Hình ảnh “ngày xưa và ngày nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước năm 1975 (Phần 2) – Thẩm âm Thanhhaaudio

Phần 2 của hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước năm 1975 đã được tiếp tục chia sẻ. Những hình ảnh này gợi lại kỷ niệm về thời kỳ hoàng kim của âm nhạc Việt Nam. Các ca sĩ như Trần Thiện Thanh, Thái Thanh, Khánh Ly và Giao Linh đã được tái hiện lại qua những bức ảnh đẹp và tươi sáng. Nhìn những hình ảnh này, người ta có thể cảm nhận được sự phát triển và thay đổi của các nghệ sĩ cũng như ngành công nghiệp âm nhạc Việt Nam qua thời gian..

Bạn đang xem bài viết về Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 2) tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Mời các bạn cùng nhìn lại những hình ảnh so sánh “xưa và nay” của các ca sĩ nổi tiếng. Hình ảnh được tuyển chọn từ các thời kỳ trước 1975, sau 1975 và hiện nay.

Khánh Ly

Ca sĩ Khánh Ly trước và sau năm 1975

Ca sĩ Khánh Ly sinh năm 1945, được xem là một trong những nữ danh ca nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Cùng với Thái Thanh và Lệ Thu thì Khánh Ly được đánh giá là 1 trong 3 nữ danh ca tiêu biểu nhất của nhạc trữ tình Việt Nam.

Tên tuổi của Khánh Ly thường được nhắc đến bên cạnh nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, và bà được xem là người hát nhạc Trịnh hay nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên có lẽ cũng vì vậy mà đã có nhiều sự nhìn nhận không đúng, cho rằng Khánh Ly chỉ hát hay nhạc của Trịnh Công Sơn, trong khi bà vẫn hát rất thành công nhạc của nhiều nhạc sĩ khác, như Phạm Duy, Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên… đặc biệt là Trầm Tử Thiêng và Nguyễn Đình Toàn, với những album được xem là hay nhất tại hải ngoại như Kinh Khổ (nhạc Trầm Tử Thiêng), Hiên Cúc Vàng (nhạc Nguyễn Đình Toàn).

Ca sĩ Khánh Ly năm 2020. Ảnh: Jimmy Nhựt Hà

Anh Khoa


Ca sĩ Anh Khoa lúc tuổi đôi mươi và tuổi ngoài 50

Ca sĩ Anh Khoa sinh năm 1948, là một trong những nam ca sĩ nổi tiếng nhất của miền Nam trước 1975 ở dòng nhạc trữ tình. Giọng hát truyền cảm và nhẹ nhàng của ông đã gây ấn tượng với khán giả cho đến ngày nay.

Xem bài khác

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao


Ca sĩ Anh Khoa tên thật là Trần Công Khai, sinh năm 1948 tại Phan Thiết trong gia đình có đến 12 người con.

Năng khiếu về ca hát của Anh Khoa đã thể hiện từ khi còn ngồi ghế nhà trường. Khi mới 12 tuổi (1960), ông đại diện địa phương để vào Sài Gòn tham gia giải Văn Nghệ Ấp Chiến Lược Toàn Quốc tại rạp Quốc Thanh và đạt giải nhất với ca khúc Biệt Kinh Kỳ.

Thời gian đầu của sự nghiệp, ca sĩ Anh Khoa khá lận đận, từng tham gia nhiều ban nhạc trẻ ở Phan Thiết, Nha Trang để hát trong các club Mỹ nhưng chủ yếu là nghiệp dư.

Năm 20 tuổi, ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, ban đầu là chơi guitar bass cho một ban nhạc trong club Mỹ, sau đó được nhận vào chơi nhạc trong ban của Jo Marcel ở vũ trường Tự Do. Đó có thể xem là bước ngoặt trong sự nghiệp Anh Khoa, vì thời gian sau đó ông được Jo Marcel tận tình dìu dắt, nâng đỡ để dần trở nên nổi danh trong làng nhạc Sài Gòn.


Chỉ trong 5 năm đầu của thập niên 1970, Anh Khoa đã thu âm hàng trăm bài hát và trở thành một ca sĩ rất ăn khách. Báo chí thời đó đã viết rằng “ca sĩ Anh Khoa bước chân vào nền âm nhạc Việt Nam bằng đôi hia bảy dặm”.

Ca sĩ Anh Khoa hiện nay

Giáng Thu

Ca sĩ Giáng Thu trước và sau 1975

Dù đã từ rất lâu, ca sĩ Giáng Thu không còn xuất hiện trên sân khấu ca nhạc, nhưng những khán giả yêu nhạc vàng vẫn không thể quên một tiếng hát đặc biệt, với giọng luyến và ngân rất truyền cảm không thể nhầm lẫn với bất kỳ một ai khác trong các bài hát Thiệp Hồng Báo Tin, Sao Nỡ Vô Tình, Những Chuyến Xe Trong Cuộc Đời…

Ca sĩ Giáng Thu xuất thân từ lớp nhạc Lê Minh Bằng, được biết đến từ cuối thập niên 1960 và đã nhanh chóng tạo cho mình một chỗ đứng trong lòng công chúng yêu nhạc vàng. Cô đã có nhiều ca khúc được xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông cũng như trên sân khấu đại nhạc hội.

Sau năm 1975, Giáng Thu không tham gia sinh hoạt văn nghệ, sống rất âm thầm. Sau khi sang Pháp định cư, ca sĩ Giáng Thu có thực hiện một số album của trung tâm Làng Văn, Thúy Anh, Thanh Lan, và thỉnh thoảng có xuất hiện trên video của một số trung tâm tại hải ngoại.


Ca sĩ Giáng Thu năm 2016

Bên trên là hình ảnh Giáng Thu năm 2016 trong một lần về thăm Việt Nam. Từ đó cho đến nay không còn ai biết tin tức về cô nữa. Có thông tin cho rằng Giáng Thu đã xuất gia và không còn không còn vướng bận bụi trần.

Bạch Yến

Danh ca Bạch Yến thập niên 1960 và thập niên 2000

Danh ca Bạch Yến sinh năm 1942, là một trong những ca sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Sài Gòn từ cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cho đến nay, Bạch Yến là người Việt Nam duy nhất được xuất hiện trên chương trình Ed Sullivan Show nổi tiếng của Mỹ năm 1965, đồng thời cũng là nghệ sĩ Việt Nam duy nhất trình diễn cùng một chương trình với những tên tuổi nổi tiếng của Mỹ như Bob Hope, Bing Crosby, Pat Boone, Frankie Avalon…

Khi nhắc đến danh ca Bạch Yến, ai cũng nghĩ đến ca khúc Đêm Đông của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, và ca khúc này cũng gắn liền với cuộc đời của bà như một định mệnh, đưa tên tuổi Bạch Yến lên đỉnh cao trên đài danh vọng.

Danh ca Bạch Yến năm 2020

Băng Châu

Ca sĩ Băng Châu trước và sau năm 1975

Từ khoảng đầu thập niên 1970, làng văn nghệ Sài Gòn có sự xuất hiện của một khuôn mặt rất trẻ, vẫn còn mang dáng dấp một nữ sinh với những nét đẹp tươi tắn, nhu mì, rạng rỡ nhưng vẫn còn phảng phất hương lúa ngọt ngào của miền Tây trù phú.

Ca sĩ Băng Châu sinh năm 1950, ngoài sở hữu giọng hát ngọt ngào, cô còn là một trong những ca sĩ có nhan sắc khả ái nhất trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 1975. Kể từ khi xuất hiện trước công chúng từ độ tuổi đôi mươi cho đến nay đã qua 50 năm, trên gương mặt của cô vẫn còn giữ được phần nào nét khả ái.

Ca sĩ Băng Châu năm 2015

Thanh Mai

Thanh Mai năm 20 tuổi và lúc ngoài 30 tuổi

Ca sĩ Thanh Mai sinh năm 1955. Trong làng nhạc Sài Gòn trước năm 1975, dù Thanh Mai không phải là ca sĩ thuộc hàng nổi danh nhất, nhưng tên tuổi của cô vẫn được rất nhiều người biết đến và yêu mến. Đã có một thời đôi song ca Quốc Dũng – Thanh Mai làm khuấy động các sân khấu nhạc trẻ Sài Gòn.

Ấn tượng của Thanh Mai trong lòng khán giả yêu nhạc thập niên 1970 là một ca sĩ trẻ có vóc dáng nhỏ nhắn, khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương và giọng hát tươi vui trong trẻo.

Hình ảnh Thanh Mai năm 65 tuổi, vẫn còn lưu lại những nét đẹp từ thuở thanh xuân

Giao Linh

Ca sĩ Giao Linh trước và sau năm 1975

Ca sĩ Giao Linh sinh năm 1949, thường được nhắc đến như là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của nhạc vàng thế hệ trước năm 1975. Cô sở hữu giọng hát truyền cảm và có phần nức nở, thổn thức, phù hợp với những ca khúc nhạc buồn sâu lắng, được nhiều người gọi với biệt danh là “nữ hoàng sầu muộn”.

Yêu thích và có năng khiếu ca hát từ nhỏ, dù bị cha ngăn cấm nhưng ca sĩ Giao Linh vẫn được mẹ khuyến khích và cho đi học hát song song với học văn hóa ở trường nữ trung học Nguyễn Bá Tòng. Giao Linh được một giáo sư dạy nhạc tại trường trung học là nhạc sĩ Thu Hồ phát hiện ra tiềm năng và giới thiệu đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, rồi may mắn được ông nhận làm học trò. Đó có thể xem là bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp của ca sĩ Giao Linh. Nhờ sự hết lòng dìu dắt và nâng đỡ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, cùng với sự kèm cặp về nhạc lý của nhạc sĩ Ngọc Sơn, cô đã dần trở thành một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng, được yêu thích suốt hơn 50 năm qua.

Ca sĩ Giao Linh hiện nay

Thanh Tuyền

Ca sĩ Thanh Tuyền trước và sau năm 1975

Ca sĩ Thanh Tuyền sinh năm 1947 (có thông tin cho rằng cô sinh năm 1948), là một trong những nữ ca sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng.

Thanh Tuyền là chị cả trong một gia đình nghèo ở Đà Lạt có tổng cộng đến 16 người con. Lên trung học, cô thi đậu vào trường nữ Bùi Thị Xuân danh tiếng nhất Đà Lạt, dù nhà nghèo đông con nhưng vẫn cố gắng học giỏi với ước mơ sau này trở thành cô giáo. Tuy nhiên từ nhỏ Như Mai (tên thật của Thanh Tuyền) đã say mê và có năng khiếu về ca hát, vì vậy vào ăm 1959, khi chỉ mới vừa lên trung học, cô đã đoạt được giải Thần đồng Đà Lạt với ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam của nhạc sĩ Lam Phương.

Đầu thập niên 1960, khi còn đang đi học, Thanh Tuyền được nhận vào hát ở đài phát thanh, đồng thời được người cậu chỉ dẫn nhạc lý sơ cấp. Trong một lần thu thanh tại đài phát thanh ca khúc Vọng Gác Đêm Sương của nhạc sĩ Mạnh Phát, được chính nhạc sĩ Mạnh Phát tình cờ nghe được và nhận ra những tiềm năng của cô nữ sinh Đà Lạt, sau đó nói lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Giám đốc hãng dĩa Continental.

Thanh Tuyền trở thành học trò của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, sau đó cũng trở thành học trò của nhạc sĩ Mạnh Phát, và được 2 nhạc sĩ tên tuổi này hết lòng nâng đỡ để sau đó trở thành một danh ca nhạc vàng nổi tiếng suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Ca sĩ Thanh Tuyền hiện nay

Khánh Hà

Ca sĩ Khánh Hà trước và sau năm 1975

Ca sĩ Khánh Hà sinh năm 1952. Cô đã đi hát trước năm 1975, nhưng chủ yếu là hát nhạc trẻ. Từ sau khi sang hải ngoại, Khánh Hà được yêu mến với dòng nhạc trữ tình từ thập niên 1980 với giọng hát rất điêu luyện và được so sánh với các diva nước ngoài.

Khánh Hà hiện nay

Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn

Bài viết này tổng hợp những hình ảnh so sánh sự thay đổi của các ca sĩ nổi tiếng trước và sau năm 1975. Khánh Ly, Anh Khoa, Giáng Thu, Bạch Yến, Băng Châu, Thanh Mai và Giao Linh là những nghệ sĩ được đề cập. Mỗi ca sĩ có những đặc điểm và thành tựu riêng. Vài người đã tiếp tục hát sau cải cách, trong khi một số khác đã lặng lẽ rời xa sân khấu ca nhạc. Ca sĩ Giao Linh là một nữ hoàng sầu muộn với giọng hát truyền cảm.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Hình ảnh “xưa và nay” của các ca sĩ nhạc vàng nổi tiếng trước 1975 (Phần 2) chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Hình #ảnh #xưa #và #nay #của #các #sĩ #nhạc #vàng #nổi #tiếng #trước #Phần

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *