Trịnh Lâm Ngân là bút danh chung của hai nhạc sĩ nổi tiếng Trần Trịnh và Nhật Ngân. Hai người đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng trong làng nhạc Việt Nam dưới danh nghĩa này. Bút danh được lựa chọn để tôn vinh sự đóng góp và tài năng của cả hai nhạc sĩ. Những bài hát mang bút danh Trịnh Lâm Ngân thường mang những giai điệu tinh tế, lời ca sâu lắng và mang tính chất triết lý. Các bài hát này đã trở thành nhạc phẩm kinh điển và tiếp tục làm sống mãi trong lòng người nghe..
Từ thập niên 1960, trong làng nhạc Việt lần đầu tiên xuất hiện một cái tên bút danh được ghép từ nhiều nhạc sĩ cùng sáng tác, đó là Lê Minh Bằng, là nhóm 3 nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng, họ đã sáng tác chung rất nhiều ca khúc nổi tiếng và được yêu thích cho đến nay. Khởi đầu là Đêm Nguyện Cầu, sau đó là hàng trăm ca khúc, tiêu biểu là Cô Hàng Xóm, Hai Mùa Mưa, Truyện Tình Lan Và Điệp, Chuyện Ba Mùa Mưa, Hồi Tưởng, Linh Hồn Tượng Đá…
Trong cùng thời gian đó, cũng có một nhóm nhạc sĩ sử dụng chung một bút danh sáng tác như vậy, và cho ra đời những ca khúc bất tử: Qua Cơn Mê, Người Tình Và Quê Hương, Mùa Xuân Của Mẹ, Yêu Một Mình, Thư Xuân Trên Rừng Cao, đặc biệt là Xuân Này Con Không Về… Đó là bút danh Trịnh Lâm Ngân, được ghép từ 3 cái tên Trần Trịnh, Lâm Đệ và Nhật Ngân.
Trong 3 cái tên này thì Trần Trịnh và Nhật Ngân là 2 nhạc sĩ đã khẳng định được tên tuổi trước đó, còn Lâm Đệ là người vô danh. Sau này, trên Paris By Night, nhạc sĩ Nhật Ngân kể lại rằng Lâm Đệ là con trai của chủ hãng đĩa Sóng Nhạc, chỉ đánh đàn chứ không biết sáng tác.
Chủ của hãng đĩa Asia Sóng Nhạc vào thời điểm đó là ông Nguyễn Tất Oanh, và khi người viết gặp cô Hồng (vợ của nhạc sĩ Hoàng Trang), là con gái của ông Nguyễn Tất Oanh, thì cô Hồng cho biết ông Lâm Đệ không phải là con trai của ông chủ hãng Sóng Nhạc như lời nhạc sĩ Nhật Ngân đã kể, mà đó chỉ là sự hiểu lầm trong cách xưng hô, dẫn đến sự ngộ nhận của chính nhạc sĩ Nhật Ngân. Kể từ sau đó, 2 nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân hợp tác cùng nhau để viết nhạc, chứ không liên quan gì đến cái tên Lâm Đệ.
Ngoài ra, có nhiều ngộ nhận khác liên quan đến cái tên Trịnh Lâm Ngân này. Người người tưởng rằng Trịnh Lâm Ngân là một bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân. Sự thật, nhạc sĩ Nhật Ngân có sử dụng một bút danh khác khi sáng tác, đó là trong các bài hát Cám Ơn, Một Mai Giã Từ Vũ Khí… với bút danh Ngân Khánh, là tên người con của nhạc sĩ Nhật Ngân. Còn cái tên Trịnh Lâm Ngân không phải là bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân, mà là tên ghép chung của 3 người như đã nói ở trên.
Ngoài ra, còn có nhiều người lầm tưởng Trịnh Lâm Ngân là bút danh của ca – nhạc sĩ Duy Khánh. Có lẽ là vì cố danh ca Duy Khánh trình bày rất thành công các ca khúc của Trịnh Lâm Ngân nói chung, và của nhạc sĩ Nhật Ngân nói riêng: Xuân Này Con Không Về, Yêu Một Mình, Cám Ơn, Mùa Xuân Của Mẹ, Thư Xuân Trên Rừng Cao, Một Mai Giã Từ Vũ Khí…
Dưới đây là một số tờ nhạc bài hát được ký bút danh Trịnh Lâm Ngân:
Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Từ những năm 1960, nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng và được yêu thích dưới cái tên Lê Minh Bằng. Trong khi đó, nhạc sĩ Trần Trịnh và Nhật Ngân sử dụng bút danh Trịnh Lâm Ngân để viết nhạc. Tuy nhiên, người ta thường nghĩ rằng Trịnh Lâm Ngân là bút danh của nhạc sĩ Nhật Ngân hoặc ca-nhạc sĩ Duy Khánh. Thực tế là Trịnh Lâm Ngân là tên ghép chung của 3 người và Ngân Khánh là bút danh của Nhật Ngân.
Hastags: #Đôi #điều #về #bút #danh #sáng #tác #Trịnh #Lâm #Ngân #của #nhạc #sĩ #Trần #Trịnh #và #Nhật #Ngân