Bài hát “Nỗi Buồn Sa Mạc” do Đôi song ca hai con lạc đà Chế Linh và Giang Tử thể hiện. Ca khúc lấy cảm hứng từ cảnh đẹp và cô đơn của sa mạc. Nó kể về nỗi buồn và cảm xúc xa lạ của những người lang thang trên mê cung từng cát sa mạc. Bằng giọng hát tình cảm và cách biểu đạt sâu sắc, hai nghệ sĩ gửi gắm thông điệp về sự đau khổ và đánh mất trong cuộc sống. “Nỗi Buồn Sa Mạc” là một bài hát đáng nghe để khám phá tâm trạng sâu thẳm..
Khoảng giữa thập niên 1960, ca sĩ Chế Linh cùng Giang Tử đã hợp thành đôi song ca “hai con lạc đà” nổi tiếng với các ca khúc Nỗi Buồn Sa Mạc, Giang Hồ, Bụi Cát Hồng Trần,… liên tục được phát trên đài phát thanh.
Click để nghe ca khúc Giang Hồ (Chế Linh – Giang Tử)
Thoe lời kể của Chế Linh trên Jimmy Show thì thời điểm đó Giang Tử đang ở trong quân ngũ (phục vụ ngành tâm lý chiến) và chưa gầy dựng được tên tuổi với công chúng, nên ít được các bầu sô và hãng đĩa để mắt tới. Thời gian đó cả 2 chơi thân với nhau, nên ca sĩ Chế Linh đã đứng ra yêu cầu, bảo chứng để giúp đỡ bạn của mình. Họ cũng thường hát chung trong các ca khúc được sáng tác riêng cho đôi song ca “hai con lạc đà” này. Chế Linh cho biết giọng của ông có thể lên nốt cao cỡ nào cũng được, nhưng không thể xuống nốt thấp được như Giang Tử, nên giọng ca của người bạn này là sự bổ sung rất phù hợp với ông trong các ca khúc như Nỗi Buồn Sa Mạc, Giang Hồ…, là những bài hát thuộc chủ đề nhạc “viễn tây” rất mới mẻ thời đó.
Trong nhạc tờ ca khúc Nỗi Buồn Sa Mạc có in hình lạc đà, và Chế Linh cũng lấy tên nhóm song ca Chế Linh – Giang Tử là Hai con lạc đà, với ý nghĩa là có sức chịu đựng cao trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
Lúc sinh thời, cố ca sĩ Giang Tử cũng kể lại như sau:
“Bài song ca đầu tiên mà Chế Linh và Giang Tử hát chung là một sáng tác của Chế Linh: “Nỗi Buồn Sa Mạc”. Tựa của bài hát này đã gợi cho Chế Linh và Giang Tử một cái tên chung khi hát song ca để có kỷ niệm. Hai đứa ngồi bàn bạc và chọn tên “Hai con lạc đà” mang ý nghĩa của sự chịu đựng. Con lạc đà thường vượt qua sa mạc mênh mông cần phải có sự chịu đựng dẻo dai. Lúc đó, cũng có một chút tâm linh và dị đoan, mình nghĩ đặt tên như vậy sẽ có sự bền bỉ, nhờ vậy, sự kết hợp song ca của hai đứa sẽ được kéo dài.”
Theo lời kể của con trai ca sĩ Giang Tử, lúc cả 2 với vào nghề thì Chế Linh và Giang Tử rất thân với nhau, vì cùng tuổi, cùng hát một dòng nhạc. Họ cùng thuê nhà trọ ở khu Kiến Thiết (Phú Nhuận) – nay là đường Huỳnh Văn Bánh – để ở chung và luyện hát. Tình bạn này được giữ khắng khít cho đến tận khi Giang Tử qua đời vì bạo bệnh năm 2014.
Nói thêm về ca khúc Nỗi Buồn Sa Mạc của ca sĩ Chế Linh sáng tác với bút danh Tú Nhi, viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh (với bút danh Tuấn Lê – tên người con trai của Hoài Linh). Chế Linh đã kể về hoàn cảnh sáng tác ca khúc này như sau:
Đó là thời gian mà cuốn phim điện ảnh Django của Hoa Kỳ được chiếu ở rạp chớp bóng REX ở đại lộ Nguyễn Huệ. Chế Linh đi xem và bị choáng ngợp trước những cảnh sa mạc hùng vĩ trong bộ phim này, nên ông đã có ý tưởng sáng tác một ca khúc có hình ảnh sa mạc vốn rất xa lạ với người Việt Nam:
Đi giữa sa mạc mênh mông
Mơ nước mát một con sông,
Mơ mái ấm một đêm đông
Mơ ánh mắt chờ mong…
Chế Linh đã sáng tác những câu đầu và nhờ nhạc sĩ đàn anh là Hoài Linh giúp sức để hoàn thiện ca khúc. Hai tác giả đã mượn hình ảnh sa mạc mênh mông để nói về hoàn cảnh đất nước đương thời với những lời ca ẩn dụ rất ý nhị như:
Người làm người buồn vì mơ cao ước dài
Lửa thù lên ngọn mãi
Ta, ta không oán người đâu
Yêu em mắt xanh nâu, mến anh da cùng mầu…
và:
Lời hát cho anh hai mươi năm lửa khói
Lời hát cho em nước mắt thôi ngừng rơi
Cuối bài là lời nhắn nhủ những người anh em cùng màu da hãy đến tìm nhau, xua tan những thương đau trải dài hai mươi năm:
Khúc hát gửi cho nhau
chung những nỗi niềm thương đau
Xin hãy đến tìm nhau…
Nhắc lại về đôi song ca hai con lạc đà, họ đã lạc nhau từ năm 1975, nhưng sau đó vẫn giữ liên lạc với nhau thường xuyên. Đến năm 2010, khi Giang Tử sang đến hải ngoại, họ đã tái hợp trong ca khúc Nỗi Buồn Sa Mạc tại chương trình Vân Sơn 47 năm 2011. Mời các bạn nghe lại ở bên dưới:
Click để nghe Chế Linh – Giang Tử hát Nỗi Buồn Sa Mạc trên Vân Sơn
Biển cát hoang vu, nắng đốt thiêu niềm đau
Trời tối mây đen, đêm đêm trăng ngủ đâu?
Hà hú… đi giữa sa mạc mênh mông
Mơ nước mát một con sông,
Mơ mái ấm một đêm đông
Mơ ánh mắt chờ mong…
Nhạc buồn chập chờn trải lên khuôn cát dài
Sầu hận len lõi mãi
Ôi tha nhân có hiểu không
Ta mơ lấp biển Đông, muôn phương thôi nổi sóng..
Người làm người buồn vì mơ cao ước dài
Lửa thù lên ngọn mãi
Ta, ta không oán người đâu
Yêu em mắt xanh nâu, mến anh da cùng mầu
Lời hát cho anh hai mươi năm lửa khói
Lời hát cho em nước mắt thôi ngừng rơi
Hà hú… đây tiếng sa mạc đêm sâu
Hay khúc hát gửi cho nhau
chung những nỗi niềm thương đau
Xin hãy đến tìm nhau…
Trước bài hát Nỗi Buồn Sa Mạc không lâu, nhạc sĩ Y Vũ cũng đã sáng tác ca khúc mang tên Bụi Cát Hồng Trần, cũng lấy cảm hưng từ phim điện ảnh Django, và cũng đưa cho Hai Con Lạc Đà hát. Mời các bạn nghe lại:
Click để nghe Chế Linh – Giang Tử hát Bụi Cát Hồng Trần
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Trong những năm 1960, ca sĩ Chế Linh và Giang Tử hợp tác thành bộ đôi song ca “hai con lạc đà” và nổi tiếng với các ca khúc như Nỗi Buồn Sa Mạc, Giang Hồ, Bụi Cát Hồng Trần,… Hai người thường hát chung với nhau và Chế Linh đã đứng ra giúp đỡ Giang Tử trong sự nghiệp âm nhạc. Bạn bè thân thiết của nhau, họ đã chơi và biểu diễn chung trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, “hai con lạc đà” cũng nghĩa là có sức chịu đựng cao trong mọi hoàn cảnh.
Hastags: #Đôi #song #hai #con #lạc #đà #Chế #Linh #Giang #Tử #và #khúc #Nỗi #Buồn #Mạc