Tại sao các nhạc sĩ trước năm 1975 sử dụng nhiều biệt hiệu sáng tác khác nhau? – Cực hay Thanhhaaudio

Trước tuổi 75, các nhạc sĩ thường sử dụng nhiều bút danh sáng tạo khác nhau vì nhiều lý do. Một trong những lí do là để bảo vệ danh tiếng của họ, thiết lập sự ẩn danh, hoặc tạo ra sự đa dạng trong sáng tác. Sử dụng bút danh cho phép nhạc sĩ làm việc trong nhiều thể loại âm nhạc khác nhau mà không bị hạn chế bởi danh tính cá nhân. Sự đa dạng trong bút danh cũng có thể được coi là một cách để khám phá và thể hiện khía cạnh sáng tạo đa dạng của nhạc sĩ..

Bạn đang xem bài viết về Vì sao các nhạc sĩ trước 75 dùng nhiều bút danh sáng tác khác nhau? tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Đời sống âm nhạc miền Nam trước năm 1975 rất nhộn nhịp và phong phú với hàng trăm nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng, trong đó có nhiều nhạc sĩ không chỉ dùng một tên mà lấy nhiều bút danh khác nhau để đứng tên trên nhiều bài hát.

Lý giải cho vấn đề này, có người cho biết lý do là trước năm 1975, các nhạc sĩ thường viết nhạc độc quyền cho 1 hãng đĩa như Sơn Ca, Asia Sóng Nhạc hay hãng dĩa Việt Nam… Để “lách luật”, một số nhạc sĩ đã dùng các bút danh khác để có thể sáng tác bài hát cho một hãng đĩa khác.

Một lý do khác là thời trước 75, bài hát được phổ biến rộng rãi nhanh nhất là khi được phát trên đài phát thanh Sài Gòn cho cả nước nghe. Tuy nhiên đài phát thanh có thông lệ là không phát bài hát của một nhạc sĩ nhiều lần trong ngày, mà phải chia đều cho các tác giả khác nhằm tạo sự công bằng, và một nhạc sĩ chỉ được phát tối đa khoảng 2 bài hát mỗi ngày trên đài. Vì vậy, cũng là một hình thức “lách luật”, các nhạc sĩ đã sáng tác với nhiều bút danh khác nhau để được có nhiều bát hát được phát trên đài.

Một lý do khác được nhạc sĩ Lê Dinh tiết lộ, đó là ông cùng với nhạc sĩ Minh Kỳ, Anh Bằng (nhóm Lê Minh Bằng) sáng tác thử nghiệm một vài loại nhạc khác nhau với nhiều bút danh, để lỡ bài hát có thất bại thì không ảnh hưởng đến danh tiếng sẵn có của 3 người. Thực tế là điều đó không xảy ra, những bài hát ký tên rất đặc biệt của nhóm Lê Minh Bằng là Giang Minh Sơn, Mạc Phong Linh Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung… đều rất ăn khách và được yêu thích đến tận ngày nay.

Một số trường hợp nhạc sĩ sử dụng nhiều bút danh:


Nhạc sĩ Vinh Sử: Cô Phượng, Hàn Ni, Diễm Nhi, Bồng Nga Nữ, Linh Ngân, Chế Huyền Trân…

Xem bài khác

Hình ảnh thư sinh của Thế Sơn trong video ca nhạc 30 năm trước khi còn ở Việt Nam

Vĩnh biệt nhạc sĩ Y Vũ – Tác giả ca khúc Kim, Những Tâm Hồn Hoang Lạnh…


Nhạc sĩ Giao Tiên: Dương Trung, Hoàng Hoa, Thảo Trang, Diễm Đào, Rạng Đông, Ngân Trang, Thu Anh, Kim Khánh, Xuân Hoà, Xuân Hậu, Hương Xuân,…

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông: Phượng Linh, Vì Dân, Đông Phương Tử

Nhạc sĩ Song Ngọc: Hàn Sinh, Nguyên Hà, Hoàng Ngọc Anh, Anh Tuyến

Nhạc sĩ Đài Phương Trang: Thanh Viên, Phạm Vũ Anh Tứ, Phạm Tứ, Quang Tứ


Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh: Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn, Thanh Trân Trần Thị

Nhạc sĩ Hoài Linh: Nguyên Lễ, Hà Vị Dương, Lục Bình Lê

Nhạc sĩ Khánh Băng: Anh Minh, Nhật Hà, Thủy Thanh Lam

Nhạc sĩ Tuấn Khanh: Thương Hoài Thương, Trần Kim Phú, Hoàng Mộng Ngân

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo: Hoa Linh Bảo, Anh Bảo, Tùng Vân – Tuyết Sơn


Nhạc sĩ Hoàng Trang: Triết Giang, Trần Nguyên Thụy, Thiên Tường, Hồng Đạt

Nhạc sĩ Tuấn Hải: Lê Kim Khánh, Song Kim

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Để: Diên An, Phương Kim

Nhạc sĩ Mạnh Phát: Thúc Đăng, Tiến Đạt

Nhạc sĩ Văn Giảng: Thông Đạt, Nguyên Thông

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ: Tôn Nữ Trà Mi, Bích Khê, Triệu Phong, Tôn Nữ Diễm Hồng

Nhạc sĩ Hoài An: Trang Dũng Phương

Nhạc sĩ Châu Kỳ: Anh Châu

Nhạc sĩ Thanh Sơn: Sơn Thảo

Nhạc sĩ Nhật Ngân: Ngân Khánh

Nhạc sĩ Mặc Thế Nhân: Nhã Uyên

  • 2 nhạc sĩ Nhật Ngân và Mặc Thế Nhân có sáng tác chung, lấy bút danh Phan Trần

Nhạc sĩ Ngọc Sơn: Lệ Uyên – Tú Nguyệt

Nhạc sĩ Bảo Thu: Trần Anh Mai

Nhạc sĩ Ngân Giang: Thượng Ngàn, Nguyễn Vỹ

Nhạc sĩ Trần Quý: Hồng Vân, Dạ Lan Thanh

Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân: Thy Linh

Nhạc sĩ Hà Phương: Du Uyên

Nhạc sĩ Anh Việt Thu: Thương Hồ

Nhạc sĩ Tú Nhi (Chế Linh): Lưu Trần Lê

Nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng: Vũ Chương, Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung, Dạ Ly Vũ, Dạ Cầm, Giang Minh Sơn, Hoàng Minh, Tây Phố, Trúc Ly, Tôn Nữ Thụy Khương, Phương Trà, Huy Cường, Mặc Vũ, Ngọc Văn, Hoàng Minh, Thương Linh…

Có nhiều nhạc sĩ thường chỉ dùng một tên duy nhất để sáng tác, tiêu biểu nhất là Lam Phương, Trúc Phương, Duy Khánh, Trầm Tử Thiêng… và các nhạc sĩ tình ca như Lê Uyên Phương, Phạm Duy, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn…

Ngoài ra, các nhạc sĩ đã sáng tác từ thập niên 1940-1950 trở về trước, hầu như chỉ sáng tác với 1 bút danh duy nhất.

Đông Kha (nhacxua.vn)

Trước năm 1975, âm nhạc miền Nam Việt Nam phát triển đa dạng với hàng trăm nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng. Đa phần nhạc sĩ sử dụng nhiều bút danh khác nhau để viết nhạc cho các hãng đĩa khác nhau vì lý do viết độc quyền cho một hãng. Đài phát thanh Sài Gòn cũng không phát nhiều bài hát của cùng một nhạc sĩ trong một ngày, do đó các nhạc sĩ cũng dùng nhiều bút danh khác nhau để có nhiều bài hát được phát. Nhiều nhạc sĩ nổi tiếng cũng sử dụng nhiều bút danh như Vinh Sử, Giao Tiên, Nguyễn Văn Đông và Lê Mộng Bảo.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Vì sao các nhạc sĩ trước 75 dùng nhiều bút danh sáng tác khác nhau? chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Vì #sao #các #nhạc #sĩ #trước #dùng #nhiều #bút #danh #sáng #tác #khác #nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *