Tài năng và nhân cách của nhạc sĩ Anh Việt Thu – Cập nhật Thanhhaaudio

Anh Việt Thu là một nhạc sĩ có tài năng và nhân cách đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực âm nhạc. Ông nổi tiếng với khả năng viết ra những bản nhạc hấp dẫn và sáng tạo, đồng thời cũng có tài năng trong việc thể hiện các bài hát. Nhân cách của Anh Việt Thu cũng được đánh giá cao, ông luôn mang lại niềm vui và sự cống hiến cho người nghe thông qua âm nhạc của mình. Với tài hoa và nhân cách của mình, Anh Việt Thu đã tạo nên những thành công đáng kinh ngạc trong sự nghiệp âm nhạc của mình..

Bạn đang xem bài viết về Tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Anh Việt Thu tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Bài viết này của thi sĩ Du Tử Lê, nhắc lại sự tài hoa và nhân cách cao đẹp của nhạc sĩ Anh Việt Thu – tác giả các bài nhạc vàng bất hủ như Tám Điệp Khúc, Đa Tạ, Hai Vì Sao Lạc…

Trong số những nhạc sĩ sinh trưởng ở miền Nam, thuộc thế hệ 1940s, chẳng những thành danh sớm mà, từ giai điệu tới ca từ cũng mượt mà, giầu có, là cố nhạc sĩ Anh Việt Thu.

Ông là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng khi còn rất trẻ. Nhưng dường như định mệnh ngỗ ngược đã chỉ dành cho ông nửa miệng cười! Tôi muốn nói, cùng thời với ông, có những nhạc sĩ được dư luận, báo chí nhắc nhở tới như những tài hoa trẻ của nền tân nhạc Việt, dù số lượng sáng tác của họ được quần chúng biết đến ít hơn, hoặc giá trị thực hữu của những ca khúc đó là điều cần phải xét lại!

Trả lời câu hỏi điều gì dẫn tới sự bất công này? Một bằng hữu cùng giới với nhạc sĩ Anh Việt Thu cho rằng, vì ông mất quá sớm! Khi ông chưa bước tới tuổi 37 (theo cách tính phương Tây).


Tôi không đồng ý lắm với lý giải này. Tuy nhạc sĩ Anh Việt Thu từ trần có phần sớm sủa hơn các bạn đồng nghiệp của ông – Nhưng chúng ta đừng quên, ngay tự năm 1956, ở tuổi 17, Anh Việt Thu đã nổi tiếng với ca khúc “Giòng An Giang”. Và, chỉ ít năm sau, khi vừa bước qua tuổi hai mươi, ông đã khiến không ít nhạc sĩ của miền Nam thời đó, phải nghiêng người, bất ngờ trước độ chín tới của tài hoa ông, qua ca khúc “Tám điệp khúc”. Ðể rồi sau đấy, hàng loạt sáng tác khác mang tên Anh Việt Thu, liên tiếp ra đời. Chúng ta có thể kể những ca khúc như “Chân dung,” “Ða tạ,” “Người ngoài phố,” “Hai vì sao lạc,” hay các bài “Nhớ nhau hoài,” “Gió về miền xuôi,” “Xa dấu ngựa hồng” phổ thơ Thiên Hà…

Xem bài khác

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…

Nghe lại những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Quốc Dũng


Nói cách khác, ngay tự những bậc thềm thứ nhất của 20 năm VHNT miền Nam, nhạc sĩ Anh Việt Thu đã có mặt, định hình như một tên tuổi đáng kể.

Lại nữa, khác hơn nhiều nhạc sĩ cùng trang lứa với mình, Anh Việt Thu được ghi nhận là một trong rất ít nhạc sĩ được đào luyện chính quy từ trường ốc. Theo tiểu sử được phổ biến gần đây, trên trang mạng Wikipedia/Bách khoa toàn thư mở thì nhạc sĩ Anh Việt Thu, tên thật Huỳnh Hữu Kim Sang tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 trường Quốc Gia Âm Nhạc Saigon (QGÂN). Cũng trong năm 1963, ông đã đệ trình luận án “Không có tiếng động trong âm nhạc” tại nhạc viện Tokyo. Ðồng thời ông cũng là chủ tịch Hội Sinh Viên trường QGÂN/Saigon. Cùng với nhà thơ Thiên Hà, Anh Việt Thu chủ trương chương trình Phù Sa, tuần báo Văn Nghệ Truyền Thanh cho đài phát thanh Saigon; và Giờ Âm Nhạc Anh Việt Thu trên đài truyền hình Việt Nam đầu thập niên 1970…

Ðề cập tới hiện tượng “bất công” thường thấy trong VHNT, cố nhà văn Mai Thảo gọi đó là “cái duyên trong văn nghệ”. Nhiều người có thực tài nhưng bị lãng quên. Và ngược lại. Tôi nghĩ nhạc sĩ Anh Việt Thu, ở trường hợp thứ nhất. Trường hợp “định mệnh ngỗ ngược chỉ dành cho ông nửa miệng cười!” Nhưng trường hợp nào thì, giá trị tự thân nhiều sáng tác của cố nhạc sĩ Anh Việt Thu, cũng vẫn là những hạt ngọc sẽ mãi còn lấp lánh trong kho tàng tân nhạc Việt.

Ðiển hình như ngay tự sáng tác đầu tay, ca khúc “Giòng An Giang,” Anh Việt Thu đã rất sớm cho thấy tính chất cá biệt trong sáng tác của mình.


Nhìn lại hơn nửa thế kỷ tân nhạc Việt, chúng ta có rất nhiều những ca khúc mang tên hoặc, nói về một dòng sông. Nhưng chúng ta không có bao nhiêu ca khúc được tác giả cho dòng nhạc của họ theo chân dòng sông, tới những nơi chốn dòng sông ấy đi qua, ở cùng. Như:

Giòng An Giang sông sâu sóng biếc
Giòng An Giang cây xanh lá thắm
Lả lướt về qua Thất Sơn
Châu Ðốc giòng sông uốn quanh
soi bóng Tiền Giang Cửu Long… 

Ngay đoạn mở đầu của “Giòng An Giang”, tác giả đã đem vào được ca khúc của mình 2 địa danh nổi tiếng của miền Nam là Thất Sơn, Châu Ðốc và, Tiền Giang (một trong chín nhánh sông của Cửu Long giang).

Nếu ca từ của ca khúc vừa kể, là thứ ngôn ngữ dung dị thích hợp với dòng chảy êm đềm, ngọt ngào của dòng An Giang thì, qua tới “Tám điệp khúc” ca từ lại được tác giả mặc cho chúng một chiếc áo khác. Chiếc áo có nhiều gam màu lênh đênh những gập ghềnh vận mệnh đất nước:


Trời làm cho mưa bay giăng giăng mây tím dệt thành sầu
Bàn tay năm ngón mưa sa dìu anh trong tiếng thở
Ðưa tiễn anh đi vào đời
Mẹ Việt Nam ơi! Hai mươi năm ngăn lối rẽ đường về…

Cụm từ “Mẹ Việt Nam” khá phổ biến trong nhiều ca khúc nói về tình yêu quê hương. Nhưng, theo tôi, có lẽ giai điệu và ca từ “Tám điệp khúc” của Anh Việt Thu tha thiết, chân thành nhất, khiến người nghe dễ đồng cảm với tác giả. Nó không có tính cách kêu gào, thét gọi khiến “Mẹ Việt Nam” (nếu nghe được) tôi sợ, đôi khi cũng phải… giật mình!?

Cũng trong ca khúc “Tám điệp khúc”, dù được Anh Việt Thu viết cách đây đã trên dưới nửa thế kỷ, nhưng khi ông dùng tính từ “thiêng” để rọi sáng nghĩa ngữ cho danh từ “sóng” trong câu “Ôi sóng thiêng em về trời” – Rồi tính từ ấy đã được lại nhiều lần ở đoạn kết:

…Rừng thiêng lá đổ âm u, rừng thiêng vang tiếng gọi
Ôi núi thiêng em về nguồn
Mẹ Việt Nam ơi! Con xin ghi xin khắc nguyện lời thề

Thì ngay hiện tại, tôi e cũng khó có một nhạc sĩ trẻ tuổi nào có được.

Song song với việc sáng tác nhạc, đầu thập niên 1970, nhạc sĩ Anh Việt Thu còn hợp tác với một người bạn có nhà in là nhà thơ Nguyễn Vương, thành lập nhà xuất bản Ngạn Ngữ. Mục đích của nhà Ngạn Ngữ không phải để in nhạc của Anh Việt Thu. Ông chủ trương in truyện, thơ của một số tác giả quen thuộc.

Tôi không biết tính tới ngày từ trần, tác giả “Tám điệp khúc” đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm. Chỉ biết, một trong những cuốn sách cuối cùng mang tên nhà Ngạn Ngữ là truyện dài “Với nhau, một ngày nào” của Du Tử Lê, phát hành tháng 11 năm 1974.

Tôi muốn nhấn mạnh khi làm xuất bản, nhạc sĩ Anh Việt Thu không chỉ trả hết tiền tác quyền một lần cho tác giả mà, ông còn cho tác giả được chọn họa sĩ trình bày bìa, cũng như thỏa mãn mọi đòi hỏi khác của tác giả, nếu có.

Sự kiện này cho thấy, nhạc sĩ Anh Việt Thu không chỉ là một nhạc sĩ tài hoa; ông còn là người có một nhân cách đáng quý trọng trong đời thường nữa.

Theo Du Tử Lê (Nguoi-Viet)

Bài viết này của thi sĩ Du Tử Lê nhắc lại về sự tài năng và nhân cách cao đẹp của nhạc sĩ Anh Việt Thu. Anh Việt Thu là tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng và thành công từ khi còn rất trẻ. Tuy nhiên, ông qua đời quá sớm khi mới 37 tuổi. Bài viết cũng nhấn mạnh về những tác phẩm đáng quý của Anh Việt Thu như “Giòng An Giang” và “Tám điệp khúc”. Nhạc sĩ Anh Việt Thu cũng là người có nhân cách đáng quý và đã trả tiền tác quyền cho tác giả khi xuất bản sách.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Tài hoa và nhân cách nhạc sĩ Anh Việt Thu chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Tài #hoa #và #nhân #cách #nhạc #sĩ #Anh #Việt #Thu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *