Sự khác biệt giữa quán trà ca nhạc Sài Gòn ngày xưa và hiện nay – Khi nào đến ngày xưa? – Cập nhật Thanhhaaudio

Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và hiện tại có nhiều sự khác biệt. Trong quá khứ, phòng trà thường sử dụng ánh sáng mờ và lãng mạn, gắn liền với các vở diễn cổ trang, opera và những bài hát trữ tình. Ngày nay, phòng trà ca nhạc có ánh sáng sáng rực và âm thanh sống động, thể hiện qua các buổi diễn pop, rock và nhạc dance. Các tiếp viên phòng trà cũng thay đổi từ những cô gái mặc áo dài sang trọng đến những nghệ sĩ trang điểm sáng tạo. Sự thay đổi này cho thấy cuộc sống văn hóa Sài Gòn đã thay đổi từ ngày xưa đến nay..

Bạn đang xem bài viết về Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay – Bao giờ cho đến ngày xưa? tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Tối chủ nhật, mở chương trình truyền hình trên TV, tình cờ tôi xem được một vài tiết mục trong một chương trình ca nhạc có tên là “Phòng Trà Đêm Sài Gòn”. Tôi ít khi nghe nhạc từ TV, nhưng hai chữ “Sài Gòn“ được chính thức xuất hiện trên truyền hình đã gợi cho tôi một chút tò mò.

Chương trình được trực tiếp truyền hình từ một phòng trà nào đó. Khá đông khán giả ngồi nghe nhạc bên ly nước ngọt, tách cà phê. Không khí của phòng trà khá lịch sự, không ồn ào chen chúc như ở các tụ điểm ca nhạc. Phòng trà mang tên Sài Gòn vì ở đây khán giả sẽ được nghe lại dòng nhạc của Sài Gòn khi xưa.

Tôi vào mạng xem thêm một vài chương trình đã phát sóng trong các chủ nhật trước. Chương trình được biên tập theo nhiều đề tài.

Các ca khúc của Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Y Vân, Phạm Duy, Trúc Phương… được hát lại trên sân khấu phòng trà… Chủ phòng trà bắt mạch đúng khao khát của khán giả Sài Gòn lớn tuổi. Họ muốn tạo dựng không khí nghe lại dòng nhạc lãng mạn của một thời.

Không hiểu khán giả trong phòng trà có hài lòng với bữa tiệc âm nhạc Đêm Sài Gòn này không. Với tôi, dựng lại một cái gì đã cũ không dễ.


Những bài hát cũ thì còn đó như một cái xác, nhưng ca sĩ – người thổi hồn vào xác thì dường như chưa hiểu hát ở phòng trà khác với biểu diễn ở sân khấu lớn, ở tụ điểm ngoài trời như thế nào.

Xem bài khác

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng

Xem lại phim “Trường Tôi” của Lê Dân có nhạc sĩ Quốc Dũng đóng vai nam chính


Tôi đã muốn bật cười khi có ca sĩ hát nhạc Ngô Thụy Miên đến cuối bài lại hú lên vài tiếng như muốn kích động cho các khán giả đáng tuổi cha chú ngồi dưới hú theo. Các ca sĩ gốc nhạc viện thì thật sự không hợp với không khí phòng trà vì dù giọng hát cực kỳ khỏe như cơ bắp của lực sĩ, họ quá thiên về phô trương kỹ thuật làm hỏng đi chất giọng riêng, điều cốt lõi để gây không khí quyến rũ, mê hoặc của phòng trà.

Bao giờ những phòng trà của Sài Gòn về đêm mới trở lại như thuở ấy?

Đó là thuở mà phòng trà là chốn ma mị làm mê dại lòng người. Đó là nơi ca sĩ không phải hát theo chủ đề. Không phải cứ chủ đề mùa đông thì Thái Thanh, Lệ Thu buộc phải hát một bài nào đó về mùa đông, bởi vì “Đêm Đông”đã dành riêng cho Bạch Yến.

Không ca sĩ nào dại dột hát “Dòng Sông Xanh” vì tổ đã giao bài hát ấy cho Thái Thanh và “Thuyền Viễn Xứ” dường như là ngôi đền thiêng mà chỉ có Lệ Thu mới dám đặt chân vào.


Người đến phòng trà vì mê không khí nơi ấy chứ không phải để tìm hiểu xem mùa thu, mùa xuân… có bao nhiêu bài hát.

Các ca sĩ thời ấy rất kiêu hãnh. Không ai có thể bắt họ phải hát bài hát họ không thích và có khi chủ phòng trà phải chấp nhận việc cả tháng trời họ đến phòng trà chỉ để hát một bài hát. Chấp nhận, bởi vì có cả khối đàn ông chấp nhận đến phòng trà chỉ để ngắm nàng và nghe nàng hát chỉ một bài hát ấy.

Chẳng phải có thời người ta đến phòng trà nghe Bích Chiêu hát “Nỗi Lòng” mãi mà không chán. Khi nàng hát bài hát ấy, các bậc nam nhi trong phòng trà cảm thấy đau đớn, thổn thức như thể chính mình là thủ phạm đã làm trái tim nàng tan nát.

Tất nhiên cũng có nam ca sĩ làm cho phòng trà đậm chất say đắm như Jo Marcel khi hát “Mộng Dưới Hoa”, “Thôi”, nhưng dường như nữ ca sĩ làm chủ không khí phòng trà nhiều hơn. Điều dễ hiểu khi thời đó hầu như đàn ông chiếm gần hết không gian phòng trà.


Vậy đó. Phòng trà là một nơi mà ca sĩ và người nghe như được cùng nhau bước vào một không gian mộng ảo, hư hư, thực thực trong âm thanh rã rời của kèn saxo, trong tiếng bập bùng của contrebass.

Mọi người thường phê phán rằng khác với ngày trước, ca sĩ Sài Gòn ngày nay ăn mặc quá hở hang, người đi nghe nhạc thì nhìn thay vì nghe ca sĩ hát. Lầm đấy. Ngày xưa ở phòng trà, người ta mê ca sĩ, say đắm ngắm ca sĩ, nghiện không khí huyền hoặc đầy kịch tính của phòng trà hơn ngày nay rất nhiều.

Thuở ấy, các nữ ca sĩ của phòng trà Sài Gòn hầu hết đều mặc áo dài khi đứng trên sân khấu, nhưng dưới ánh đèn mờ ảo, đôi mắt sâu thẳm, vời vợi buồn của các nàng quá là cuốn hút. Đôi mắt ấy chắc ban ngày cũng bình thường như mắt của vợ mình thôi, nhưng trong bóng tối, chúng được tô đậm ở viền mắt rồi nhạt dần sang màu khói nhang đã làm cho khán giả có cảm giác như đang nhìn ngắm một nỗi niềm u uẩn. Và trái tim đàn ông Sài Gòn ngày ấy vẫn hay bị chấn thương vì một ánh mắt u buồn, hờn trách hơn là vì một thân hình hở hang nóng bỏng.

Chàng học trò nghèo Trịnh Công Sơn chắc phải nhịn ăn mới có đủ tiền vào phòng trà ngắm mái tóc “che nửa mặt hoa” của Thanh Thúy và khi một giọt nước mắt ứa ra từ khóe mắt được tô vẽ rất kỷ của nàng thì chàng học trò mười bảy tuổi đã thất điên bát đảo, xuất thần viết nên ca khúc “Ướt Mi” nổi tiếng.

Nhà thơ Hoàng Trúc Ly cũng là gã si tình chốn phòng trà khi viết:

“Từ em tiếng hát lên trời
Tay xoa dòng tóc, tay vời âm thanh “

Nhà văn Mai Thảo thì hầu như là “con ma” của “nhà hát” Đêm Màu Hồng khi tối nào cũng xuất hiện ở nơi mà ông chỉ cần nghe mỗi tiếng hát của Thái Thanh.
Và chắc mọi người không quên mối tình si của ký giả Hồng Dương dành cho ca sĩ Lệ Thu.

Khác với tình yêu của chàng trai mới lớn “Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh” (Em Tôi – Lê Trạch Lựu), tình yêu của người đàn ông ở phòng trà dành cho ca sĩ là sự si mê như mê thuốc lào. Và họ nghiện cảm giác mê dại ấy dù họ biết quá rõ ban ngày trông nàng xanh xao, rũ rượi, nàng luôn ngủ nướng đến 12 giờ trưa, nàng không hề xách giỏ đi chợ nấu cơm, khi rảnh nàng đánh tứ sắc, xì phé chứ không ủi quần áo cho ta, khi chùi hết son phấn nàng chẳng đẹp gì hơn vợ ta…

Nhạc sĩ Trường Sa mô tả hay nhất tình yêu rất lênh đênh dành cho một gọng hát:

“Tình trong cơn ngủ mê
Rồi phai trên hàng mi
Chợt khi mình nhớ về

Mộng thành mây bay đi
Còn gì trên đôi tay
Nên thầm hờn dỗi mình
Cho tình càng thêm say”

Phòng trà là như vậy, và chắc còn lâu lắm Sài Gòn bây giờ mới lại có được những phòng trà là nơi mà âm nhạc làm cho người ta “phê” như ngày xưa.

Nguồn: Huyền Chiêu (t-van)

Chương trình ca nhạc “Phòng Trà Đêm Sài Gòn” trên TV mang lại không khí lãng mạn của nhạc Sài Gòn xưa. Chương trình được trực tiếp từ phòng trà, với đa dạng các ca khúc của những nhạc sĩ nổi tiếng như Đoàn Chuẩn, Văn Cao, Y Vân, Phạm Duy, Trúc Phương. Tuy nhiên, những ca sĩ hiện nay thể hiện không đúng bản chất của các bài hát cũ trong không khí phòng trà. Phòng trà là nơi tạo không gian mộng ảo, hút hồn với tiếng saxophone và cảm giác đắm chìm trong âm nhạc.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Sự khác biệt giữa phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa và nay – Bao giờ cho đến ngày xưa? chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Sự #khác #biệt #giữa #phòng #trà #nhạc #Sài #Gòn #xưa #và #nay #Bao #giờ #cho #đến #ngày #xưa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *