“Trang Nhật Ký” là một ca khúc bolero nổi tiếng của nhạc sĩ Hoàng Trọng. Tuy nhiên, rất ít người biết đến phần lời 1 của bài hát này. Phần này kể về tình yêu đầu đời của một chàng trai dành cho một cô gái. Chàng trai kể về những kỷ niệm đẹp và những suy nghĩ buồn trước cuộc chia ly. Phần lời này thể hiện sự chân thành và tình cảm sâu sắc của nhạc sĩ đối với tình yêu và cuộc sống..
Nhạc sĩ Hoàng Trọng được xưng tụng là “ông vua tango” với rất nhiều bài hát trữ tình bất hủ giai điệu tango. Tuy nhiên ông cũng có nhiều ca khúc nổi tiếng khác điệu valse, slow, đặc biệt là bolero, với 2 bài Cánh Hoa Yêu và Trang Nhật Ký.
Cả trước và sau năm 1975, khán giả thường được nghe ca sĩ hát “Trang Nhật Ký” với lời nhạc như sau:
Giờ đây âm thầm bên trang nhật ký
Lắng xuôi tâm tư hoài mơ bóng ai xa ngàn
Mà im nghe thời gian đi ngỡ ngàng
Lòng vấn vương gì mà buồn khi bước sang ngang
Một khi yêu dù xa nhau ngàn lối
Vẫn yêu trong tim và luôn nhớ nhau trong đời
Mà nay ôi giờ vu quy đến rồi
Nhật ký ôm vào lòng mà tiếc thương đầy vơi
Có đâu ngờ ai se duyên tơ
Ai làm cho tan giấc mơ
Lỡ mong chờ, xui nên bơ vơ
Xui tình yêu ra hững hờ
Để nay duyên buồn đưa sang mùa cưới
Bước lên xe hoa còn ngơ ngác trong xa vời
Thầm buông câu biệt nhau trong cõi đời
Nhật ký năm nào đành lòng đốt thôi người ơi
CLick để nghe Phương Dung hát trước 1975
Tuy nhiên ít người biết rằng đây chỉ là lời thứ 2 của bài hát. Trong tờ nhạc được tác giả phát hành chính thức trước năm 75, bài Trang Nhật Ký có lời 1 như sau:
Nhiều khi tôi ngồi bên trang nhật ký
Lắng tâm tư xuôi về bao tháng năm xa mờ
Lòng dâng lên niềm thương không bến bờ
Còn kiếm đâu được thời học sinh sống nên thơ.
Nào khi lên trường trong bao chiều nắng
Bước đi bên nhau cầm chung nón che đôi đầu
Nào khi mưa cùng chung manh áo màu
Mặc gió mưa lạnh lùng mình vẫn vui gần nhau
Đã lâu rồi, chia ly đôi nơi hoa học trò thôi thắm tươị
Nón nghiêng buồn, mưa rơi cô đơn đâu còn bên nhau đến trường
Trường xưa nay biệt xa hai người cũ
Lối đi năm xưa quạnh hiu đứng trong u sầu
Thời gian qua niềm thương không úa màu
Nhật ký nay còn mà người cũ đi về đâu…
Phần lời 1 này rất tiếc là chưa thấy ai hát. Khi đọc lại đoạn này, có thể thấy đây là 1 tuyệt phẩm nhạc viết về thời học sinh, sánh ngang với những ca khúc học trò khác của nhạc sĩ Thanh Sơn, Song Ngọc hay Anh Bằng. Không hiểu lý do nào mà người hát bài này đầu tiên là ca sĩ Phương Dung trước năm 75, cho đến sau này là Hương Lan, Như Quỳnh… lại bỏ qua phần lời 1 mà bắt đầu vào bài hát ở phần lời thứ 2: Giờ đây âm thầm bên trang nhật ký…
Về ý nghĩa nội dung thì 2 phần lời này liên quan và mang tính nối tiếp nhau, chứ không phải là 2 bài hát độc lập.
Phần lời 1 là tâm sự của một người thiếu nữ bâng khuâng nhớ tiếc về thời học trò, nhớ những kỷ niệm về trường xưa với mối tình trong sáng và thơ ngây. Niềm vui đơn sơ của đôi bạn cùng trường chỉ là những lần được đi chung đường với nhau, dù là ngày nắng hay là ngày gió mưa.
Ai đã từng đi qua tuổi học trò, từng có những rung động cùng người bạn học thì sẽ thấu hiểu được cảm giác được bước đi bên nhau dưới mưa lạnh lùng nhưng trong lòng vẫn vô cùng ấm áp: “Mặc gió mưa lạnh lùng mình vẫn vui gần nhau”… Đó là những ngày tháng tinh khôi tuyệt vời mà ai cũng đã từng trải qua, khi đã đi qua rồi thì đều tiếc nhớ.
Nhưng rồi thời gian lướt qua nhanh, đôi bạn chung lớp năm xưa bị cuốn theo dòng đời, và những năm tháng tuổi dại học trò chỉ còn lại ở trong trang nhật ký lưu giữ cả một trời thương nhớ. Nay lần giở lại từng trang ký ức đó, thấy như là một trời kỷ niệm cùng kéo nhau về…
Có rất ít ca sĩ từng hát phần lời 1 này, và Tâm Đoan là một trong những người hiếm hoi đó, mời các bạn nghe sau đây:
Click để nghe Tâm Đoan hát Trang Nhật Ký (lời 1)
Ở phần lời 2 cũng là tâm trạng của cô gái đó, cũng ngồi bên trang nhật ký năm xưa, nhưng âm thầm và lặng lẽ hơn với một tâm cảnh đã khác. Có thể đó sẽ là lần cuối cùng cô mở lại trang nhật ký, và rồi sẽ phải khép lại một khoảng đời để mở ra một trang đời mới, đó là cất bước sang ngang.
Nếu như trước đây, mỗi lần giở lại nhật ký thì nàng vẫn còn có thể “mơ về bóng ai xa ngàn”. Nhưng nay giờ vu quy đến rồi, thì cũng là lúc đành vùi chôn vĩnh viễn những kỷ niệm tuổi học trò, chôn chặt vào lòng hình bóng cũ. Tình đầu thường không thành, và vì không thành nên thật khó quên dù thời gian đã qua nhiều năm, nên trong giây phút bước lên xe hoa mà nàng vẫn còn ngơ ngác nhìn về phía xa vời, thầm buông câu biệt ly gửi đến người tình học trò năm cũ.
Hy vọng các ca sĩ sau này sẽ bổ sung phần lời 1 của bài Trang Nhật Ký vào danh sách những bài hát về tuổi học trò, giống như những bài hát nổi tiếng Nỗi Buồn Hoa Phượng, Lưu Bút Ngày Xanh, Tuổi Học Trò, Những Dòng Lưu Niệm, Họp Mặt Lần Cuối…
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Nhạc sĩ Hoàng Trọng, được gọi là “ông vua tango”, sáng tác nhiều bài ca trữ tình tango nổi tiếng. Ông cũng sáng tác các ca khúc đa dạng như valse, slow và đặc biệt là bolero, trong đó có 2 bài hát nổi tiếng là “Cánh Hoa Yêu” và “Trang Nhật Ký”. Lời bài hát “Trang Nhật Ký” ban đầu có hai phần, nhưng chỉ phần thứ hai được người ta biết tới và truyền nghe thường xuyên. Phần lời thứ nhất của bài hát này cũng rất đáng tiếc khi chưa được ca sĩ nào hát. Nội dung của hai phần lời này liên quan và thể hiện tâm trạng của một người trẻ nhớ nhung về thời học sinh trường cũ.
Hastags: #Phần #lời #ít #người #biết #của #khúc #bolero #Trang #Nhật #Ký #của #nhạc #sĩ #Hoàng #Trọng