Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền – Cập nhật Thanhhaaudio

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương được biết đến với sự đóng góp của ông trong lĩnh vực âm nhạc. Ông đã tạo ra nhiều tác phẩm nhạc thành công và được yêu thích trong giới trẻ. Đặc biệt, ông đã hợp tác với nhà thơ Thanh Tâm Tuyền để tạo ra những bài hát độc đáo và sâu sắc. Sự kết hợp giữa âm nhạc và dòng thơ của ông đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và ấn tượng..

Bạn đang xem bài viết về Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nếu như ở ngày nay, thể thơ tự do không còn là điều lạ với những người yêu thơ, thì ở thời điểm hơn 60 năm trước, khi mà nền văn học nghệ thuật vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ thơ văn tiền chiến, thì hầu như ai cũng quan niệm rằng đã là thơ thì phải có vần có điệu, phải có câu cú rõ ràng. Trong bối cảnh đó, dòng thơ Thanh Tâm Tuyền ra mắt độc giả từ giữa thập niên 1950 đã làm thay đổi diện mạo của văn học miền Nam.

Nhà phê bình Nguyễn Vy Khanh nhận xét: “Với Nguyên Sa, thơ tự do là thơ phá thể, trong khi Thanh Tâm Tuyền đi xa hơn, thơ hôm nay không dừng lại ở thơ phá thể, thơ hôm nay là thơ tự do mà cao điểm sẽ là thơ văn xuôi”.

Nhà phê bình Đặng Tiến thì nhận định: “Thanh Tâm Tuyền phá vỡ cái vỏ ngữ âm của câu, hay bài thơ: loại trừ vần, không theo nhịp của ngôn ngữ, xáo trộn thanh điệu bằng trắc; muốn như thế, ông phải sắp xếp lại ý tưởng, hình ảnh, để làm mới ngôn ngữ. Thơ xưa đem tư tưởng ra “diễn ca“, còn Thanh Tâm Tuyền tháo gỡ guồng máy ngôn ngữ ra từng bộ phận rồi lắp ghép lại thành những chức năng mới, trong văn bản mới.”

Còn chính thi sĩ Thanh Tâm Tuyền thì cho rằng: “Thơ không vần, không điệu, thơ xuôi nếu quả thật là thơ – nghĩa là đạt được đến ngôn ngữ mầu nhiệm không chỉ chuyên chở ý tưởng mà còn ám ảnh vang vọng mãi trong tâm hồn – thì sớm muộn người đọc cũng tìm thấy và quen dần với một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp ở một trình độ nghệ thuật cao hơn đối với nhịp điệu đơn giản rút gọn…”

Thanh Tâm Tuyền

Thanh Tâm Tuyền đã qua đời vào ngày 22-3-2006 tại Minnesota, Hoa Kỳ do bệnh ung thư phổi. Nhưng công chúng vẫn nhớ về ông qua những vần thơ mang tính cách tân, và những câu chữ đó cũng đã đi vào trong âm nhạc Phạm Đình Chương qua các bài hát Đêm Màu Hồng, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ Tâm Khúc…


Nhạc sĩ Phạm Đình Chương là một trong những tên tuổi lớn nhất của âm nhạc trữ tình Việt Nam, tác giả của vô số những bài hát đã quen thuộc với công chúng, như Xóm Đêm, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng, Nửa Hồn Thương Đau, Người Đi Qua Đời Tôi… Tuy nhiên, lúc sinh thời, ông nói rằng những bài hát mà ông tâm đắc nhất lại không phải là những bài hát nổi tiếng đó, mà là những ca khúc tương đối kén khán giả, ít người biết tới, đó chính là những bài được ông phổ từ thơ Thanh Tâm Tuyền: Đêm Màu Hồng, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ Tâm Khúc.

Xem bài khác

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc


Ba ca khúc này tuy cùng tác giả và được phổ từ thơ của cùng một thi sĩ, nhưng lại mang những màu sắc khác nhau. Bài Ngợi Ca Tình Yêu nồng thắm tình yêu và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Dạ Tâm Khúc thì lại nhuốm màu khắc khoải và một chút tuyệt vọng. Đêm Màu Hồng thì ngược lại, là nụ cười bình yên của một người hạnh phúc trong giai đoạn chín muồi của kiếp người.

Mời các bạn nghe lại những ca khúc này, để tưởng nhớ người nhạc sĩ và thi sĩ tài hoa bậc nhất của nền văn học nghệ thuật miền Nam một thời vàng son rực rỡ.


Click để nghe Thái Thanh hát Dạ Tâm Khúc trước 1975

Có một điều đặc biệt, là cả 2 bài hát Đêm Màu Hồng và Bài Ngợi Ca Tình Yêu đều phổ từ cùng một bài thơ mang tên Bài Ngợi Ca Tình Yêu của Thanh Tâm Tuyền, bài bài hát phổ một đoạn khác nhau:



Click để nghe Sĩ Phú hát Đêm Mầu Hồng trước 1975


Click để nghe Mai Hương hát Bài Ngợi Ca Tình Yêu trước 1975

Sau đây là bài thơ gốc:

1.
Tôi chờ đợi
Lớn lên cùng giông bão
Hôm nay tuổi nhỏ khóc trên vai

Tìm cánh tay nước biển
Con ngựa buồn
Lửa trốn con ngươi


Đất nước có một lần
Tôi ghì đau đớn trong thân thể
Những giòng sông những đường cầy núi nhọn

Những biệt ly rạn nức lòng đường
Hút chặt mười ngón tay ngón chân da thịt
Như người yêu từ chối vùng vằng

Tôi chờ đợi
Cười lên sặc sỡ
La qua mái ngói

Thành phố ruộng đồng
Bấu lấy tim tôi
Thành nhịp thở

Ngõ cụt đường làng cỏ hoa cống rãnh
Cây già đá sỏi bùn nước mặn nồng
Chảy máu
Tiếng kêu

2.
Tôi chờ đợi
Phổi đầy lửa cháy
Môi đầy thẹn thùng

Vục xuống nhục nhằn tổ quốc
Nhìn gót giầy miệng uống tro than
Nghe tiếng ca của một người không quen
Của cuộc đời tình nhân

3.
Trang sách khởi đầu viết
Mắt người cần ánh sáng
Môi người cần mặt trăng

Bàn tay đòi mặt trời
Và ngực em tự do
Của anh của anh tất cả

Em gối đầu sương xuống
Chuyện trò bằng bóng hình

Tôi đẹp như hình tôi
Như cuộc đời
Như mọi người
Như chút thôi
Anh yêu lấy em

Em là lá biếc, là mây cao là tiếng hát
Sớm mai khuya thức nhiều nhớ thương
Em là cánh hoa là sương khói
Đêm màu hồng

Vòng tay dĩ vãng và bát ngát
Chỗ yên nghỉ cuối cùng
Dưới mắt sao dưới bàn chân những đứa con

4.
Tôi chờ đợi
Một người không
Nhiều người
Ở thành phố thiếu thốn
Ở làng mạc đọa đầy

Tôi là tiếng nói là tiếng khóc
Những người bỏ đi hẹn trở về
Những người mím hơi thừa chịu đựng

Tôi chờ đợi
Tôi là tiếng thơ là tiếng cười
Mai Việt Nam hỡi mai Việt Nam

Thanh Tâm Tuyền – 1964

Cũng từ bài hát mang tên Đêm Mầu Hồng này, nhạc sĩ Phạm Đình Chương đã đặt tên cho phòng trà Đêm Mầu Hồng nổi tiếng do ông thành lập nằm ở trên tầng trên của khách sạn Catinat ở đường Tự Do, điều đó cho thấy ông đã rất tâm đắc với bài hát này.

Phòng trà Đêm Mầu Hồng ở Hotel Catinat

Ngoài ra, bài hát Nửa Hồn Thương Đau cũng thường được giới thiệu là nhạc Phạm Đình Chương phổ thơ Thanh Tâm Tuyền, những sự thực thì nhạc sĩ chỉ mượn ý của 2 câu thơ trong bài Lệ Đá Xanh của Thanh Tâm Tuyền để viết thành nhạc.

-o-

Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền sinh ngày 13-3-1936 tại Nghệ An, tên thật là Dzư Văn Tâm. Năm 16 tuổi, ông đã dạy học tại trường Minh Tân ở Hà Đông và đăng những truyện ngắn đầu tiên trên tuần báo Thanh Niên (Hà Nội).

Năm 1954, ông hoạt động trong Tổng hội Sinh viên Hà Nội cùng với Trần Thanh Hiệp, Nguyễn Sỹ Tế, Doãn Quốc Sỹ, là chủ trương nguyệt san Lửa Việt. Năm 1955, ông vào Sài Gòn. Năm 1956, mới hai mươi tuổi, Thanh Tâm Tuyền cho in cuốn sách đầu tay Tôi Không Còn Cô Độc (thơ), và Bếp Lửa (văn, 1957), hai tác phẩm đánh dấu sự thay đổi diên mạo văn học miền Nam, đến thời đó vẫn còn chịu ảnh hưởng của dòng lãng mạn tiền chiến:

Cửa sổ trời những mắt chưa quen
trán hoang đồng cỏ
run đường môi kỷ niệm
đi qua những thành phố đầy tim
cười đổ mưa một mình

trái tim ngọn lửa xanh
áo mùa đông
ngón tay út ngây thơ nền vải

buổi chiều
quá lạnh những hàng chấn song
đã yêu nhau muôn vàn mái nhà

những người vô tội chối từ khí giới
chấp hai lòng tay lò sưởi
không nỡ làm rối mi mắt khép
gửi một tiếng cười và mùa thu
và một lá thư học trò…

Đó là bài thơ được viết từ những năm 50 của thế kỷ trước lại có những thi ảnh hiện đại, gợi mở với cách diễn đạt phóng khoáng và tự do.

nhacxua.vn biên soạn

Thanh Tâm Tuyền đã là một trong những nhà thơ tiên phong của văn học miền Nam trong thập kỷ 1950. Ông đã phá vỡ cách viết thơ truyền thống bằng việc sử dụng thể thơ tự do, không cần vần, không cần điệu. Những bài thơ của ông mang tính cách tân và đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ từ thành các bài hát như Đêm Màu Hồng, Bài Ngợi Ca Tình Yêu, Dạ Tâm Khúc. Thanh Tâm Tuyền đã qua đời vào năm 2006, nhưng những tác phẩm của ông vẫn còn sống mãi trong lòng công chúng.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Nhạc sĩ Phạm Đình Chương và dòng thơ Thanh Tâm Tuyền chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Nhạc #sĩ #Phạm #Đình #Chương #và #dòng #thơ #Thanh #Tâm #Tuyền

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *