Văn Phụng (1930-1999) là một danh ca và nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Sinh ra trong một gia đình nghệ sĩ, ông đã bắt đầu sự nghiệp âm nhạc từ khi còn trẻ. Với tài năng và công việc cần cù, ông đã sáng tác nhiều bài hát có sức ảnh hưởng lớn trong nền âm nhạc Việt Nam. Các tác phẩm nổi tiếng của ông gồm “Tình ca”, “Gọi tên em” và “Tiếng chuông ngân”. Văn Phụng đã để lại di sản âm nhạc đặc biệt và được người hâm mộ nhớ mãi..
Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ thời kỳ đầu của tân nhạc Việt Nam, cũng là nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975. Thời kỳ dĩa nhựa thịnh hành trong thập niên 1960, nhạc sĩ Văn Phụng cũng là người hòa âm nhiều nhất thời đó, cùng với các nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng khác như Nghiêm Phú Phi, Y Vân, Lê Văn Thiện. Chính Văn Phụng là người đầu tiên sáng tạo ra lối hòa âm chậm rãi cho các bài nhạc phổ thông đại chúng từ cuối thập niên 1950, là tiền đề cho sự ra đời của dòng nhạc vàng thịnh hành sau đó.
Nhứng sáng tác nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Văn Phụng là Ô Mê Ly, Trăng Sơn Cước, Bức Họa Đồng Quê, Suối Tóc, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Bóng Người Đi, Xuân Họp Mặt…
Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nội. Ông được học đàn dương cầm từ nhỏ, với sự chỉ dạy của hai nữ giáo sư dương cầm là Perrier và Vượng. Năm 1945, khi mới 15 tuổi, ông đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm “La Prière d’Une Vierge”.
Thời đi học, nhạc sĩ Văn Phụng là một học sinh xuất sắc. Ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở trường Albert Sarraut. Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2 Pháp khi mới chỉ 16 tuổi, ông chọn theo học ngành Y vì ý muốn của gia đình. Nhưng chỉ được một năm ông bỏ học để theo âm nhạc vì đam mê dương cầm.
Năm 1948, Văn Phụng về Hà Nội vào thời kỳ tổng động viên nên đã xin gia nhập Ban Quân Nhạc Quân Khu 3, Hà Nội – để tránh bị gia đình bắt theo ngành Y. Trong thời kỳ ở ban quân nhạc từ đó đến năm 1957, nhạc sĩ Văn Phụng lại có may mắn được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức là Schmetzer hướng dẫn cho về hòa âm nên đã trở thành nhạc sĩ hòa âm cho dàn nhạc đại hòa tấu đầu tiên của Việt Nam.
Click để nghe Ô Mê Ly – Ban Thăng Long hát trước 1975
Cùng trong năm 1948, nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay của mình là “Ô Mê Ly”, do Văn Khôi viết lời. Nhạc phẩm này được yêu thích qua nghệ thuật hợp ca của ban Thăng Long, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp Văn Phụng. Thời gian này, ngoài việc sáng tác nhạc, nhạc sĩ Văn Phụng còn có thời kỳ chơi nhạc cho một số vũ trường ở Hà Nội mà khách hàng hầu hết là những quân nhân người Pháp.
Cho đến khi qua đời, nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số có rất nhiều bài nổi tiếng: “Các Anh Đi” viết năm 1952, “Trăng Sáng Vườn Chè” viết năm 1952, “Tiếng Hát Với Cung Đàn”, sáng tác năm 1954. “Tiếng Dương Cầm” năm 1955, “Ta Vui Ca Vang” năm 1957. “Vó Câu Muôn Dặm” năm 1959. “Giã Từ Đêm Mưa” và “Yêu Và Mơ” năm 1960, “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” năm 63, “Yêu” năm 65… Đặc biệt là nhạc phẩm “Suối Tóc” để tặng riêng cho vợ là ca sĩ Châu Hà.
Ngoài ra, mỗi dịp đầu năm, người ta lại được nghe những giai điệu rộn ràng từ ca khúc Xuân bất hủ của ông: bài Xuân Họp Mặt:
Xuân đã về,
xuân vẫn mơ màng
trong nắng vàng,
khắp chốn tiếng reo vang…
Nhạc sĩ Văn Phụng trải qua 2 cuộc hôn nhân, cuộc hôn nhân đầu tiên khi ông chỉ mới ngoài 20, và cuộc hôn nhân thứ 2 vào năm 33 tuổi với danh ca Châu Hà, cũng là người ở bên cạnh ông lúc qua đời vào năm 1999.
Danh ca Châu Hà kể lại lần đầu gặp Văn Phụng như trên đài RFA như sau:
“Ngày xưa, ở Hải Phòng, ba của anh Phụng mướn nhà của ba tôi. Một hôm, anh Phụng đến thăm ông cụ. Lúc đó, tôi ngồi ở trên lầu vừa hong tóc vừa dạo đàn. Anh ấy nghe thấy tiếng đàn Piano ở trên lầu, mới tò mò bước lên cầu thang, và đứng ở ngưỡng cửa.
Tôi đang dạo đàn thì trông thấy bóng người đứng ở ngưỡng cửa, tôi quay ra thì ra là một chàng trai, không quen biết. Anh ấy cúi đầu chào và tự giới thiệu “Tôi là Văn Phụng, tôi đến thăm thày tôi ở dưới nhà mà tôi nghe thấy tiếng đàn ở trên này, tôi đánh bạo lên đây để làm quen. Thì ra cô đang đánh đàn.
Anh ấy nhìn tôi kỹ hơn, khi thấy tóc tôi dài chấm đất thì anh ấy buột miệng nói: “Suối Tóc”!
Rồi anh ấy quay lại hỏi tôi là cô đang dạo bài gì đó mà sao nghe hay thế. Tôi trả lời là của Eddy Duchin thì anh ấy mới bảo “Xin phép cô cho tôi dạo thử một tí được không?” Tôi bảo “Vâng, mời anh ngồi”. Anh ấy đàn thì tôi mới biết rằng tôi vừa mới múa rìu qua mắt thợ. Anh nhìn bản nhạc và đàn hay quá. Mặc dù lần đầu chơi cái bản nhạc này mà anh ấy đàn như mưa như gió, rất là hay! Thành đó là một cái kỷ niệm rất đẹp trong đời chúng tôi. Năm đó là năm 1952”.
Ngay từ phút đầu gặp gỡ, hai người đã bị tiếng sét ái tình, nhưng bố của Văn Phụng không chấp thuận, Châu Hà phẫn uất đi lấy chồng để vào Nam, xa hẳn kỷ niệm.
Một thời gian sau, Văn Phụng cũng cưới vợ. Rồi gia đình di cư vào Nam.
Năm 1955, sau khi vào Sài Gòn, Châu Hà được người anh nuôi là Đoàn Văn Cừu – tổng giám đốc Đài phát thanh Việt Nam – dành cho 1 giờ mỗi ngày để trình diễn trên đài phát thanh khi đài tăng cường giờ phát sóng từ 8 tiếng lên thành 24 tiếng một ngày.
Cũng trong năm 1955, Châu Hà gặp lại nhạc sĩ Văn Phụng khi ông từ Nha Trang vào Sài Gòn.
Bà Châu Hà kể: “Khoảng năm 1955, một hôm ở đài phát thanh, anh ấy trông thấy tôi, anh ấy sững sờ. Anh ấy lại buột miệng, nói lần thứ hai: “suối tóc”. Đó là cái sự tích của bài “Suối Tóc” như vậy”.
Thời gian sau đó, vì gia đình ràng buộc, lời dị nghị xung quanh, trong lúc tâm tư buồn bã nhất, nhạc sĩ Văn Phụng viết nhạc khúc “Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn” (năm 1962).
Phải chờ đến 8 năm sau ngày gặp lại, cuối cùng thì nhạc sĩ Văn Phụng và ca sĩ Châu Hà trở thành đôi bạn đời vào năm 1963 và không bao giờ xa rời nhau cho đến khi Văn Phụng qua đời vào ngày 17/12/1999 tại bang Virginia, Hoa Kỳ. Danh ca Châu Hà nói rằng sau khi Văn Phụng mất, nhiều năm liền bà không dám nghe nhạc của chồng sáng tác vì niềm đau khôn nguôi.
Ca sĩ Châu Hà mô tả về nhạc sĩ Văn Phụng như sau: Cao 1 thước 65, là một người suốt đời mơ mộng. Ông thích khiêu vũ, đùa vui nghịch ngợm và thích ăn ngon nhưng không thích làm bếp. Ông thích ăn những món như đậu, phở và súp với thói quen luôn xịt thêm tương ớt và “Maggie”. Và đặc biệt thích để vợ hớt tóc ở nhà mà không bao giờ hớt ở tiệm! Đối với vợ con, ông luôn luôn chiều chuộng. Vợ con muốn gì ông cũng làm liền, một cách rất chu đáo. Hoặc trong nhà có gì cần sửa chữa, ông đều tự tay làm lấy.
Người con gái lớn nhất của Văn Phụng tên là Phương Loan, trên đài RFA, cô cho biết tuy bố có vợ khác nhưng ông vẫn chu toàn bổn phận với con cái nên các con vẫn luôn kính yêu bố. Cô thuật lại kỷ niệm nhớ nhất về cha của mình:
“Kỷ niệm mà ngây thơ nhất, Loan còn nhớ mãi, muốn để viết vào trong truyện, là sự hãnh diện vì có người cha nổi tiếng như vậy.
Có một hôm, Bố chở đi chơi, Bố vừa mới mua được cái xe hơi hiệu Versailles. Saigon đâu mấy ai có cái xe đẹp lộng lẫy như thế. Mình đi thì thấy ai cũng ngó. Mình còn nhỏ, không hiểu rằng đó là vì cái xe đẹp, mà mình lại nghĩ là “Ô! tại vì Bố mình đi đâu, người ta cũng biết là ông Văn Phụng”.
Loan nhìn lên trên trời thì thấy ánh trăng đi theo. Mình lại nghĩ bụng “Bố mình nổi tiếng đến nỗi ông Trăng ở trên trời cũng biết đây là nhạc sĩ Văn Phụng và đi theo nữa”. Về sau, mình mới biết ra là mình quá ngây thơ như thế”.
Các sáng tác của nhạc sĩ Văn Phụng có thể được chia thành ba loại nhạc: Quê Hương, Đời Sống và Tình Yêu. Hầu như tất cả các nhạc phẩm của ông đều mang những sắc thái lạc quan và yêu đời, điển hình nhất là Ô Mê Ly và Bức Họa Đồng Quê.
Sinh thời, nhạc sĩ Văn Phụng là con người hồn nhiên, duyên dáng. Lời ca của ông phản ảnh tâm hồn đó. Nhưng ông cũng là người có kỷ luật và nghiêm túc khi sáng tác. Văn Phụng không có tham vọng viết ra những ca khúc mang thông điệp lớn về nhân thế hay xã hội giống như một số bài của Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn. Ông chỉ muốn những ca khúc vui nhộn làm đẹp cho đời.
Ngoài ra, nhạc sĩ Văn Phụng còn có biệt tài “làm đẹp cho nhạc của người khác”, đó chính là khả năng hòa âm điêu luyện. Thời dĩa nhựa lên ngôi thập niên 1960, Văn Phụng là một trong 4 nhạc sĩ hòa âm nhiều bài hát nhất, cùng với Y Vân, Lê Văn Thiện và Nghiêm Phú Phi, với nghệ thuật hòa âm công phu làm cho các bản thu âm mang một chiều sâu bất ngờ, sống mãi cho đến hôm nay sau 60 năm. Nhờ tài hòa âm độc đáo và khả năng cảm thụ âm nhạc rất phóng khoáng, Văn Phụng đã soạn hòa âm cho hầu hết các ca khúc nghệ thuật của Việt Nam trong gần hai thập niên.
Nhiều nhạc công, nhạc sĩ hay ca sĩ vẫn còn nhớ tới tài hòa âm của Văn Phụng với lòng tri ân lớn. Ông không chỉ hòa âm cho ban nhạc mà còn soạn bè cho các ca sĩ trong các bài song ca, tam ca, tứ ca hay các ban hợp xướng – Đó là loại hòa âm công phu mà giờ đây chúng ta đang mất dần.
Theo chính lời nhạc sĩ Văn Phụng thì trong các ca khúc của mình, ông đặc biệt yêu thích 2 bài “Suối Tóc” (viết cho vợ Châu Hà) và “Chán Nản” – nhạc phẩm được viết từ những khoảng năm 1972, là thời gian ông gặp phải một hoàn cảnh rất khó khăn trong cuộc sống.
Vào những năm cuối của cuộc đời, nhạc sĩ Văn Phụng đã sáng tác được thêm 3 nhạc phẩm khác chưa có lời. Đó là “Vĩnh Biệt Châu Hà”, “Em ở Lại” và “Anh Đi”.
Vì căn bệnh tiểu đường, ngày 17/12 năm 1999, nhạc sĩ Văn Phụng qua đời ở nhà riêng tại tiểu bang Virginia.
Nhạc sĩ Văn Phụng sáng tác rất nhiều, ở bên dưới là những nhạc phẩm nổi tiếng nhất của ông được xếp theo ABC:
- Bóng Người Đi
- Bức Họa Đồng Quê
- Các Anh Đi
- Chán Nản
- Ghé Bến Sài Gòn
- Giã Từ Đêm Mưa
- Mưa
- Mưa Trên Phím Ngà
- Ô Mê Ly
- Suối Tóc
- Tiếng Dương Cầm
- Tiếng Hát Với Cung Đàn
- Tình
- Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn
- Trăng Sáng Vườn Chè
- Trăng Sơn Cước
- Xuân Họp Mặt
- Xuân Miền nam
- Yêu
nhacxua.vn biên soạn
Nhạc sĩ Văn Phụng là một trong những nhạc sĩ hàng đầu của tân nhạc Việt Nam, đặc biệt là với vai trò nhạc sĩ hòa âm nổi tiếng của Sài Gòn trước năm 1975. Ông đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của dòng nhạc vàng Việt Nam. Những sáng tác nổi tiếng của ông bao gồm Ô Mê Ly, Trăng Sơn Cước, Bức Họa Đồng Quê, Suối Tóc, Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn, Bóng Người Đi, Xuân Họp Mặt, v.v. Ông là người đầu tiên sáng tạo ra lối hòa âm chậm rãi cho nhạc phổ thông từ cuối những năm 1950.
Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Văn #Phụng