Nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc cho Cuộc đời u buồn của Chu Trầm Nguyên Minh – Người sáng tác Lời Tình Buồn – Cập nhật Thanhhaaudio

Cuộc đời của Chu Trầm Nguyên Minh, tác giả bài thơ Lời Tình Buồn, đã trải qua nhiều khó khăn và bi thương. Bài thơ của Minh được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc, mang lại những giai điệu đầy cảm xúc. Minh đã gắn bó với nền văn học Việt Nam suốt đời, nhưng vẫn trải qua sự cay đắng trong tìm kiếm sự công nhận. Cuộc đời buồn của Minh đã tạo nên những tác phẩm đầy xúc động và mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống..

Bạn đang xem bài viết về Cuộc đời buồn của Chu Trầm Nguyên Minh – Tác giả bài thơ Lời Tình Buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Nhạc sĩ Vũ Thành An được biết đến nhiều nhất với những Bài Không Tên sáng tác từ giữa thập niên 1960. Ngoài những bài không tên đó, ông cũng có nhiều ca khúc “có tên” nổi tiếng khác, tiêu biểu nhất là Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm 30,Lời Tình Buồn.


Click để nghe Tuấn Ngọc hát Lời Tình Buồn

3 ca khúc này đều được sáng tác vào thập niên 1960 và có một điểm chung, đó là đều là nhạc phổ thơ, hoặc lời ca của người khác. Vào những năm đầu sự nghiệp của nhạc sĩ Vũ Thành An, ông cho biết rằng ông chỉ sáng tác nhạc và không có thế mạnh về viết lời, lời ca còn khá vụng, nên ông chọn phổ thơ của người khác. Bài hát đầu tay của Vũ Thành An là Tình Khúc Thứ Nhất được nhà thơ Nguyễn Đình Toàn viết lời. Tiếp theo là bài Em Đếm Thăm Anh Đêm 30 phổ từ thơ của Nguyễn Đình Toàn, và Lời Tình Buồn phổ thơ của thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh – Một cái tên có thể rất lạ đối với nhiều người.

Bài viết này xin nói đôi nét về cuộc đời của người thi sĩ có cuộc đời rất ly kỳ được chính ông kể lại lúc sinh thời và được tác giả Phạm Cao Hoàng ghi lại như sau:

Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh tên thật Phạm Minh Tâm, sinh năm 1943 tại Bình Thuận và đã trải qua một thời tuổi thơ đầy bất hạnh. Cha ông đi kháng ᴄhιến thỉnh thoảng mới ghé về thăm nhà. Chỉ một mình người mẹ tảo tần nuôi dưỡng 5 người con là Phạm Minh Tâm cùng ba người chị và một em trai.


Gia đình ông từng có một căn nhà gạch chắc chắn, nhưng cha ông quyết định đập bỏ, với lý do là “nhà kiên cố rồi cũng sẽ bị quân Pháp sẽ lấy để làm đồn bót, thà đập đi còn hơn”. Vì vậy, người mẹ phải đưa các con vào sống trong khu tam giác Phan Thiết – Ma Lâm – Mưòng Mán. Đây nổi tiếng là vùng “xôi đậu”, em trai ông đã không may qua đời tại đây vì đạn lạc. Đầu năm 1953, Pháp mở cuộc càn quét dữ dội vào khu Tam Giác, ông mất cả cha lẫn mẹ trong đợt này.

Xem bài khác

Nhạc sĩ Phạm Duy và những cuộc diện kiến đặc biệt với các lãnh tụ quốc gia: vua Bảo Đại, chủ tịch Hồ Chí Minh, và tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và những ca khúc tuyệt mỹ của tân nhạc


Cha mẹ không còn, nhà cửa không còn, mấy chị em Phạm Minh Tâm cùng một số người khác phải kéo nhau vào khu rừng Đá Bàn giáp ranh với Lâm Đồng, sống trong bụi cây không khác gì người rừng. Khu rừng này cây cối âm u, rắn rết rất nhiều.

Một ngày kia ông bị rắn độc cắn, suýt bỏ mạng trong rừng, nên mấy chị em sợ quá không dám ở đó nữa. Đầu năm 1954, họ cùng về lại Phan Thiết, chia ra mỗi người sống nhờ vào một người bà con. Lúc đầu, Phạm Minh Tâm ở với người cậu, sau chuyển sang ở với người chú ở Phú Bình, rồi bắt đầu đi học bậc trung học ở trường Phan Bội Châu (Phan Thiết). Đây là ngôi trường nổi tiếng, nơi mà nhạc sĩ Trần Thiện Thanh và ca sĩ Anh Khoa cũng từng theo học.

Nhà cách trường khoảng 7 cây số, không có xe đạp, hàng ngày ông phải đi bộ đến trường. Đôi chân thì nhỏ, trường thì xa, hầu như ngày nào ông cũng phải chạy mới kịp giờ học. Gia đình tan nát vì binh lửa, mồ côi cha mẹ sớm, sống nhờ vào người chú, ông có những nỗi buồn riêng, và chính những nỗi buồn này đã tạo ra nhiều cảm xúc đưa ông vào con đường thi ca.

Học hành trong một điều kiện hết sức khó khăn như vậy, nhưng với ý chí sắt đá và sự quyết tâm lớn, ông đã vượt qua khó khăn để theo đuổi ngành sư phạm và ra trường 1965, và được bổ nhiệm về dạy Toán tại một trường trung học ở Phan Rang. Cũng từ đây, nhiều người biết đến thi sĩ có bút danh Chu Trầm Nguyên Minh với những bài thơ xuất hiện đều đặn trên các tạp chí văn học ở Sài Gòn.


Nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh

Năm 1967, nhiều giáo chức được gọi nhập ngũ, Chu Trầm Nguyên Minh nằm trong số đó. Ông nhập ngũ khóa 25 Thủ Đức, cùng khóa với nhạc sĩ Vũ Thành An vốn đang là công chức ở đài phát thanh.

Thời điểm này, Vũ Thành An là một nhạc sĩ trẻ đã có những sáng tác nổi tiếng trong làng nhạc là Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm 30Bài Không Tên Cuối Cùng. Khi thân thiết với người bạn đồng khóa và đồng tuổi là thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh ở trường Thủ Đức, ông đã chứng kiến bài thơ mang tên Lời Tình Buồn ra đời. Có thể nói tự thân bài thơ này đã có đầy chất nhạc, và là một bài thơ rất hay, nên nhạc sĩ Vũ Thành An chuyển thành nhạc rất dễ dàng, trở thành một trong những tình khúc tiêu biểu của nhạc trữ tình trước 1975:


Click để nghe Duy Quang hát Lời Tình Buồn

Bài thơ – bài hát được lặp lại nhiều lần lời nuối tiếc rằng “Anh đi rồi”, đó như là một dấu chấm hết cho một cuộc tình được khơi nguồn từ thuở học trò. Anh đi rồi là hết, không còn gì để nắm níu, để mà hy vọng:

Anh đi rồi còn ai vuốt tóc
Lời tình thơm sách vở học trò
Đêm xuống rồi em buồn không hở?
Trời sa mù tầm tay với âu lo


Mùi thơm của sách vở học trò luôn gợi lại những mối tình đầu tinh khôi, trong trẻo và ngan ngát hương yêu. “Anh đi rồi” thì cũng là kết thúc một thuở thanh xuân ngắn ngủi nhưng thật đẹp đẽ vì được có nhau, để lại người ở lại với nỗi âu lo và nhìn cuộc đời như là trời sa mù không tìm thấy lối.

Có thể sẽ có nhiều người thắc mắc rằng vì sao lại như vậy, hoặc cụ thể hơn, “anh đi rồi” là đi đâu? Điều đó sẽ thật dễ dàng giải thích nếu đặt bài hát trong bối cảnh lúc sáng tác là năm 1967, khi hàng vạn người trai thư sinh bỏ lại sau lưng một cuộc sống bình thường, xếp lại những chuyện tình dang dở để vào đời quân ngũ.

So với lời thơ gốc thì bài hát của Vũ Thành An bỏ một khổ thơ và đổi vài chữ, tuy nhiên về nhịp của thơ – nhạc thì hoàn toàn tương đồng với nhau, vì bài thơ vốn dĩ đã đầy nhạc tính:

Anh đi rồi còn ai đưa đón
Áo em bay khuất mất thiên đường
Tuổi hai mươi trong vòng tay chờ đợi
Ngôn ngữ nào anh nói hết yêu thương

Có lẽ sẽ không có lời thơ, lời nhạc nào mô tả vẻ đẹp của người con gái hay hơn những câu này của Chu Trầm Nguyên Minh:

Anh đi rồi còn ai chiêm ngưỡng
Cổ em cao tay mười ngón thiên thần
Tóc em xanh trùng dương sóng lượn
Anh chợt buồn đứng ngóng bâng khuâng

Anh đi rồi còn ai tình tự
Đêm đầy trời ru tiếng nhớ bơ vơ
Phút yêu em dấu lần quá khứ
Nụ hôn đầu rụng xuống hư vô…

Thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh ở lại Việt Nam sau năm 1975 và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 19/2 năm 2014.

Đông Kha (nhacxua.vn)

Nhạc sĩ Vũ Thành An nổi tiếng với những bài không tên và các ca khúc nổi tiếng khác như Tình Khúc Thứ Nhất, Em Đến Thăm Anh Đêm 30 và Lời Tình Buồn. Ông chọn phổ thơ của người khác vì không có thế mạnh về viết lời ca. Một trong những người ông hợp tác là thi sĩ Chu Trầm Nguyên Minh. Chu Trầm Nguyên Minh trải qua cuộc sống ly kỳ và khó khăn, từng sống trong rừng sau khi mất cha mẹ trong cuộc càn quét của Pháp. Ông đã viết những bài thơ xuất hiện đều đặn trên các tạp chí văn học. Bài thơ Lời Tình Buồn của Chu Trầm Nguyên Minh đã trở thành một trong những tình khúc tiêu biểu trước năm 1975.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Cuộc đời buồn của Chu Trầm Nguyên Minh – Tác giả bài thơ Lời Tình Buồn được nhạc sĩ Vũ Thành An phổ nhạc chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Cuộc #đời #buồn #của #Chu #Trầm #Nguyên #Minh #Tác #giả #bài #thơ #Lời #Tình #Buồn #được #nhạc #sĩ #Vũ #Thành #phổ #nhạc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *