Trước năm 1975, nhạc sĩ Minh Kỳ đã tạo ra nhiều sáng tác nổi tiếng. Các bài hát của ông trở thành những tượng đài âm nhạc được nghe lại nhiều nhất. Minh Kỳ đã sáng tác nhiều dòng nhạc khác nhau như nhạc trẻ, nhạc vàng, và nhạc tiền chiến. Từ những bản ballad lãng mạn như “Còn mãi thương nhớ” và “Tình buồn” cho đến những bản nhạc sống động như “Tình yêu tôi hát” và “Xóm đêm”, sáng tác của ông mang lại những cảm xúc sâu sắc và gắn kết với ký ức của nhiều người..
Trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình, nhạc sĩ Minh Kỳ đã để lại cho đời hàng trăm bài hát nổi tiếng, và ông luôn được xem là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975.
Nhạc sĩ Minh Kỳ bắt đầu viết nhạc từ thập niên 1950, thời gian này ông thường hợp tác với thi sĩ Hồ Đình Phương để soạn lời.
Sang thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp với nhiều nhạc sĩ tên tuổi khác để viết nhạc, điển hình là Lê Dinh, Anh Bằng, Hoài Linh, Nguyễn Hiền… để soạn ra rất nhiều ca khúc đã trở thành bất tử, được công chúng yêu mến suốt gần 60 năm qua.
Nhạc sĩ Lê Dinh kể lại: “Minh Kỳ làm nhạc xuất sắc, nhanh mà hay. Nhưng anh không văn chương, bóng bẩy trong lời ca, không phải anh không làm được mà là sẽ hay hơn nếu nhờ một người khác làm lời…”
Ngoại trừ ca khúc vui tươi “Xuân Đã Về” – thì hầu hết các sáng tác còn lại của nhạc sĩ Minh Kỳ đều là bài hát có giai điệu buồn thuộc thể loại nhạc bình dân đại chúng. Trong bài viết này, xin nhắc lại những ca khúc nổi tiếng nhất của ông, tất cả đều là các bản thu từ trước năm 1975.
Những ca khúc viết riêng một mình:
Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương
Ca khúc gắn liền với đôi song ca Hoàng Oanh – Trung Chỉnh trước năm 1975, với nội dung là tình yêu của đôi trai gái thời ly loạn, dù xa mặt nhưng không cách lòng. Họ có chung một ước mong là “nước non mình hết ngày chinh chiên điêu linh”, khi đó đôi lứa sẽ được pháo rượu nồng mừng duyên tơ hồng…
Click để nghe Hoàng Oanh – Trung Chỉnh hát Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương
Sau này, khi sáng tác chung trong nhóm Lê Minh Bằng, nhạc sĩ Minh Kỳ còn có một ca khúc tương tự, tuy không nổi tiếng bằng nhưng cũng rất hay là Tình Hậu Phương (ký tên Minh Kỳ – Vũ Chương)
Click để nghe Hoàng Oanh hát Tình Hậu Phương
Năm Cụm Núi Quê Hương
Bài hát được nhạc sĩ viết theo ý thơ của thi sĩ Tường Linh, kể về một chiều có người thương binh chỉ còn lại một bàn tay trở về lại nguyên quán có cụm núi Ngũ Hành ở vùng xứ Quảng.
Anh trở về khi đã mất đi một bàn tay, nhưng hy sinh đó là không vô nghĩa vì góp phần mang lại được sự bình yên cho quê nhà. Mỗi ngón tay của anh như là đã dâng cho một cụm ngũ hành, một phần thịt xương anh đã hoà vào non sông, trường tồn với thời gian.
Click để nghe Hương Lan hát Năm Cụm Núi Quê Hương
Xuân Đã Về
Một ca khúc không thể nào thiếu trong những dịp xuân về trong suốt 65 năm qua. Bài hát được nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác năm 1954, thời điểm người dân Miền Nam chuẩn bị đón một mùa xuân tươi vui mới trong khát vọng được hoà bình.
Click để nghe Thanh Lan hát Xuân Đã Về trước 1975
Những bài hát viết chung với nhạc sĩ Hoài Linh:
Khoảng cuối thập niên 1950, tại Sài Gòn, nhạc sĩ Minh Kỳ gia nhập lực lượng cảnh sát, trở thành Trưởng ban Văn nghệ Nha Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành, ông thường xuyên gặp gỡ một sĩ quan cảnh sát khác là nhạc sĩ Hoài Linh và cùng nhau sáng tác ra những ca khúc nhạc vàng đã trở thành bất tử sau đây:
Chuyến Tàu Hoàng Hôn
Ca khúc được sáng tác vào đầu thập niên 1960, ca sĩ Hoàng Oanh đã thu âm lần đầu vào dĩa nhựa 45 vòng của Dĩa Hát Việt Nam năm 1963, và bài hát đã có sức sống mãnh liệt trong gần 60 năm qua.
Nội dung bài hát hình ảnh chia tay đầy lưu luyến của một đôi tình nhân trên sân ga vào một buổi chiều hoàng hôn. Nhạc sĩ Minh Kỳ viết trước giai điệu, sau đó nhờ nhạc sĩ Hoài Linh đặt thêm lời, và bài hát này có 2 lời khác nhau, mời bạn nghe cả 2 lời của bài hát ở bên dưới:
Click để nghe Thanh Thuý hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn 1
Click để nghe Giao Linh hát Chuyến Tàu Hoàng Hôn 2
Biệt Kinh Kỳ – Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ
Trong lời đề tựa bài hát Biệt Kinh Kỳ, 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh đã ghi: “Riêng tặng những chàng trai xếp bút nghiên theo nghiệp đao cung”. Đó là lời nhắn gửi đến cho từng lớp người trai khi dấn thân lên đường, từ biệt kinh kỳ (thủ đô) để ra biên ải khi tuổi đời còn rất trẻ.
Click để nghe Mỹ Thể hát Biệt Kinh Kỳ
Sau thành công của ca khúc Biệt Kinh Kỳ, 2 nhạc sĩ Minh Kỳ và Hoài Linh sáng tác thêm một ca khúc có tựa đề tương tự là Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ, viết tiếp lời tâm sự của người lên đường tòng chinh. Hai bài này khác nhau hoài toàn, nhưng có nhiều người lẫn lộn với nhau.
Click để nghe Phương Dung và Thanh Phong hát Nếu Một Mai Anh Biệt Kinh Kỳ
Năm 1965, nhạc sĩ Minh Kỳ cũng sáng tác thêm 1 ca khúc khác nữa là Từ Giã Kinh Kỳ.
Cánh Buồm Chuyển Bến
Bài hát có nội dung là lời tâm sự về tình yêu của đôi người được thể hiện bằng hình ảnh của thuyền và bến. Cánh buồm mê mải trôi dạt lênh đênh trên sông hồ từ bao năm, rồi một ngày thấy mỏi mệt trên đường dài buồn tênh, cánh buồm muốn chuyển bến để quay về với quê hương, nơi có cây đa, bến cũ, con đò năm xưa vẫn vò võ mong chờ.
Click để nghe Hoàng Oanh hát Cánh Buồm Chuyển Bến
Sầu Tím Thiệp Hồng
Ca khúc này xuất hiện trong những năm đầu tiên mà dòng nhạc vàng bắt đầu được hình thành và ở thời kỳ hưng thịnh nhất hồi thập niên 1960. Gần 30 năm sau đó, bài hát này mới thực sự tạo thành một hiện tượng chưa từng có qua phần thu âm của đôi song ca Giao Linh – Tuấn Vũ ở hải ngoại. Rồi đến 20 năm sau đó nữa (50 năm sau khi bài hát được ra đời), Sầu Tím Thiệp Hồng một lần nữa lại trở thành một hiện tượng ở trong nước, được nhiều người tìm nghe và rất nhiều ca sĩ trẻ cover lại.
Trong danh sách những ca khúc nhạc vàng hay nhất, nổi tiếng và được yêu thích nhất từ trước đến nay, có lẽ là luôn có sự hiện diện của Sầu Tím Thiệp Hồng.
Click để nghe Hà Thanh hát Sầu Tím Thiệp Hồng
Thương Về Xứ Huế
Nhạc sĩ Minh Kỳ mang dòng dõi hoàng tộc triều Nguyễn, là cháu 5 đời của vua Minh Mạng, nên kinh đô Huế luôn có một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác của ông. Bài hát về Huế nổi tiếng nhất của Minh Kỳ là Mưa Trên Phố Huế (lời nhạc của Tôn Nữ Thuỵ Khương, tức nhạc sĩ Lê Dinh), nhưng người ta vẫn nhắc nhiều đến ca khúc Thương Về Xứ Huế, nhạc sĩ Hoài Linh viết lời.
Ca khúc này đã được danh ca Thái Thanh hát trước 1975 với giọng ca thánh thót tuyệt vời:
Click để nghe Thái Thanh hát Thương Về Xứ Huế
Viết chung với nhóm Lê Minh Bằng
Từ giữa thập niên 1960, nhạc sĩ Minh Kỳ kết hợp với nhạc sĩ Lê Dinh và nhạc sĩ Anh Bằng để thành nhóm sáng tác huyền thoại thường được gọi là nhóm Lê-Minh-Bằng để cho ra mắt rất nhiều nhạc phẩm nổi tiếng đã trở thành bất tử, và ca khúc đầu tiên mà 3 người cùng hợp tác chính là Đêm Nguyện Cầu phát hành năm 1966.
Khi sáng tác, ngoài nghệ danh Lê Minh Bằng, nhóm nhạc sĩ còn dùng các tên khác như Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Trần An Thanh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ…
Trong những ca khúc ký tên các bút danh này, sự đóng góp của các nhạc sĩ là rất khác nhau, có một số bài do nhạc sĩ Anh Bằng viết chính, 2 nhạc sĩ khác chỉ góp vào một phần. Tương tự, có rất nhiều bài hát do nhạc sĩ Minh Kỳ viết chính, và ký tên là Minh Kỳ + một bút danh khác, thí dụ như là Minh Kỳ – Vũ Chương, Minh Kỳ – Dạ Cầm, Minh Kỳ – Tôn Nữ Thuỵ Khương, Minh Kỳ – Dạ Ly Vũ, Minh Kỳ – Huy Cường, Minh Kỳ – Hồ Tịnh Tâm…
Sau đây là một số sáng tác tiêu biểu trong thời gian nhạc sĩ Minh Kỳ hợp tác trong nhóm Lê Minh Bằng.
Đêm Nguyện Cầu
Đây là sản phẩm đầu tiên của nhóm Lê Minh Bằng, cũng là bài hát mà có sự góp sức của cả 3 nhạc sĩ và ký tên là Lê Minh Bằng.
Ca khúc này thể hiện nỗi đau của quê hương trong những lời nguyện cầu uất nghẹn vẳng trong đêm dài. Những lời nguyện cầu đó được vang lên bằng tâm hồn thuần khiết, từ những con tim chân chính không hề biết nói dối, và hy vọng là sẽ thấu lên được ở tận cao xanh.
Click để nghe Elvis Phương hát Đêm Nguyện Cầu
Mưa Trên Phố Huế – Người Em Vỹ Dạ
Như đã nói đến ở trên, các ca khúc về Huế là một chủ đề quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Minh Kỳ, mà nổi tiếng nhất là 2 ca khúc cùng ký tên là Minh Kỳ – Tôn Nữ Thuỵ Khương. Theo lời của ca sĩ Hoàng Oanh thì Tôn Nữ Thuỵ Khương là một bút danh của nhạc sĩ Lê Dinh.
Click để nghe Hoàng Oanh hát Mưa Trên Phố Huế
Click để nghe Hoàng Oanh hát Người Em Vỹ Dạ
Click để nghe Duy Khánh hát Mưa Trên Phố Huế sau 1975
Đà Lạt Hoàng Hôn – Thương Về Miền Đất Lạnh
Nhạc sĩ Minh Kỳ có nguyên quán ở Huế, quê quán ở Nha Trang, ông đã có nhiều sáng tác dành cho 2 thành phố này. Ngoài ra, có một nơi chốn khác nữa được nhạc sĩ Minh Kỳ dành cho sự yêu mến đặc biệt, đó là Đà Lạt mộng mơ, qua 2 ca khúc hay nhất về vùng đất này: Đà Lạt Hoàng Hôn và Thương Về Miền Đất Lạnh.
Click để nghe Thanh Tuyền hát Đà Lạt Hoàng Hôn
Click để nghe Thanh Tuyền hát Thương Về Miền Đất Lạnh
Cả 2 ca khúc này đều được ký tên là Minh Kỳ – Dạ Cầm, với bút danh Dạ Cầm là nhạc sĩ Anh Bằng.
Click để nghe Hương Lan hát Thương Về Miền Đất Lạnh tại hải ngoại
Ngoài ra, nhạc sĩ Minh Kỳ còn sáng tác 1 ca khúc về Đà Lạt nổi tiếng khác viết cùng với nhóm Lê Minh Bằng, đó là Má Hồng Đà Lạt, được ký tên là Minh Kỳ – Lan Anh. Cả 3 ca khúc Đà Lạt này của nhạc sĩ Minh Kỳ đều được yêu thích qua tiếng hát Thanh Tuyền – một người con của xứ lạnh.
Click để nghe Thanh Tuyền hát Má Hồng Đà Lạt
Tình Đời – Phận Tơ Tằm
Đây là 2 ca khúc được nhạc sĩ Minh Kỳ viết về số phận buồn của người ca sĩ chốn phòng trà năm xưa. Hàng đêm họ xuất hiện rực rỡ trên sân khấu và nhận được biết bao lời vỗ tay ca tụng, nhưng sau màn nhung sẽ những lời dị nghị của người đời vì quan niệm “xướng ca vô loài”. Cả 2 ca khúc này được nhạc sĩ Minh Kỳ viết trong thời gian hợp tác với nhóm Lê Minh Bằng, trong đó Tình Đời được ký tên Minh Kỳ – Vũ Chương, còn Phận Tơ Tằm được ký tên Minh Kỳ – Hồ Tịnh Tâm.
Click để nghe Hùng Cường – Bạch Tuyết hát Tình Đời
Click để nghe Thanh Thúy hát Phạm Tơ Tằm
Về Với Cát Bụi
Ca khúc này được ký chỉ với 1 tên là Minh Kỳ trong tờ nhạc. Tuy nhiên nhạc sĩ Lê Dinh cho biết nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác Về Với Cát Bụi vào cuối thập niên 1960 khi viết chung trong nhóm Lê Minh Bằng.
Thời điểm này nhóm Lê Minh Bằng cũng có sự hợp tác chặt chẽ với hãng dĩa Sóng Nhạc, mang lại những thành tựu rất to lớn không chỉ đối với nhóm Lê Minh Bằng, hãng Sóng Nhạc, mà còn có nhiều đóng góp lớn cho dòng nhạc vàng miền Nam từ năm 1966 đến 1975.
Tuy nhiên trong quá trình hợp tác làm ăn, không tránh khỏi những hiểu lầm và trách móc giữa nhóm nhạc sĩ và ông chủ hãng Sóng Nhạc. Nhạc sĩ Lê Dinh nói rằng một trong những lần như vậy, nhạc sĩ Minh Kỳ đã sáng tác Về Với Cát Bụi, như là một lời nhắc nhở ông giám đốc hãng dĩa trong cách đối xử với anh em, bằng hữu và những người cùng làm việc chung.
Click để nghe Elvis Phương hát Về Với Cảt Bụi
Chuyện Ba Mùa Mưa
Ca khúc này được ký tên là Minh Kỳ – Dạ Cầm, nổi tiếng qua giọng hát Trang Mỹ Dung trước 1975. Trang Mỹ Dung cũng là một học trò xuất sắc của lớp nhạc Lê Minh Bằng khoảng cuối thập niên 1960.
Click để nghe Trang Mỹ Dung hát Chuyện Ba Mùa Mưa
Nội dung của bài hát là một câu chuyện tình buồn trải qua 3 mùa mưa. Năm đầu là cuộc tình đẹp như giấc mộng, yêu nhau như bướm say hoa. Qua đến năm thứ 2 thì cuộc tình dần tàn phai, rồi cuối cùng chia tay nhau vào năm thứ 3.
Ly Cà Phê Cuối Cùng
Bài hát nổi tiếng của nhóm Lê Minh Bằng được ký với bút danh Minh Kỳ – Thế Vinh, là bài hát được xem là “đo ni đóng giày” cho ban Tam Ca Sao Băng.
Bài hát viết về tình bạn cảm động của 3 người quân nhân của 3 binh chủng, cùng gặp lại nhau vào một buổi chiều thu đìu hiu gió lạnh. Bên mái hiên của quán nhỏ cùng nghe tí tách mưa rơi, nâng ly cà phê nóng, thổi làn khói ấm và tâm sự về đời lính.
Click để nghe Tam Ca Sao Băng hát Ly Cà Phê Cuối Cùng
Thiệp Hồng Báo Tin – Một Chuyến Xe Hoa
Đây là 2 ca khúc của nhạc sĩ Minh Kỳ sáng tác chung trong nhóm Lê Minh Bằng và cùng viết về chủ đề tình yêu tan vỡ vì người con gái lên xe hoa, đó là bài Một Chuyến Xe Hoa (được ký tên Minh Kỳ & Dạ Ly Vũ) và Thiệp Hồng Báo Tin (ký tên Minh Kỳ & Huy Cường).
Click để nghe Giáng Thu hát Thiệp Hồng Báo Tin
Click để nghe Hoàng Oanh hát Một Chuyến Xe Hoa
Bài Một Chuyến Xe Hoa là tâm trạng của cô gái khi giã biệt người yêu để lên xe hoa với người mà cô không yêu. Còn Thiệp Hồng Báo Tin là tâm trạng của chàng trai khi nhận tấm thiệp hồng, tiễn người yêu sang ngang…
Sáng tác chung với nhạc sĩ Lê Dinh
Trước khi bắt đầu hợp tác chung trong nhóm Lê Minh Bằng từ năm 1966, thì nhạc sĩ Minh Kỳ đã hợp tác với nhạc sĩ Lê Dinh từ khoảng đầu thập niên 1960 với nhiều ca khúc nổi tiếng, đặc biệt là chùm ca khúc viết về mùa xuân: Cánh Thiệp Đầu Xuân – Gác Nhỏ Đêm Xuân – Hạnh Phúc Đầu Xuân – Mùa Xuân Gửi Em…
Click để nghe Thanh Thúy hát Cánh Thiệp Đầu Xuân
Click để nghe Giao Linh hát Gác Nhỏ Đêm Xuân
Ngoài ra còn có 2 ca khúc nổi tiếng khác của Lê Dinh và Minh Kỳ sáng tác chung, là 13 Tuổi Lính và Đường Về Khuya.
Click để nghe Phương Dung hát Đường Về Khuya
Nhạc sĩ Minh Kỳ còn viết chung với nhạc sĩ Nguyễn Hiền 2 ca khúc Buồn Ga Nhỏ, Tiếng Hát Học Trò…
Click để nghe Anh Khoa hát Buồn Ga Nhỏ
Click để nghe Thanh Lan hát Tiếng Hát Học Trò
Trong gia tài âm nhạc đồ sộ của nhạc sĩ Minh Kỳ còn có hàng trăm sáng tác nổi tiếng khác nữa, trong bài viết nhỏ này chỉ xin nhắc lại những ca khúc tiêu biểu nhất của ông.
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Nhạc sĩ Minh Kỳ là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu nhất của dòng nhạc vàng trước năm 1975. Ông đã để lại hàng trăm bài hát nổi tiếng trong cuộc đời và sự nghiệp ngắn ngủi của mình. Ông thường hợp tác với các nhạc sĩ khác như Lê Dinh, Anh Bằng, Hoài Linh, Nguyễn Hiền để viết nhạc. Các ca khúc nổi tiếng của ông bao gồm “Anh Tiền Tuyến Em Hậu Phương”, “Năm Cụm Núi Quê Hương”, “Xuân Đã Về”, “Chuyến Tàu Hoàng Hôn”, “Biệt Kinh Kỳ”, “Sầu Tím Thiệp Hồng”, và “Thương Về Xứ Huế”.
Hastags: #Nghe #lại #những #sáng #tác #nổi #tiếng #nhất #của #nhạc #sĩ #Minh #Kỳ #trước #năm