Nhạc sĩ Hoàng Phương và ca sĩ Bảo Yến đồng thời đại diện cho dòng nhạc Gò Công trở nên nổi tiếng trong một thời kỳ. Dòng nhạc này là một sự kết hợp giữa nhạc cải lương và nhạc trữ tình, mang tính chất dân ca vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Hoàng Phương được công nhận là người sáng tác nhiều ca khúc thành công, trong khi Bảo Yến lại là giọng ca được yêu thích với khả năng biểu diễn tài tình. Nhờ sự hợp tác của cả hai, dòng nhạc Gò Công đã để lại dấu ấn đặc biệt trong lòng người hâm mộ..
Nhắc đến nhạc sĩ Hoàng Phương, người ta thường nhớ đến ca khúc quen thuộc Hoa Sứ Nhà Nàng trước 1975 đã được phổ biến sâu rộng từ thành thị cho đến thôn quê. Tuy nhiên dường như đó chỉ là ca khúc trước 1975 nổi tiếng duy nhất của ông. Phải đến giữa thập niên 1980, nhạc sĩ Hoàng Phương mới thêm một lần nữa tạo được hiện tượng âm nhạc hiếm thấy với “băng nhạc Gò Công” rất được yêu thích qua giọng hát của Bảo Yến, Nhã Phương và nhiều bài hát viết về quê hương Gò Công như Biển Tím, Thương Một Người Ở Xa, Ánh Mắt Quê Hương, Chuyện Tình Hoa Muống Biển, Thuyền Giấy Chiều Mưa, Chung Một Dòng Sông, Chung Vầng Trăng Đời, Chiều Hè Trên Bãi Biển…
Nhạc sĩ Hoàng Phương gần như cả đời chỉ gắn bó với 1 vùng đất là Gò Công. Ông được sinh ra ở xóm Cầu Muống, xã Tân Thành, cách thị xã Gò Công 17km, trong gia đình nhiều đời đã sinh sống ở vùng này. Trải qua một cuộc đời với nhiều biến cố, cuối cùng ông cũng nằm lại trên chính phần đất mà cha mẹ để lại, đằng sau căn nhà vách nứa đơn sơ như là một chòi nhỏ.
Con trai của nhạc sĩ Hoàng Phương là anh Hoàng Tùng kể lại, lúc ông sắp mất, Hoàng Tùng hỏi: “Sao ba muốn nằm trong vườn của ông bà nội?”. Nhạc sĩ trả lời: “Đây là quê nội, ba muốn nằm ở đây để đêm đêm nghe sóng vỗ về như lời bài hát ba viết trong Chuyện Tình Hoa Muống Biển”.
Dòng nhạc của Hoàng Phương, đặc biệt là những ca khúc được gọi tên là “dòng nhạc Gò Công”, lúc nào cũng trữ tình và êm ả như là con sông quê hiền hòa, như bờ biển Gò Công dịu êm, với những mối tình thật thà, nhẹ nhàng thắm đượm tình quê. Nhạc về vùng đất Gò Công có thể không nhiều và nổi tiếng bằng nhạc viết về các địa danh khác, nhưng hình như chỉ có nhạc của Hoàng Phương mới được gọi bằng một cái tên rất riêng là “dòng nhạc Gò Công”, điều đó thật đặc biệt, khẳng định được nét độc đáo trong những ca khúc trữ tình quê hương này.
Từ sau năm 1975, nhạc sĩ Hoàng Phương gần như hoàn toàn gác lại âm nhạc để mưu sinh. Khác với nhiều nhạc sĩ khác, ông trở nên khá giả nhờ nghề sửa đồng hồ, tích cóp tiền đủ tiền để đến năm 1985 mở được hai tiệm vàng là Kim Hoàng và Toàn Tân. Ông có xe hơi, có nhiều nhà mặt tiền và cuộc sống sung túc. Mặc dù vậy, hình như trong tâm tư của ông lúc nào cũng mong ngóng được có dịp sống để lại được niềm đam mê sáng tác nhạc.
Đến khoảng năm 1986, một lần tình cờ nghe ca khúc Hoa Sứ Nhà Nàng của ông sáng tác nhiều năm về trước, nay được phát trên đài phát thanh, ông cảm thấy rất vui sướng và có lại niềm cảm hứng để sáng tác liền một mạch hàng chục bài hát. Ông bỏ hết cả công việc làm ăn đang thuận lợi để viết nhạc, tự bỏ tiền dàn dựng, biểu diễn các bài hát mới sáng tác và liên hệ với phòng Văn hóa thông tin địa phương để phát cho người dân Gò Công thưởng thức, tuy nhiên công chúng đón nhận việc này rất hời hợt. Sau khi tìm hiểu cặn kẽ, nhạc sĩ Hoàng Phương hiểu ra lý do là vì ông không phải là nhạc sĩ chuyên về hòa âm, nên bài hát được biểu diễn nghiệp dư và thiếu sức sống, không thể chinh phục được khán giả.
Không nản chí, ông lặn lội lên Sài Gòn tìm gặp những người bạn cũ là nhạc sĩ Quốc Dũng, Lê Hựu Hà để nhờ hòa âm, sẵn tiện nhờ ca sĩ Bảo Yến (vợ Quốc Dũng) và em gái là Nhã Phương hát và thu thành băng cassette.
“Băng nhạc Gò Công” cuối cùng cũng hoàn chỉnh sau nhiều tháng nhạc sĩ Hoàng Phương phải vất vả bỏ hết việc buôn bán để đi đi về về giữa Sài Gòn và Gò Công trong mấy tháng. Băng nhạc được phát thử cho công chúng nghe lần đầu ở rạp Chiến Thắng (Gò Công) vào trước và sau giờ chiếu phim. Khán giả lúc đó đã rất ngạc nhiên và thích thú khi được nghe tiếng hát ngọt ngào, truyền cảm của ca sĩ Bảo Yến và Nhã Phương phát ra từ chiếc loa trước rạp những giai điệu nhạc quê hương trữ tình và tha thiết, phù hợp với thị hiếu của công chúng. Sau đó, băng nhạc còn được phát trên Đài truyền thanh địa phương, rồi theo những chuyến xe miền Tây lan rất nhanh xuống tận Cà Mau, sau đó còn ra tận các tỉnh phía Bắc. Địa danh Gò Công bỗng chốc được cả nước nhắc đến qua âm nhạc Hoàng Phương.
Đó là thời điểm mà người dân đang rất thèm được nghe dòng nhạc trữ tình quê hương sau nhiều năm bị kỳ thị hoặc bị cấm, nên băng nhạc được đầu tư rất bài bản này như cá gặp nước, được tìm nghe và nhanh chóng trở thành một hiện tượng. Băng nhạc Gò Công cũng góp phần đưa tên tuổi Bảo Yến trở thành ngôi sao số 1 của dòng nhạc trữ tình thập niên 1980. Giọng hát của cô thời đỉnh cao chất chứa được nhiều tâm sự, đượm buồn và đầy những hoài niệmm là mon ăn tinh thần không thể thiếu với thế hệ khán giả yêu nhạc hơn 30 năm về trước. Mời bạn nghe lại video tiếng hát Bảo Yến và những bài hát Gò Công sau đây:
Click để nghe
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Nhạc sĩ Hoàng Phương nổi tiếng với ca khúc “Hoa Sứ Nhà Nàng” trước năm 1975. Sau đó, ông tạo ra dòng nhạc Gò Công với nhiều bài hát như “Biển Tím”, “Thương Một Người Ở Xa” và “Ánh Mắt Quê Hương”. Ông sống và làm việc ở Gò Công, có cuộc sống sung túc nhưng vẫn mong muốn được sáng tác nhạc. Ông phải tự tìm người hòa âm và biểu diễn cho các bài hát, và rồi dòng nhạc Gò Công trở thành hiện tượng âm nhạc. Băng nhạc của ông được phát trên đài truyền thanh và lan ra khắp cả nước, đưa tên tuổi ca sĩ Bảo Yến trở thành ngôi sao số 1 trong dòng nhạc trữ tình thập niên 1980.
Hastags: #Nhạc #sĩ #Hoàng #Phương #sĩ #Bảo #Yến #và #dòng #nhạc #Gò #Công #của #một #thời