Nghe lại Phương Dung, Thanh Tuyền hát nhạc cổ thập niên 1960 và sự ra đời của “tân cổ giao duyên” – Cập nhật Thanhhaaudio

“Nghe lại Phương Dung và Thanh Tuyền hát những bài cổ nhạc thập niên 1960 và cũng tìm hiểu về sự ra đời của dòng nhạc ‘tân cổ giao duyên’ trong bài viết này. Hai nghệ sĩ tài năng đã tái hiện lại những điệu nhạc và bài hát từ thời kỳ hoàng kim của âm nhạc Việt Nam. Bài viết cũng đi sâu vào sự hình thành và phát triển của ‘tân cổ giao duyên’, một dòng nhạc kết hợp giữa cổ nhạc và nhạc trẻ, mang lại sự phong phú và đa dạng cho âm nhạc truyền thống Việt Nam.”.

Bạn đang xem bài viết về Nghe lại Phương Dung, Thanh Tuyền hát cổ nhạc thập niên 1960 và sự hình thành của “tân cổ giao duyên” tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Trước năm 1975, âm nhạc của miền Nam đã phát triển rực rỡ với nhiều thể loại khác nhau. Bên cạnh dòng nhạc vàng nói riêng và tân nhạc nói chung đang bắt đầu thịnh hành thì các loại cổ nhạc vẫn còn rất được yêu thích.

Khoảng đầu thập niên 1960, có một thể loại âm nhạc mới đã ra đời được xem là sự hòa quyện độc đáo giữa Tân nhạc và Cổ nhạc, đó là nhạc “Tân Cổ giao duyên”. Khi đó, các bài nhạc vàng thường được chọn để viết thêm phần cổ nhạc bên cạnh tân nhạc.

Trong thập niên 1950, Tân nhạc và Cổ nhạc vẫn phát triển song song với nhau và đều có chỗ đứng riêng trong lòng khán giả. Thời điểm này, ít người có thể tưởng tượng được sẽ có một sự kết hợp nào đó giữa 2 loại nhạc này. Khoảng đầu thập niên 1960, tân nhạc ngày càng phát triển mạnh mẽ, lấn át cả cổ nhạc, và băng dĩa Cổ nhạc không còn bán chạy như trước. Khi đó ông Nguyễn Văn Đức (là con của ông chủ hãng dĩa Asia lúc bấy giờ) đã mời nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và soạn giả Viễn Châu tìm cách để giải quyết vấn đề về tiêu thụ băng dĩa Cổ nhạc.

Sau thời gian các nhân vật trên hợp tác nghiên cứu thì soạn giả Viễn Châu đã sáng tạo nên bản tân cổ kết hợp đầu tiên làm dậy sóng giới Tân cũng như Cổ nhạc lúc bấy giờ. Đó là bài tân cố giao duyên “Chàng Là Ai” với phần tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết và cổ nhạc của soạn giả Viễn Châu. Bài hát được nghệ sĩ Lệ Thủy thu âm lần đầu tiên và bài tân cổ đó nhanh chóng trở nên nổi tiếng.


Lệ Thủy hát tân cổ bài Chàng Là Ai


Từ lúc bài vọng cổ đầu tiên ra đời, có nhiều quan điểm khác nhau trong việc có thể chấp nhận thể loại Tân cổ giáo duyên hay không. Phần đông là chấp nhận nhưng cũng có nhiều tác giả Cổ nhạc phản đối cũng như bên Tân nhạc cũng có nhiều nhạc sĩ không đồng ý vì họ nghĩ nếu kết hợp như vậy sẽ không còn sự thuần túy và ý nghĩa gốc của các ca khúc Tân nhạc cũng như các bài bản trong Cổ nhạc xưa.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Tiếp theo sự thành công của bài tân cổ “Chàng Là Ai” là hàng loạt các bài tân cổ khác cũng do soạn giả Viễn Châu sáng tác về cả phần tân nhạc và cổ nhạc. Về sau, ông còn kết hợp các ca khúc của các nhạc sĩ Lam Phương, Trần Thiện Thanh, Nguyễn Văn Đông,…vào các bài tân cổ giao duyên của ông.

Thể loại Tân cổ giao duyên ngày càng phát triển, song song với dòng nhạc vàng đang thịnh hành. Chính vì thế các soạn giả cải lương nổi tiếng như Viễn Châu, Loan Thảo, Yên Lang, Thế Châu,… bắt đầu chuyển hướng sang viết Tân cố giao duyên và có rất nhiều ca khúc nhạc vàng được sử dụng, đó là các bài “Căn Nhà Ngoại Ô”, “Không Phải Tại Chúng Mình”, “Tuyết Lạnh”, “Hai Năm Rồi”, “Căn Nhà Màu Tím”, “Buồn Trong Kỷ Niệm”, “Nhẫn Cỏ Cho Em”, “Xin Anh Giữ Trọn Tình Quê”, “Khúc Hát Ân Tình”, “Vườn Tao Ngộ”… Có thể nói gần như ca khúc nào nổi tiêng bên Tân nhạc thì lập tức sẽ có phiên bản Cổ nhạc xuất hiện và vì thế khán thính giả cảm thấy rất thích thú với thể loại mới này.

Từ thuở sơ khai, bài vọng cổ có đến 20 câu nhưng dần về sau chỉ còn lại 6 câu mà thôi. Khi được kết hợp với các bài hát tân nhạc thì bài vọng cổ phải bị bỏ bớt 2 hoặc 3 câu. Theo cấu trúc bài tân cố phổ biến thì phần mới vào bài sẽ là đoạn tân nhạc sau đó đến phần vọng cổ, tiếp sau đó là phần tân nhạc và kết thúc là mấy câu vọng cổ. Vì đặc điểm của nhạc vàng nói chung và các bài hát giai điệu boléro nói riêng là rất tha thiết, trữ tình nên kết hợp với sự sâu lắng và dạt dào cảm xúc của Cổ nhạc thì lại tạo ra một thể loại mới thu hút số lượng rất lớn người thích nghe.


Vì sự xuất hiện và phát triển của thể loại Tân cổ giao duyên mà các ca khúc nhạc vàng càng được phổ biến nhiều hơn. Càng ngày càng có nhiều khán thính giả yêu thích các bài tân cổ nên các hãng dĩa thời bấy giờ bắt đầu có sự đầu tư vào các băng dĩa tân cổ và bán rất chạy thời bấy giờ. Điển hình là hãng dĩa Continental và hãng dĩa Việt Nam đã xuất bản rất nhiều băng dĩa tân cổ và giúp các giọng ca cổ nhạc thời bấy giờ như Tấn Tài, Thành Được, Minh Vương, Thanh Tuấn, Phương Bình, Tài Bửu Bửu, Thanh Kim Huệ, Mỹ Châu, Lệ Thủy,… ngày càng nổi tiếng.

Ban đầu, các bài tân cổ được nghệ sĩ cổ nhạc hát cả 2 phần tân và cổ nhạc. Dần dà có nhiều bài tân cổ là sự kết hợp của các ca sĩ nhạc vàng và các nghệ sĩ cổ nhạc. Phần tân nhạc do các ca sĩ nhạc vàng thể hiện và phần cổ nhạc thì do các nghệ sĩ cổ nhạc thể hiện. Đó điển hình các bài Còn Nhớ Nhau Không (Chế Linh – Ngọc Giàu), Trả Lại Thời Gian (Hương Lan – Minh Phụng), Thương Hoài Ngàn Năm (Thanh Thúy – Út Bạch Lan), Tàu Đêm Năm Cũ”(Hà Thanh – Hữu Phước), Từ Đó Em Buồn (Duy Khánh – Ngọc Giàu), Đôi Ngả Đôi Ta (Thanh Thúy – Tấn Tài), Tha La Xóm Đạo (Trang Mỹ Dung – Út Trà Ôn), Lâu Đài Tình Ái (Nhật Trường – Thành Được & Út Bạch Lan)…

Đặc biệt nhất, với sự phát triển mạnh mẽ của loại hình nhạc mới này, có nhiều ca sĩ nhạc vàng hát luôn cả tân và cổ nhạc, điển hình là Phương Dung và Thanh Tuyền. Dù là ca sĩ chuyên hát tân nhạc nhưng khi chuyển qua cổ nhạc, các ca sĩ này vẫn hát rất “ngọt”.

Mời bạn nghe Phương Dung và Thanh Tuyền ca tân cổ trong 2 video tổng hợp bên dưới:


Click để nghe Phương Dung ca tân cổ



Click để nghe Thanh Tuyền ca tân cổ

Trước năm 1975, Tân cổ giao duyên phát triển không thua kém gì các thể loại khác và đến ngày nay vẫn là một trong số những thể loại được nhiều người yêu thích. Nếu nói Tân cố giao duyên là một sự hòa quyện giữa cái cổ và cái tân thì nhạc vàng đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành các bài tân cổ, và cũng chính nhờ  các bài tân cổ đó mà các bài hát trong dòng nhạc vàng ngày càng được phổ biến rộng rãi trong nhiều tầng lớp khán giả hơn.

Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Trước năm 1975, âm nhạc miền Nam phát triển với nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, Tân cổ giao duyên là một thể loại âm nhạc mới hòa quyện giữa Tân nhạc và Cổ nhạc. Sau thành công của bài “Chàng Là Ai”, nhiều bài tân cổ khác được sáng tác. Thể loại Tân cổ giao duyên phát triển song song với nhạc vàng. Do đặc điểm tha thiết và trữ tình của nhạc vàng, khi kết hợp với Cổ nhạc, đã tạo ra một thể loại mới thu hút nhiều người. Cửa hàng dĩa cũng bắt đầu đầu tư vào băng dĩa tân cổ, giúp các ca sĩ cổ nhạc trở nên nổi tiếng hơn.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nghe lại Phương Dung, Thanh Tuyền hát cổ nhạc thập niên 1960 và sự hình thành của “tân cổ giao duyên” chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nghe #lại #Phương #Dung #Thanh #Tuyền #hát #cổ #nhạc #thập #niên #và #sự #hình #thành #của #tân #cổ #giao #duyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *