Sao Em Buồn... hầu hết những bài hát này đều được xuất hiện trong những băng nhạc chính ông thực hiện. Đó là khoảng đầu thập niên 1970, nhạc sĩ Trường Hải thành lập một trung tâm băng nhạc, sản xuất được gần 20 cuốn băng với sự góp mặt của hầu hết các ca sĩ nổi tiếng là Khánh Ly, Thái Thanh, Thanh Lan, Thanh Thúy, Giao Linh, Trúc Mai, Thanh Tuyền, Nhật Thiên Lan… Các băng nhạc này đều được thu tại phòng thu âm của ca sĩ Pat Lâm ở Chợ Lớn.
Click để nghe 1 băng nhạc Trường Hải trước 1975
Những cuốn băng của Trường Hải thực hiện được mang tên là Không Chủ Đề, nghĩa là ông tuyển chọn những ca khúc hay của ông sáng tác, cũng như của nhiều nhạc sĩ khác mà không theo một chủ đề cụ thể nào, như vậy sẽ đỡ bị gò bó và dễ chọn nhạc hơn.
Cùng lúc đó, trung tâm Trường Hải cũng mua lại một số băng nhạc trẻ của nhóm Tùng Giang, Lê Hựu Hà thực hiện để phát hành.
Sau 1975, Trường Hải làm nghề buôn bán nhạc cụ và có một dạo ông tham gia vào đoàn hát của Hoàng Biếu, đi lưu diễn các tỉnh để sinh sống.
Năm 1979 Trường Hải rời Việt Nam đến Nam Dương và sau đó định cư tại Quận Cam năm 1980. Với đầu óc và tầm nhìn kinh doanh tinh tường, chưa đầy 1 năm sau khi sang đến Hoa Kỳ, Trường Hải liền lập trung tâm băng nhạc Trường Hải hải ngoại, được coi là trung tâm nhạc sớm nhất, và cũng là nơi đầu tiên sản xuất băng nhạc video tại hải ngoại với 2 cuốn băng mang tên Không 1 và 2 rất ăn khách.
Từ cuốn băng video Không 1, Trường Hải cũng giới thiệu thành công ca sĩ Kim Ngân – người đẹp nổi tiếng một thời của làng nhạc hải ngoại đầu thập niên 80, cũng là con nuôi của ông. Trong cuốn băng Không số 2 phát hành năm 1983, Trường Hải tiếp tục giới thiệu được tiếng hát mới nổi là Ngọc Lan, sau này trở thành 1 ca sĩ lừng lẫy.
Ngoài vai trò là ca sĩ, nhạc sĩ, nhạc công, nhạc sĩ hòa âm, nhà sản xuất và biên tập nhạc, khi sang đến hải ngoại, Trường Hải còn là người có công chép ký âm lại các bài hát nổi tiếng trước năm 1975 của nhiều nhạc sĩ để các ca sĩ hát lại ở hải ngoại.
Hiện nay nhạc sĩ Trường Hải đã ngoài 80 tuổi, sức khỏe suy kém vì đã chịu nhiều cơn đột quỵ. Ông sống một mình trong căn nhà nhỏ ở vùng San Marino – California.
Nhìn lại sự nghiệp âm nhạc của Trường Hải, có thể thấy ông là người đa tài: vừa là nghệ sĩ chơi đàn guitar, vừa là nhạc sĩ sáng tác ca khúc, vừa là ca sĩ, vừa là giám đốc trung tâm băng nhạc Trường Hải ở Sài Gòn trước năm 1975 và đầu thập niên 1980 ở hải ngoại. Với con mắt tinh tường, ông từng kinh doanh thành công trong lĩnh vực âm nhạc, điều mà không có nhiều nhạc sĩ làm được.
Từ sau tuổi 70, sức khỏe nhạc sĩ Trường Hải yếu dần, căn bệnh Parkinson làm cho ông đi đứng rất khó khăn, những năm cuối đời ông nói cũng khó khăn , rồi không thể trò chuyện được nữa. Ngày 11/6/2021, ca nhạc sĩ Trường Hải đã trút những hơi thở cuối cùng và từ giã cõi đời.
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Ca sĩ và nhạc sĩ Trường Hải là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng và được yêu thích trước năm 1975. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc quen thuộc và thực hiện các cuốn băng nhạc. Trước đó, Trường Hải và nhạc sĩ Thanh Sơn là bạn thân và cùng học hát. Sau cuộc thi tuyển lựa ca sĩ, cả hai được mời hát trên đài phát thanh. Trường Hải cũng thành lập ban nhạc và chơi nhạc ở các đại nhạc hội. Ông cũng bắt đầu sáng tác ca khúc và trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Những bài hát nổi tiếng của ông bao gồm Hận Đồ Bàn, Những Chiều Không Có Em, Tình Ca Người Đi Biển.
Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #Trường #Hải #Người #nghệ #sĩ #đa #tài #sĩ #nhạc #sĩ #nhạc #công #và #giám #đốc #trung #tâm #băng #nhạc