Bài thơ – nhạc “Trúc Đào” do Nguyễn Tất Nhiên và nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác đã trở nên nổi tiếng. Nguyên tác này được sáng tác trong một hoàn cảnh sáng sủa, mô tả về cảnh đẹp của một cành trúc đào. Nghệ sĩ đã tổ chức một buổi hòa nhạc để tái hiện lại sự tươi đẹp của một hiện thực tưởng tượng. Ngôn từ và giai điệu trong tác phẩm đã tạo nên sự hòa hợp và tạo cảm giác yên bình cho người nghe..
Bài hát Trúc Đào (nhiều người nhầm tên thành Ngọn Trúc Đào) là ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng viết vào khoảng cuối thập niên 1980, nổi tiếng qua giọng hát Mạnh Đình thuở mới đi hát. Mời bạn nghe lại sau đây:
Click để nghe Mạnh Đình hát
Lời bài hát:
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em.
Trời thu lá rụng êm đềm
Vàng sân lá đổ cho mềm chân em
Tại vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Nhìn vầng trăng sáng lung linh
Nhìn em mười sáu như cành hoa lê
Rồi mùa thu ấy qua đi
Chợt em mười tám chợt nghe lạnh lùng
Thuyền đành xa bến sang sông
Hàng cấy trút lá tình đi lấy chồng
Chiều nay nhớ ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Người đi biết về phương nào
Bỏ ta với ngọn trúc đào bơ vơ.
Rất nhiều người không để ý để biết rằng đây là một ca khúc được nhạc sĩ Anh Bằng phổ từ bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên viết từ năm 1973. Có lẽ vì bài hát Trúc Đào của Anh Bằng quá mượt mà và trữ tình, không giống với tứ thơ thường thấy của Nguyễn Tất Nhiên.
Những ai yêu thích thơ của chàng thi sĩ si tình này, đều có thể nhận thấy thơ của ông thường không chắt lọc chải chuốt chữ nghĩa, mà sử dụng ngôn ngữ vừa tự nhiên, vừa sáng tạo độc đáo.
Hơn nữa, dù chỉ nghe nhạc, người ta cũng dễ nhận thấy bài hát Trúc Đào có nhiều câu lục bát, mà Nguyễn Tất Nhiên thì ít dùng thể thơ này.
Trong bài thơ Trúc Đào, dù vẫn mang đậm ngôn ngữ thơ quen thuộc, nhưng Nguyễn Tất Nhiên cũng lồng trong đó những hình ảnh “kinh điển” của thơ ca truyền thống, như “mùa thu lá rụng”, hay là “trăng sáng lung linh”… và nhạc sĩ Anh Bằng chỉ bắt lấy những câu từ chải chuốt đó để đưa vào nhạc, thành một ca khúc trữ tình, chứ không giống như nhạc sĩ Phạm Duy đưa toàn bộ những chữ nghĩa rất trực diện vào trong nhạc, kiểu như là “ta ngoắc mòn tay”, hay là “ta chạy vòng vòng”.
Cùng đọc lại nguyên tác bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên:
Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
Nhà người tôi quyết không sang
Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng
Quên người – nhất quyết tôi quên
Mà sao gặp lại còn kiên nhẫn chào.
Chiều xưa có ngọn trúc đào
Mùa thu lá rụng bay vào sân em
Mùa thu lá rụng êm đềm
Như cô với cậu cười duyên dại khờ
Bởi vì hai đứa ngây thơ
Tình tôi dạo ấy là ngơ ngẩn nhìn
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ nằm mơ cũng thừa
Tôi mười bảy tuổi buồn chưa
Đầu niên học mới dầm mưa cả ngày…
Chiều nay ngang cổng nhà ai
Nhủ lòng tôi chỉ nhìn cây trúc đào
Nhưng mà không hiểu vì sao
Gặp người xưa lại nhìn nhau mỉm cười
Bài thơ được Nguyễn Tất Nhiên viết năm 1973 – khi ông 21 tuổi, để nhớ lại mối tình vô vọng những năm học trò 16,17 tuổi. Dù thời gian đã qua lâu, nhưng những giông tố ngày cũ vẫn còn vần vũ cõi lòng:
Trời nào đã tạnh cơn mưa
Mà giông tố cũ còn chưa muốn tàn
…
Thế rồi trăng sáng lung linh
Em mười sáu tuổi giận hờn vu vơ
Sang năm mười bảy không ngờ
Tình tôi nít nhỏ nằm mơ cũng thừa
Năm 14 tuổi, nhà thơ đã biết tương tư cô bạn học tên là Bùi Thị Duyên và làm thơ tình để tặng, thậm chí là thành nguyên một tập thơ mang tên Thiên Tai (theo ông giải thích: “người tình là thiên tai”). Từ những bài thơ tình đó mà Nguyễn Tất Nhiên nổi tiếng, được hầu hết giới sinh viên – học sinh yêu thích và thần tượng, nhưng người đẹp kia thì vẫn thờ ơ.
Sau này cô Duyên nói:
“Dĩ nhiên là phải xúc động bởi nguyên một quyển thơ viết cho tôi. Nhưng tôi đã nói với Nguyễn Tất Nhiên ngay từ đầu là mình làm bạn thôi, nếu có ý gì đó thì tôi không gặp nữa. Về sau anh ấy phải công nhận là muốn làm bạn, để còn được tiếp tục gặp một người bạn như tôi. Chắc anh ấy cũng quý tôi lắm.”
Mặc dù đã đồng ý chỉ là bạn thôi, nhưng cuộc tình học trò không thành đã để làm niềm day dứt, thậm chí là sầu hận, uất ức. Đến tận nhiều năm sau, khi đã ngoài 20 tuổi, đã trải qua thêm một vài mối tình, Nguyễn Tất Nhiên vẫn nhớ đến Duyên qua những bài thơ chua xót:
em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
nhớ duyên dáng, ngây thơ mà xảo quyệt
ta sẽ nhớ dặn dò lòng nên tha thiết
nên vội vàng tin tưởng chuyện vu vơ
nên yêu đương bằng khuôn mặt khờ khờ
nên hùng hổ để đợi giờ thua thiệt!
nghe nói em vừa thi rớt Luật
môi trâm anh tàn héo nụ-xa-vời
mắt công nương thầm khép mộng chân trời
xin tội nghiệp lần đầu em thất vọng!
(dù thật sự cũng đáng đời em lắm
rớt đi Duyên, rớt để thương người!)
Trở lại với bài thơ Trúc Đào, cũng với lời thơ hờn trách, ngôn từ độc đáo hiếm thấy: “Thù người tôi những đêm nằm nghiến răng”, nhưng bài thơ Trúc Đào hình như đã nhẹ nhàng hơn.
Khi tình cờ đi ngang qua cổng nhà nàng, chàng rất muốn nhìn vào, nhưng giả bộ là nhìn cây trúc đào thôi, ai ngờ thấy nàng nhìn lại, rồi cả hai nhìn nhau mỉm cười. Một nụ cười giải tỏa được nỗi lòng, nhẹ nhàng và thanh thản. Mối tình học trò trẻ con mang tính hơn thua ngày xưa đã để lại mối hận tình và nỗi buồn u uất trong thời gian dài, từ giờ đã như tan theo vào cơn gió mùa thu.
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Bài hát “Trúc Đào” của nhạc sĩ Anh Bằng là một ca khúc nổi tiếng viết vào cuối thập niên 1980. Bài hát được phổ từ bài thơ của Nguyễn Tất Nhiên. Nhạc sĩ Anh Bằng đã lấy những câu từ đẹp của bài thơ để tạo thành một ca khúc trữ tình. Bài thơ “Trúc Đào” của Nguyễn Tất Nhiên nói về tình yêu học trò và những cảm xúc lúc xưa.
Hastags: #Hoàn #cảnh #sáng #tác #bài #thơ #nhạc #nổi #tiếng #Trúc #Đào #của #Nguyễn #Tất #Nhiên #và #nhạc #sĩ #Anh #Bằng #Chiều #xưa #có #ngọn #trúc #đào