Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã tạo ra ca khúc “Mùa Thu Không Trở Lại” trong một hoàn cảnh đặc biệt. Ông sáng tác bài hát này vào những năm 1970, một thời điểm khi Việt Nam đang chịu đựng những tác động của chiến tranh. Ca khúc lấy ý tưởng từ những hình ảnh đau lòng của người dân và sự mất mát do chiến tranh gây ra. Bài hát đã trở thành biểu tượng của tình yêu quê hương và sự đau khổ trong thời kỳ chiến tranh..
Thế hệ người trẻ sinh sau năm 1975 hẳn sẽ không xa lạ với những ca khúc có giai điệu và ca từ tươi trẻ của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu như Cho con, Một Trái Tim Một Quê Hương,.. Tuy nhiên, trước năm 1975, nhạc sĩ lại không sử dụng cái tên đầy đủ này mà chỉ dùng hai chữ Phạm Trọng để ký tên dưới các nhạc phẩm của mình. Sáng tác đầu tay của chàng nhạc sĩ trẻ Phạm Trọng là nhạc phẩm Trường Làng Tôi, được ông sáng tác vào khoảng năm 1953, khi mới chỉ tròn 18 tuổi và đang ở Sài Gòn để ôn thi vào trường Quốc Gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn.
Từ năm 1962 đến 1969, nhạc sĩ Phạm Trọng đi du học ở Paris và sáng tác chùm 12 ca khúc tại đây, trong số đó có bài hát nổi tiếng nhất trong suốt sự nghiệp của mình: Em Ra Đi Mùa Thu.
Chia sẻ về hoàn cảnh ra đời của tuyệt phẩm này, nhạc sĩ từng tâm sự như sau:
“Dạo ở Paris, mình gặp và yêu một cô gái Việt Nam có mái tóc đen dài, đôi mắt buồn vời vợi. Tình yêu đang độ trăng rằm thì nàng phải về nước và không bao giờ trở lại Paris nữa. Chúng tôi chia tay vào mùa thu – khung cảnh mùa thu ở châu âu rất đẹp, nhưng nếu phải chia ly trong một cái nền như vậy thì nó lại trở nên thật tê tái.
…Đối với tôi, đó là một mối tình xa xưa thời còn trai trẻ. Gặp nàng vào mùa xuân, mùa hạ tình nồng cháy và mùa thu nàng ra đi. Hôm tiễn nàng ra sân bay, tôi trở về nhà phải đi ngang qua khu vườn Luxembourg. Khu vườn đó, khi đi ngang, tôi chợt nhận ra mùa thu, vì chân mình đá rất nhiều lá vàng, trong tôi tự nhiên vang một giai điệu ‘Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại…’ Dù là mùa thu ở Paris rất đẹp, nhưng mà từ mùa thu đó, với tôi, mùa thu không bao giờ trở lại nữa, chỉ có thế thôi”.
Trong số những ca khúc viết về mùa thu, Em Ra Đi Mùa Thu có thể được xếp vào hàng tuyệt phẩm sánh ngang hàng với những nhạc phẩm thu bất hủ của các bậc tiền bối trong dòng nhạc tiền chiến như Đặng Thế Phong, Đoàn Chuẩn, Văn Cao,.. Rất nhiều người yêu nhạc, làm nhạc đã xếp Em Ra Đi Mùa Thu vào dòng nhạc tiền chiến bởi chất nhạc du dương, ca từ lãng mạn, bay bổng, cuốn hút bằng một vẻ đẹp buồn thanh nhã, ý nhị rất riêng. Tuy nhiên, khác với các nhạc sĩ tiền chiến, Phạm Trọng đã không đem các hình ảnh ước lệ cổ điển, điển tích, điển cố vào âm nhạc. Lời nhạc của Phạm Trọng đẹp tự nhiên, gần gũi, thoáng nhẹ chút sầu cổ điển:
Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại
Em ra đi mùa thu
Sương mờ giăng âm u
Em ra đi mùa thu
Mùa thu không còn nữa
Đếm lá úa mùa thu
Đo sầu ngập tim tôi
Như một sự cộng hưởng cảm xúc: “em ra đi” và “mùa thu” đẩy dòng tâm trạng sầu buồn lên đến cao trào. Ngày em ra đi, mùa thu vàng ruộm của Paris dù nổi tiếng là đẹp, lãng mạn và tình tự cũng đi theo cùng em, chỉ còn lại nỗi sầu buồn, héo úa vô tận, chẳng thể đo đếm. Câu hát “đếm lá úa mùa thu, đo sầu ngập tim tôi” lột tả trọn vẹn nỗi sầu buồn thiên thu này, bởi làm sao có thể đếm được lá úa mùa thu, làm sao có thể đo được nỗi sầu buồn xoáy sâu trong tim.
Click để nghe danh ca Thái Thanh hát Mùa Thu Không Trở Lại
Ngày em đi, nghe chơi vơi não nề
Qua vườn Luxembourg
Sương rơi che phố mờ
Buồn này ai có mua?
Từ chia ly, nghe rơi bao lá vàng
Ngập giòng nước sông Seine
Mưa rơi trên phím đàn
Chừng nào cho tôi quên?
Những lời ca sầu muộn tuyệt đẹp như những cánh hoa rải xuống mảnh đất được mệnh danh như một trong những thánh đường tình yêu của thế giới, tiễn đưa mối tình đang độ nồng cháy, ngọt ngào.
Paris từ thuở xa xưa đến tận ngày nay luôn được coi là thành phố lãng mạn bậc nhất châu Âu và của cả thế giới. Thành phố tình yêu này có hàng loạt địa điểm lý tưởng dành cho các đôi tình nhân đã đi vào thơ ca, nghệ thuật qua nhiều thế kỷ. Nổi bật trong số những địa điểm thơ mộng này là dòng sông Seine êm đềm chảy qua thành phố Paris với hàng chục cây cầu lịch sử có kiến trúc tuyệt đẹp, đồng thời không thể không nhắc đến khu vườn tình yêu Luxembourg – được mệnh danh là công viên có vẻ đẹp lãng mạn nhất Paris. Nhưng cũng chính trên vùng đất “tình yêu” tuyệt đẹp mà bao cặp tình nhân mơ ước được một lần đặt chân tới, nhạc sĩ lại phải chia tay người yêu, phải đối mặt với nỗi sầu buồn, chơi vơi não nề chẳng thể xoá nhoà, bán mua.
Em ra đi mùa thu
Mùa thu không trở lại
Lá úa khóc người đi
Sương mờ dâng lên mi
Em ra đi mùa thu
Mùa lá rơi ngập ngừng
Đếm lá úa sầu lên
Bao giờ cho tôi quên…
Em ra đi rồi, mùa thu đẹp tuyệt trước mắt tôi cũng nhoè nhoẹt theo, từng chiếc lá úa rơi xuống như những giọt nước mắt nhỏ xuống “khóc người đi“. Là “lá úa khóc”, chẳng phải tôi khóc mà sao vẫn thấy ướt đẫm hàng mi, vẫn thấy “sương mờ dâng lên mi”. Trong tình cảnh chia ly, tuyệt vọng, nỗi buồn sầu tê tái, phủ kín tâm hồn, nhạc sĩ trẻ gắng gượng không buồn mà vẫn cứ buồn, gắng gượng không khóc mà nước mắt vẫn cứ tuôn, gắng gượng quên mà vẫn cứ nhớ. Câu hát “đếm lá úa sầu lên, bao giờ cho tôi quên…” thể hiện sự bất lực của chàng trai trẻ trước trái tim mình, nỗi lòng của mình.
Theo nhận xét của nhà văn Nguyễn Đình Toàn, ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại của Phạm Trọng, cùng với thơ Nguyên Sa và thơ Cung Trầm Tưởng cùng được viết tại Pháp đã làm cho những ngọn đèn của ga Lyon, sương mù sông Seine, công viên Luxembourg trở thành gần gụi hơn đối với các thính giả Việt Nam, nhất là các thính giả trẻ, vào cái thời còn ít người được đi xa.
Click để nghe danh ca Anh Ngọc hát Mùa Thu Không Trở Lại
Tiểu sử nhạc sĩ Phạm Trọng
Nhạc sĩ Phạm Trọng tên thật là Phạm Trọng Cầu, sinh vào đúng ngày Noel năm 1935 tại Nam Vang (Phnompenh – Kampuchea). Cha của ông vốn là trắc địa sư Phạm Văn Lạng, một người gốc Hà Nội làm việc tại Cao Miên. Thời Pháp thuộc, những công chức có thể di chuyển khắp Đông Dương để làm việc. Dù làm việc cho Pháp nhưng ông Phạm Văn Lạng tham gia vào tổ chức chống Pháp của Việt kiều tại Nam Vang nên bị trục xuất về Việt Nam năm 1941.
Tại Sài Gòn, mẹ của nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu mở một nhà hàng ca nhạc, nên ông được tiếp xúc thường xuyên với các bạn nhạc người Phillipines và các ca nhạc sĩ nổi tiếng Sài Gòn.
Thời gian sau đó, cả nhà Phạm Trọng Cầu vô bưng để tham gia kháng ᴄhιến, ông theo học trường tiểu học Vũng Liêm, nơi có “cây xanh lá vây quanh” và chỉ “hai gian lá đơn sơ” đúng như mô tả trong bài hát Trường Làng Tôi nổi tiếng của ông.
Phạm Trọng Cầu tham gia vào hàng ngũ Việt Minh từ rất sớm, ban đầu là trong tiểu đoàn 308, rồi trung đoàn Cửu Long, sau đó bị thương phải cưa chân nên về Sài Gòn để cứu chữa.
Năm 1953, ông thi vào trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn. Đó cũng là thời điểm ông nhớ về thời thơ ấu cắp sách đến trường ở Vũng Liêm nên đã sáng tác ca khúc Trường Làng Tôi… Tốt nghiệp xong, đến năm 1962 Phạm Trọng Cầu thi vào Nhạc viện Paris (Pháp) và đi du học trong 7 năm.
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu tốt nghiệp nhạc viện Paris và về nước năm 1969 để giảng dạy tại trường ông đã từng học và Quốc Gia Âm Nhạc Sài Gòn. Vì những hoạt động nội thành nên Phạm Trọng Cầu bị chính quyền VNCH bắt giam từ năm 1972 cho đến 1975. Mặc dù vậy, ca khúc Mùa Thu Không Trở Lại của ông vẫn được phổ biến sâu rộng ở làng nhạc Sài Gòn thời điểm này qua tiếng hát Thái Thanh.
Sau năm 1975, ông về công tác ở Hội Văn nghệ Thành phố. Từ năm 1976, ông đã cùng với một số nhạc sĩ khác như Trịnh Công Sơn, Trần Long Ẩn, Miên Đức Thắng, Hoàng Hiệp, Nguyễn Ngọc Thiện, Trương Thìn,… thành lập nhóm Giới thiệu sáng tác mới tại Hội Trí thức yêu nước. Có thể nói đây là nhóm giới thiệu ca khúc có tổ chức đầu tiên tại Sài Gòn sau 1975.
Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã sáng tác nhiều ca khúc tươi trẻ như “Cho con” và “Một Trái Tim Một Quê Hương” mà thế hệ người trẻ sinh sau năm 1975 đã quen thuộc. Trước năm 1975, nhạc sĩ chỉ sử dụng hai chữ “Phạm Trọng” để ký tên. Sáng tác đầu tiên của ông là “Trường Làng Tôi” vào năm 1953 khi mới 18 tuổi. Ông đã đi du học tại Paris từ 1962 đến 1969 và sáng tác nhiều ca khúc, trong đó có bài hát nổi tiếng nhất của ông là “Em Ra Đi Mùa Thu”.
Hastags: #Nhạc #sĩ #Phạm #Trọng #Cầu #và #hoàn #cảnh #sáng #tác #khúc #Mùa #Thu #Không #Trở #Lại