Nghe lại những bản nhạc xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (trước và sau năm 1975) – Cực hay Thanhhaaudio

Nghe lại những bài hát xuất sắc nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương trước và sau năm 1975. Lam Phương là một nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều tác phẩm đình đám. Thông qua việc nghe lại những ca khúc này, người nghe có thể tận hưởng và thưởng thức những giai điệu và lời ca tuyệt vời được sáng tác bởi ông. Đây là cơ hội để khám phá và thưởng thức sự sáng tạo âm nhạc độc đáo của Lam Phương..

Bạn đang xem bài viết về Nghe lại những ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (trước và sau 1975) tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Những ngày cuối năm 2020, nhạc sĩ Lam Phương đã từ biệt trần đời trong tiết trời đông lạnh của California, Mỹ. Có thể nói, Lam Phương là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Từ phòng trà sang trọng cho đến những xóm nghèo nhập cư, từ thành đô cho đến nông thôn hay là ở vùng biên cương xa lắc đều vang lên những khúc ca về tình yêu, quê hương của nhạc sĩ Lam Phương. Những ca khúc của ông đa dạng và có sức sống mạnh mẽ, dễ đi và lòng người, dễ dàng lan toả đến với mọi giới nghe nhạc. Nhân dịp này, xin được điểm lại những ca khúc nổi tiếng, được yêu thích nhất, đã làm nên tên tuổi của cố nhạc sĩ Lam Phương trước và sau năm 1975.

Tưởng nhớ tròn 1 năm ngày mất của nhạc sĩ Lam Phương, mời các bạn nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông:

Những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lam Phương trước năm 1975:


Click để nghe video những bản thu âm trước 1975 ca khúc hay nhất của nhạc sĩ Lam Phương (dài hơn 4 tiếng)

Duyên Kiếp


Em ơi nếu mộng không thành thì sao
Non cao đất rộng biết đâu mà tìm
Đường đời mịt mờ vạn nẻo về đâu
Mong chờ duyên kiếp đưa lối bắc cầu…

Xem bài khác

Phạm Duy: Ai sẽ là người nhỏ lệ lên trái tim Văn Cao?

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm


Duyên Kiếp mang những lời ca ý nhị, nhẹ nhàng, duyên dáng của một mối tình tinh khôi, thuần khiết vừa chớm nở, còn nhiều e dè, khép nép. Nhạc sĩ Lam Phương sáng tác ca khúc Duyên Kiếp với mục đích ban đầu là để trình diễn trong vở cải lương Duyên Kiếp Lỡ Làng của tác giả Hoàng Dũng, người thể hiện đầu tiên là kỳ nữ sân khấu Kim Cương. Tuy nhiên, sau khi vở diễn ra mắt, ca khúc bất ngờ trở nên nổi tiếng và đứng vững như một nhạc phẩm riêng chiếm trọn trái tim của công chúng yêu nhạc.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Duyên Kiếp trước 1975

Đèn Khuya

Không biết đêm nay vì sao tôi buồn?
Buồn vì trời mưa hay bão trong tim?
Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm
Để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm…


Đèn khuya là một ca khúc trầm buồn sâu sắc và đầy cảm động của nhạc sĩ Lam Phương viết về nỗi nhớ thương người mẹ bao dung, hiền hậu của mình. Người con dù đã trưởng thành, đã đi xa thật xa khỏi vòng tay mẹ vẫn luôn mong ngóng, tìm về những ký ức dịu dàng, êm vui ngày cũ bên mẹ, vẫn ve vuốt lòng mình bằng những lời ru thiết tha, xa xôi của mẹ.


Click để nghe Thanh Thúy hát Đèn Khuya trước 1975

Biển Tình

Biển xanh cát trắng sóng hòa nhịp ái ân
Không còn những chiều bâng khuâng…

Ca khúc được viết trong nguồn cảm hứng từ những rung động thoáng qua của chàng nhạc sĩ đa tình Lam Phương với nữ ca sĩ xinh đẹp Minh Hiếu trong một lần đi diễn chung ở Nha Trang. Trước năm 1975, nhạc phẩm Biển Tình với tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền được xem là một trong những bản thu thanh kinh điển của nhạc vàng.



Click để nghe Thanh Tuyền hát Biển Tình trước 1975

Khóc Thầm

Đây được xem là khúc nhạc buồn nhất trong những khúc nhạc buồn của nhạc sĩ Lam Phương, và cũng là nhạc phẩm buồn nhất của dòng nhạc vàng. Ca khúc là những tiếng lòng nức nở, hoang hoải của một cô gái bé nhỏ, mềm yếu trước sóng gió tình trường. Nữ ca sĩ Hương Lan trong một show âm nhạc đã tiết lộ, cuộc tình thơ dại sớm nở chóng tàn tuổi 13 của bà với người bạn trai đầu đời tên Cao Ánh Tuấn đã được nhạc sĩ Lam Phương chứng kiến và là nguồn cảm hứng cho ông viết nên khúc nhạc này. Tuy nhiên, đó chỉ là một mối tình ngây thơ, chóng qua chứ không sâu nặng, sầu buồn như lời hát.


Click để nghe Hương Lan hát Khóc Thầm trước 1975

Biết Đến Bao Giờ

Đời là vạn ngày sầu biết tìm vui chốn nào.
Ta quen nhau bao lâu nhưng tình đã có gì đâu…

Ca khúc này được nhạc sĩ Lam Phương viết cho mối tình đơn phương của mình với nữ ca sĩ Minh Hiếu. Trong lời đề tựa bài hát, nhạc sĩ đã viết: “Viết cho em vì… Em là tất cả”. Mối tình với nữ ca sĩ Minh Hiếu dù không đi đến đâu nhưng đã để lại cho Lam Phương rất nhiều cảm xúc hoài thai ra một loạt những tình khúc nổi tiếng như Biển tình, Biết đến bao giờ, Em là tất cả,..


Click để nghe Minh Hiếu hát Biết Đến Bao Giờ trước 1975

Phút Cuối

Chỉ còn gần em một giây phút thôi
Một giây nữa thôi là xa nhau rồi
Nguời theo cánh chim về vui với đời
Để lại thương nhớ cho kiếp đơn côi…

Đây là ca khúc được nhạc sĩ viết cho mối tình oan trái của chính ông và nữ ca sĩ Hạnh Dung. Mối tình mà ngay từ khi bắt đầu, nhạc sĩ đã cảm thấy vô cùng mong manh và bế tắc. Ca khúc Phút Cuối là lời tâm sự của chàng trai si tình trong những giây phút cuối cùng trước khi phải rời xa người yêu, mang theo cõi lòng tan nát, vô vọng và nỗi nhớ nhung chưa từng phôi phai.


Click để nghe Diên An – Túy Hồng hát Phút Cuối trước 1975

Tình Bơ Vơ

Nhắc đến ca khúc Tình bơ vơ, phải nhắc đến nữ danh ca Bạch Yến. Những chuyến đi về lưu diễn của cô trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước giữa Mỹ và Việt Nam đã để lại cho nhạc sĩ Lam Phương những tình cảm vấn vương không dứt và là nguồn cảm hứng cho ông viết nên ca khúc này với những lời ca đầy tiếc nuối:

Về làm chi, rồi em lặng lẽ ra đi
Gom góp yêu thương quê nhà
Dâng hết cho người tình xa..


Click để nghe Chế Linh- Thanh Tuyền hát Tình Bơ Vơ trước 1975

Kiếp Nghèo

Là một trong những ca khúc ra đời trong giai đoạn sáng tác đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương, năm 1954 khi ông chỉ mới 17 tuổi. Ca khúc Kiếp nghèo ra đời trong hoàn cảnh và cảm xúc thực của ông khi đó là rất nghèo. Đó là những năm tháng mà nhạc sĩ Lam Phương vừa phải đi học, vừa phải bươm chải kiếm sống, trang trải học phí. Và việc ông sáng tác nhạc khi đó ngoài niềm đam mê, còn là vì mưu sinh. Sau khi ra đời, Kiếp Nghèo rất được yêu thích, và tiền bản quyền ca khúc này góp phần giúp nhạc sĩ Lam Phương thoát khỏi được kiếp nghèo.

Đường về đêm nay vắng tanh
Rạt rào hạt mưa rớt nhanh
Lạnh lùng mưa xuyên áo tơi
Mưa chẳng yêu kiếp sống mong manh…


Click để nghe Thanh Tuyền hát Kiếp Nghèo trước 1975

Xin Thời Gian Qua Mau

Buồn nào hơn đêm nay
Buồn nào hơn đêm nay
Khi ngoài kia bão tố đầy trời

Từng cánh lá cuốn gió
Rơi vào lòng đêm thâu
Thương thầm mối tình ngâu

Trong chuỗi nhạc tình của Lam Phương trước năm 1975, Xin Thời Gian Qua Mau có lẽ là một ca khúc hiếm hoi mà sự sâu lắng, triết lý tràn lên từng câu chữ đầy khắc khoải, u sầu. Bài hát như những dự cảm buồn của nhạc sĩ cho những năm tháng cuộc đời sau này của chính ông.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Xin Thời Gian Qua Mau trước 1975

Thành Phố Buồn

Thành phố nào nhớ không em?
Nơi chúng mình tìm phút êm đềm…

…trốn phong ba, em làm dâu nhà người
Âm thầm anh tiếc thương đời,
Đau buồn em khóc chia phôi

Đây là ca khúc ăn khách và đắt giá nhất lịch sử âm nhạc Việt, đã đưa về cho nhạc sĩ Lam Phương một nguồn thu nhập khổng lồ, và là nhạc phẩm “kinh điển” trong lòng công chúng yêu nhạc vàng. Lam Phương viết ca khúc này vào năm 1970, khi đang đi nghỉ tại Đà Lạt. Từ trong phòng khách sạn nhìn xuống rừng thông mờ ảo trong làn sương trắng lãng đãng, trái tim người nghệ sĩ đã rung lên những xúc cảm mạnh mẽ. Và ông đã viết ca khúc với những lời ca trầm buồn, day dứt và thê thiết, kể về mối duyên tình chia ly, tuyệt vọng trong trong không gian u hoài của phố xá, thông già, khói sương mờ ảo.


Click để nghe Chế Linh hát Thành Phố Buồn trước 1975

Ngày Hạnh Phúc

Ngày hôm nay thanh thanh
Gió đưa cành mơn man tà áo
Làn mây xanh vây quanh
ánh vừng hồng chiếu xuống niềm tin

Nhạc sĩ Lam Phương viết ca khúc này vào năm 1959 ở tuổi 22 thanh tân trai tráng, trong niềm hạnh phúc hân hoan của chính mình, khi ông vừa cưới vợ là nữ kịch sĩ Tuý Hồng xinh đẹp nổi tiếng, khi ông đã bắt đầu đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp âm nhạc của mình, thành công cả về tiền tài và danh vọng. Ca khúc do đó mang một màu sắc tươi trẻ, nồng nhiệt, vui tươi, rộn ràng, đầy màu hồng của cuộc sống lứa đôi. Vì lý do đó, các đôi uyên ương thường chọn nhạc phẩm này để hát trong đám cưới của mình.


Click để nghe Trúc Mai hát Ngày Hạnh Phúc trước 1975

Tình Cố Đô

Nhắc đến chữ cố đô, người ta lầm tưởng là cố đô Huế, tuy nhiên ca khúc được sáng tác năm 1955 này nhạc sĩ Lam Phương nhắc về cố đô Thăng Long, nói thay tâm trạng của những người Hà Nội di cư. Khi đó nhạc sĩ Lam Phương mới 18 tuổi, chưa từng đặt chân đến Hà Nội, hay thậm chí là cho đến tận khi qua đời, ông cũng chưa một lần được nhìn xứ Bắc. Nhưng cũng như nhạc sĩ Song Ngọc với Hà Nội Ngày Tháng Cũ, bài hát Tình Cố Đô vẫn đầy cảm xúc về cố đô một thuở và được nhiều người yêu thích.


Click để nghe Thái Thanh hát Tình Cố Đô trước 1975

Buồn Chi Em Ơi

Đây là bài hát được nhạc sĩ Lam Phương viết trong khoảng thời gian cuối thập niên 1950 khi ông đang ở trong quân ngũ, và có thể xem là 1 trong những ca khúc nhạc vàng đầu tiên. Ca sĩ Hoàng Oanh là người đã gắn liền với ca khúc này:


Click để nghe Hoàng Oanh hát Buồn Chi Em Ơi trước 1975

Chuyến Đò Vĩ Tuyến

Nhắc đến nhạc sĩ L:am Phương, đầu tiên người ta thường nghĩ đến ca khúc Chuyến Đò Vĩ Tuyến được tác giả sáng tác khi mới 20 tuổi. Nếu xét về tính chất, giai điệu, ca từ, thì có lẽ Chuyến Đò Vĩ Tuyến phải là ca khúc đầu tiên của nhạc Việt mang đầy đủ những phẩm chất thường thấy của một bài nhạc bolero mà sau này nhạc sĩ Trúc Phương đã kế thừa rất thành công.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Chuyến Đò Vĩ Tuyến trước 1975

Trăng Thanh Bình

Ca khúc này được sáng tác vào những năm đầu sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương, hòa cùng xu hướng sáng tác những ca khúc về đồng quê thanh bình mà Lam Phương có những sáng tác tiêu biểu như Khúc Ca Ngày Mùa, Nắng Đẹp Miền Nam và Trăng Thanh Bình.


Click để nghe Duy Khánh hát Trăng Thanh Bình trước 1975

Nắng Đẹp Miền Nam

Nắng Đẹp Miền Nam là 1 trong những ca khúc đầu tiên của nhạc sĩ Lam Phương viết trong thập niên 1950. Bài hát là những cảm xúc trước hình ảnh đoàn người di cư đến miền Nam lập đời mới.


Click để nghe Hoàng Oanh hát Nắng Đẹp Miền Nam trước 1975

Khúc Ca Ngày Mùa

Nhạc sĩ Lam Phương là người sinh ra ở miền Tây, chất dân ca đã thấm đẫm trong tâm hồn ông từ thơ bé, nên những ca khúc thuở đầu đời của ông đều có thấp thoáng bóng dáng của vùng quê êm đềm, trìu mến, đặc biệt là trong bài Khúc Ca Ngày Mùa.


Click để nghe Thanh Tuyền hát Khúc Ca Ngày Mùa trước 1975

Những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Lam Phương sau năm 1975:

Cỏ Úa

Hỡi cố nhân ơi chuyện thần tiên xa vời
Tình đã như vôi mong chi còn chung đôi
Có phải còn yêu vì đôi lần thầm nhớ
Mình đã thật quên cớ sao lòng vẫn chờ.

Đây là một trong những tình khúc bất hủ làm nên tên tuổi cố nhạc sĩ Lam Phương. Ca khúc ra đời trong những ngày tháng u hoài, bế tắc trên đất Mỹ. Khi cuộc tình duyên của với nghệ sĩ Tuý Hồng tan vỡ, trong sự bơ vơ, buồn tủi nơi xứ lạ, nhạc sĩ chỉ có thể đem niềm tâm sự của mình trút vào âm nhạc để tỏ bày, đào thoát cho mình một lối đi mới.


Click để nghe Don Hồ – Lâm Thúy Vân hát Cỏ Úa

Lầm

Ca khúc được viết trong những tháng ngày thê lương, đau khổ nhất của cuộc đời ông hoàng nhạc vàng Lam Phương. Từ đỉnh cao tiền tài, danh vọng, Lam Phương bốc chốc trở thành một người lao động chân tay cực nhọc, không quản ngại bất kể công việc gì để mưu sinh, kiếm sống, nuôi vợ con. Thất vọng với cuộc đời và cả với cuộc hôn nhân không còn êm đẹp với người vợ đã đầu ấp tay gối trong suốt 20 năm, nhạc sĩ Lam Phương đã buông những tiếng thở dài dằng dặc vào trong một loạt những ca khúc mang tựa đề 1 chữ của mình như Lầm, Say, Điên, Tiếc, Mất,.. Trong đó có ba ca khúc đã góp phần đưa tên tuổi Nguyễn Hưng đến với công chúng yêu nhạc là Lầm, Say và Điên. Nhưng nổi tiếng nhất là ca khúc Lầm với những câu hát gợi lên sự đồng cảm của những người Việt di dân đến Mỹ thời bấy giờ:

Anh đã lầm đưa em sang đây,
để đêm trường nghe tiếng thở dài


Click để nghe Elvis Phương hát Lầm

Em Đi Rồi

Em đi rồi đường xưa có nắng không anh
Lá hoa còn xanh hay tàn theo tháng ngày

Đây là ca khúc được nhạc sĩ Lam Phương viết năm 1988 tại Pháp, để dành tặng cho nữ ca sĩ Hoạ Mi, sau khi ông biết được hoàn cảnh éo le, chia ly biền biệt của bà và người chồng đầu tiên, nghệ sĩ saxophone Lê Tấn Quốc. Toàn bộ ca khúc là những lời ca nức nở, sầu buồn, giăng kín những hoài niệm, nhớ thương khôn nguôi của những người yêu nhau nhưng phải xa nhau.


Click để nghe Họa Mi hát Em Đi Rồi

Cho Em Quên Tuổi Ngọc

Là một ca khúc hiếm hoi trong gia tài âm nhạc của nhạc sĩ Lam Phương có cả lời Việt và lời Pháp. Bài hát được nhạc sĩ sáng tác năm 1980 tại Pháp, viết riêng cho một bộ phim nói về cuộc đời của 1 cựu sinh viên trong phong trào sinh viên đầu thập niên 1970. Ca sĩ Bạch Yến là giọng ca đầu tiên được nhạc sĩ Lam Phương chọn lựa gửi gắm thể hiện ca khúc. Nữ danh ca từng chia sẻ, mặc dù nội dung ca khúc viết cho người khác nhưng khi trao ca khúc này cho bà, Lam Phương nói ông viết bài này dành riêng cho giọng ca của bà.

Cho em quên cơn mộng ảo xa xôi thơ ngây ngày nào
Em quên được phút trong tay mưa bay dạt dào 


Click để nghe Bạch Yến hát Cho Em Quên Tuổi Ngọc

Một Mình

Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe 

Nhạc sĩ Lam Phương từng kể rằng, ca khúc Một Mình ra đời trong dòng cảm xúc cuộn trào vào một buổi sáng, khi ông vừa thức dậy thì thấy người vợ thứ hai của mình, đang ở ngoài vườn một mình để cho chim ăn, một cảm xúc lạ kỳ xâm chiếm tâm hồn ông xui khiến ông đặt bút xuống viết những lời ca khá xa lạ với hoàn cảnh hạnh phúc, êm ấm của ông lúc đó. Những câu hát tuôn trào tự nhiên tựa như những dự cảm buồn cho chính cuộc đời ông sau đó:

Còn bao lâu nữa khi ta bạc đầu
Tình cờ gặp nhau, ngỡ ngàng nhìn nhau
Để rồi còn gì nữa cho nhau


Click để nghe Khánh Hà hát Một Mình

Ngày Em Đi

Một ca khúc có nội dung thật buồn nằm bên dưới những giai điệu sôi động:


Click để nghe Nguyễn Hưng – Đan Nguyên hát Ngày Em Đi

Bài Tango Cho Em

Từ ngày có em về,
nhà mình toàn ánh trăng thề
Giòng nhạc tình đang tắt lâu,
tuôn trào ngọt ngào như giòng suối

Ca khúc ra đời đánh dấu một sự khởi đầu mới của nhạc sĩ Lam Phương trên đất Pháp sau những tháng ngày đau thương, thống khổ tại Mỹ. Được hạnh phúc cùng duyên mới với người đẹp Cẩm Hường, cùng những ước mơ, hy vọng to lớn đã rung lên trong lòng nhạc sĩ những giai âm tươi trẻ, ngọt ngào, rộn rã của bản tango nhún nhảy, điệu đà.


Click để nghe Khánh Ly hát Bài Tango Cho Em

Chỉ Có Em

Trong thời gian ngập tràn hạnh phúc khi tìm được duyên mới, cuộc sống mới ở Paris, nhạc sĩ Lam Phương viết thêm rất nhiều ca khúc khác để ca ngợi ái tình, xin giới thiệu những ca khúc tiêu biểu nhất:


Click để nghe Elvis Phương hát Chỉ Có Em

Thiên Đàng Ái Ân

Đây là một tình khúc sôi động, trẻ trung và đầy men say tình ái rất được công chúng rất yêu thích. Ca khúc nằm trong một loạt ca khúc vui tươi được nhạc sĩ sáng tác trong giai đoạn ông sống tại Pháp cùng người vợ thứ hai, (là người đẹp Cẩm Hường).

Yêu mới biết quên thời gian
Khi biết yêu hoa sẽ mãi không phai tàn
Đừng nghe chim ru tai tìm hư ảo.
Không tình nào say đắm hơn anh đâu. 

https://www.youtube.com/watch?v=lBqkj2hOWIo
Click để nghe vợ chồng nghệ sĩ Chí Tài – Phương Loan hát Thiên Đàng Ái Ân vào thập niên 1990

Mùa Thu Yêu Đương

Khác với nhiều ca khúc trữ tình khác của Lam Phương, Mùa Thu Yêu Đương mang màu sắc phóng khoáng, bùng thoát bất ngờ với những tình tự táo bạo, trẻ trung, bất cần của những người trẻ. Dường như nước Pháp đầy tình tự, lãng mạn và cô vợ trẻ trung, tươi mới đã khiến người nhạc sĩ ở tuổi ngũ tuần có một cuộc “hồi xuân” ngoạn mục trong sáng tác của mình.

Anh muốn đôi ta mãi như người tình
Vui đời hẹn hò
Khi trên giòng suối,
Khi trên đồi buồn 


Click để nghe Don Hồ và Ngọc Huệ hát Mùa Thu Yêu Đương

Bài: Niệm Quân (nhacxua.vn)

Nhạc sĩ Lam Phương là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của âm nhạc Sài Gòn trước năm 1975. Các ca khúc của ông đa dạng và có sức sống mạnh mẽ, dễ đi và lòng người. Một số ca khúc nổi tiếng của ông trước năm 1975 bao gồm: Duyên Kiếp, Đèn Khuya, Biển Tình, Khóc Thầm, Biết Đến Bao Giờ, Phút Cuối, Tình Bơ Vơ, Kiếp Nghèo, Xin Thời Gian Qua Mau, và Thành Phố Buồn.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nghe lại những ca khúc hay nhất trong sự nghiệp của nhạc sĩ Lam Phương (trước và sau 1975) chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nghe #lại #những #khúc #hay #nhất #trong #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Lam #Phương #trước #và #sau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *