Tâm sự của một học sinh bất thành trong lớp nhạc của Lê Minh Bằng. – Thẩm âm Thanhhaaudio

Tôi là một học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình. Tôi luôn muốn theo đuổi đam mê âm nhạc và được trở thành một người nổi tiếng. Tuy nhiên, cuộc sống không luôn dễ dàng và tôi gặp nhiều khó khăn trên con đường này. Mặc dù không gặt hái được thành công như những người khác, nhưng tôi vẫn kiên nhẫn và luôn cố gắng. Tôi tin rằng một ngày nào đó, công sức và đam mê của tôi sẽ được đền đáp..

Bạn đang xem bài viết về Tâm sự một người học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Lớp nhạc Lê Minh Bằng của 3 nhạc sĩ lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng là lớp dạy nhạc nổi tiếng nhất của Sài Gòn trước năm 1975, cơ sở ở tại số 102/8 đường Hai Bà Trưng, Tân Định, Sài Gòn. Ba người nhạc sĩ này thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết (nhạc lý, ký âm pháp) và thực hành (luyện giọng, xướng âm). Có khoảng một trăm học viên nam nữ theo học, sau này đã có những ca sĩ nổi tiếng như Kim Loan, Giáng Thu, Trang Mỹ Dung, Mạnh Quỳnh…

Trong số những học viên không thành danh của lớp nhạc này có một người có nghệ danh là Cẩm Nguyệt. Cô đã kể lại những kỷ niệm trong những năm tháng được học tại lớp nhạc nổi tiếng này, qua đó người đọc hình dung được phần nào nét sinh hoạt văn nghệ ở Sài Gòn trước năm 1975.

Anh Bằng – Minh Kỳ – Lê Dinh

Tôi là một trong những cựu nhạc sinh của lớp nhạc Lê-Minh-Bằng. Tôi đến với lớp nhạc trong một trường hợp khá hy hữu.

Sau Tết Mậu Thân tôi muốn đi học nhạc, một người bạn học hồi tiểu học chỉ cho tới một địa chỉ lớp nhạc ở Chợ Lớn, mẹ tôi không cho đi vì xa quá, phải đi 2 chặng xe lam mới đến được, thế là tôi đành phải ở nhà. Tôi lại được một người bạn khác ở gần nhà giới thiệu (bạn cùng đi học và cùng đi sinh hoạt gia đình Phật tử từ lúc còn nhỏ đến lớn – Trang Mỹ Dung).

Tôi nhớ lúc đó vào một buổi trưa trời nắng gắt, trong một con hẻm của đường Hai Bà Trưng, Tân Định, tôi đang đi tới đi lui tìm địa chỉ của lớp nhạc thì chợt trông thấy một người đàn ông tuổi trung niên lái xe Vespa đi vào, tôi vội chận lại và hỏi thăm thì ông ấy chỉ cho tôi thấy lớp nhạc Lê Minh Bằng cách đây chỉ có mấy căn nhà thôi. Tôi cảm ơn và đi về hướng đã được chỉ, khi đến nơi thì người đàn ông trung niên đó cũng dừng xe lại và đi vào nhà, ông ta tự xưng là nhạc sĩ Minh Kỳ. Tôi thắc mắc lớp nhạc đề tên Lê Minh Bằng tôi tưởng là tên của thầy giáo dạy nhạc. Thầy Minh Kỳ cho tôi biết lớp nhạc gồm có 3 thầy: Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng. Ghép tên 3 người lại thành 1 là Lê Minh Bằng.


Hình ảnh ngôi nhà mà nhóm Lê Minh Bằng từng dạy nhạc ở đây

Thầy Minh Kỳ đàn Piano để cho tôi hát thử, thầy thấy tôi cũng vững nhạc nên thầy nhận lời cho tôi được vào học. Ngày đầu tiên tới học với thầy Minh Kỳ, lúc đó lớp nhạc đang dợt bản “Sàigòn Thứ Bảy”, nhạc phẩm của thầy Anh Bằng. Qua buổi thứ hai tôi được học với thầy Anh Bằng, rồi kế tiếp là thầy Lê Dinh. Thế là tôi được biết Thầy Anh Bằng kể từ đó.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Trong ba thầy thì thầy Anh Bằng là người thấp nhỏ, hiền và dễ tính nhất, thầy thường sử dụng đàn piano, những khi tập cho học trò hát thì thầy dùng đàn ghi ta.

Còn với thầy Minh Kỳ thì cao lớn to con, tính tình thì nóng nảy, thầy có cái oai nên học trò rất sợ và khớp, Nhất là trong phòng thâu thanh, thầy vừa đàn vừa phải quay mặt chỗ khác để học trò đỡ bị khớp. Thầy cũng sử dụng piano và ghi ta, nhưng trong phòng thâu thanh thì thầy sử dụng Contrebass.

Đối với Thầy Lê Dinh cũng vậy, thầy người cũng cao ráo nhưng dong dỏng, lúc nào cũng cười nhưng rất là nguyên tắc. Thầy Lê Dinh cũng sử dụng đàn piano và ghi ta nhưng thầy còn có thể sử dụng tambourine, hoặc maracas, đặc biệt nhất là thầy dùng một loại kèn mà tôi không biết tên, nó có những nốt bấm giống như trên đàn piano.

Khi tôi và các bạn đến lớp nhạc, hôm nào thầy Anh Bằng dạy thì chúng tôi đỡ lo lắng hơn là thầy Minh Kỳ và thầy Lê Dinh, tuy các thầy chẳng la mắng gì chúng tôi cả. Thầy Anh Bằng và thầy Minh Kỳ thì luyện tập cho học trò, còn thầy Lê Dinh thì chuẩn bị các chương trình, bài bản.


Tôi vào học được một tuần lễ, các thầy muốn tập cho tôi được hát trên sân khấu và đặt tên cho tôi là “Cẩm Nguyệt”. Thầy Anh Bằng là người chịu trách nhiệm tập đợt cho tôi nhiều nhất vì thầy Mình Kỳ và thầy Lê Dinh đều là công chức cả nên ít có thì giờ rảnh hơn.

Bài hát đầu tiên thầy Anh Bằng tập cho tôi là bài “Huế Bây Giờ”. Tôi còn nhớ trong lúc tập hát, có một chỗ tôi hát sai nhịp nhưng tôi vội bắt lại được đúng nhịp, thầy Anh Bằng cười và nói rằng: “Con nhỏ này thông minh thiệt”. Thế là thầy tập cho tôi khoảng hai ba lần gì đó rồi tuần sau vào ngày thứ ba tôi phải đến hát cho chương trình phụ diễn buổi sổ xố kiến thiết ở đường Thống Nhất. Ngày hôm đó thầy Anh Bằng chở tôi đến rạp, khi xe vào đến cửa thì đông người quá, tôi không xuống xe được, tôi nhìn ra thì thấy bà con hàng xóm của tôi họ biết tin tôi hát ở đây nên kéo nhau đi xem bu quanh xe khiến tôi không xuống được, thầy Anh Bằng đành cho tôi đi vào lối sau của hậu trường sân khấu.

Trước giờ trình diễn tôi thấy ban nhạc của chú Võ Đức Tuyết đã ngồi sẵn sàng gần sân khấu. Khi thầy Anh Bằng dắt tôi vào và giới thiệu với ban nhạc, chú Võ Đức Tuyết nói rằng: “Cô cứ ngó theo tay tôi, khi nào tôi ra hiệu thì hát”, mọi người cứ sợ tôi bị khớp rồi hát sai nhịp nên đều dặn dò đủ thứ.

Mặc dầu từ nhỏ tôi cũng đã từng đứng trên sân khấu hát hoặc múa với các bạn ở lớp cho tổ chức Cây Mùa Xuân ở rạp Cẩm Vân, Phú Nhuận trước 1975, nhưng lần này đứng một mình trên sân khấu lạ, tôi cảm thấy hơi hồi hộp. Tôi còn nhớ lúc đó ca sĩ Bạch Lan Hương vừa hát xong bài Phố Đêm thì người giới thiệu đến tên tôi. Lúc đó tôi đang đứng lấp ló sau cánh gà để xem người khác trình diễn, thầy Anh Bằng đứng đằng sau thúc: “Người ta giới thiệu rồi ra đi”. Thế là tôi như cái máy bước ra sân khấu, tôi chẳng nhìn thấy ai cả, kể cả chú Võ Đức Tuyết và ban nhạc, thật ra tôi không đám nhìn ai cả. Khúc đầu tôi hát như cái máy vì đã tập dợt nhiều lần, nhưng từ từ tôi tỉnh táo lại và lúc đó thấy rõ mọi người nhất là những người bà con hàng xóm của tôi, thế là tôi lên tinh thần, tôi đã nhập tâm vào bài hát, tôi không để ý gì đến dấu hiệu của chú Võ Đức Tuyết cả.

Hát xong bài thứ nhất tôi được khán giả vỗ tay và la “Bis”. Họ yêu cầu tôi hát lần nữa, khi tôi hát xong bài thứ hai, tôi chào khán giả và đi vào. Thầy Anh Bằng nói với ban nhạc: “Tôi thấy nó hát mà tôi toát mồ hôi”, chú Võ Đức Tuyết thì nói rằng: “Cô đâu thèm ngó sự ra hiệu của tôi đâu”.


Sau lần đó, các thầy giới thiệu tôi lên hãng đĩa Asia để thâu song đôi với Hoàng Oanh cũng bài “Huế Bây Giờ”. Hôm đó trong phòng thâu chính thầy Anh Bằng làm nhạc trưởng ra dấu, chỉ cho tôi hát.

Cũng một bài hát, 2 người, mọi người thâu thanh cùng một hòa âm, cùng một ban nhạc.

Đó là lần đi hát ở rạp Thống Nhất, hãng đĩa Asia, tất cả đều do Thầy Anh Bằng hướng dẫn. Kế tiếp là chương trình “Sóng Mới”, thâu thanh tại Đài Pháp Á và phát thanh vào mỗi buổi chiều thứ bảy hàng tuần. Chương trình này là chương trình đầu tiên của lớp nhạc Lê Minh Bằng, bài hát được mở đầu cho chương trình cũng do thầy Anh Bằng tập cho tôi và các bạn hát. Rồi đến những chương trình thâu thanh tại một phòng thâu ở đường Công Lý,‎ gần đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận, Thầy Anh Bằng cũng có mặt để hướng dẫn học sinh hát.

Tôi cũng đã được tham gia đợt quay phim ngoại cảnh cho chương trình “Tiếng Nói Động Viên” ở Bình Dương do thầy Anh Bằng hướng dẫn.

Kế đến là chương trình hợp xướng 100 nam nữ diễn viên của lớp nhạc Lê Minh Bằng tại rạp Quốc Thanh do Thầy Anh Bằng điều khiển.

Ngoài thầy Anh Bằng ra, thầy Lê Dinh cũng là người tập cho nhóm chúng tôi nhiều như trong chương trình thâu TV “Tiếng Chuông Chùa” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền, chương trình “Tiếng Nói Động Viên”, chương trình thâu tại Đài Tự Do…

Rồi ban “Tứ Ca Dạ Cầm” được thành lập, trong đó có tôi, chị Ngọc Thuyết, Phương Hồng Thủy và Minh Nguyệt. Những lần tập dợt tôi và các bạn phải đến nhà thầy Lê Dinh ở đường Ngô Tùng Châu, Phú Nhuận đi vào. Thầy đã tập cho ban Tứ Ca của chúng tôi những bài như: “Nắng Lên Xóm Nghèo”…

Thầy Lê Dinh đúng như là một công chức gương mẫu, làm việc gì rất đúng giờ giấc, khi đi đến lớp thấy luôn luôn đem theo cái dù dài trong rất là đạo mạo, thầy rất là nguyên tắc mặc dầu lúc nào cũng cười.

Thời gian theo học lớp nhạc Lê Minh Bằng và đi hát trong những chương trình của các thầy, bà ngoại tôi không thích tôi đi hát, bắt ba tôi phải xin việc cho tôi đi làm, lúc đó tôi mới tốt nghiệp trung học, đáng lẽ chuẩn bị thi vào Đại học, tôi phải đi làm, do đó thời gian đi hát và thâu thanh của tôi rất là bị giới hạn. Tuy tôi cũng tham dự một số chương trình khác không phải của các thầy như ở Đài Quân Đội, Đài Sài Gon… nhưng không hoạt động được nhiều để trở thành một ca sĩ có tiếng tăm như những người khác.

Tháng 4, 1975, các thầy tản mác, lớp nhạc Lê Minh Bằng giải tán. Tôi không còn gặp được các thầy và bạn bè. Lúc bấy giờ Đài Phát Thanh Sài Gòn kêu gọi anh chị em nghệ sĩ ra trình diễn, ba tôi nói giờ này còn hát hỏng gì nữa, thế là tôi chỉ ra trình diễn tại sở làm thôi, tôi cũng phải đi “học tập” mất mười ngày. Thời gian sau này tôi nghe được tin thầy Anh Bằng và gia đình đã ra nước ngoài, thầy Minh Kỳ chết trong tù, cuối cùng tôi chỉ con gặp thầy Lê Dinh vài lần khi thầy đến chỗ sở làm của tôi để duyệt phiếu mua thuốc cho Pharmacy của thầy. Sau những lần đó thì tôi không còn gặp thầy Lê Dinh nữa.

Sáu năm sau, tôi lập gia đình với một cựu sĩ quan quân đội, không còn hoạt động văn nghệ nữa và trở về làm một người nội trợ trong gia đình. Mười ba năm sau, vợ chồng tôi và 3 đứa con mới được chấp thuận qua định cư tại Mỹ theo diện HO, tôi biết thầy Anh Bằng và Lê Dinh đã sang đây nhưng tôi không biết được địa chỉ của các thầy.

Khi con gái tôi lớn lên (đứa thứ hai), nó thích tham gia những công việc về xã hội, nhất là văn nghệ, nó cũng làm quen được một số nghệ sĩ và biết tôi trước kia là học trò của lớp nhạc Lê Minh Bằng, nó tự liên lạc với Asia Production để hỏi thăm địa chỉ của thầy Anh Bằng. Thế là nhờ nó mà tôi liên lạc được với thầy Anh Bằng, và cũng do đó tôi biết được Thầy Lê Dinh hiện đang định cư tại Canada. Từ đó, qua thư từ rồi email, tôi liên lạc được cả với Tthầy Anh Bằng và thầy Lê Dinh.

Chỗ tôi ở là San Diego, thầy Anh Bằng thì ở Santa Ana. Vì cuộc sống tôi phải đi làm đôi khi kể cả cuối tuần nữa nên tôi không cơ hội để đến thăm thầy. Tôi chỉ gặp thầy Anh Bằng và gia đình thầy một lần tại Casino Harras do thầy gọi về cho tôi. Thầy nay đã lớn tuổi rồi, tai phải đeo máy trợ thính, đi đâu cũng có hai người thanh niên trẻ (bà con với thầy) để chăm sóc thầy. Tiếng nói của thầy tôi vẫn còn nhận được không khác trước mấy, vì trong casino quá ồn ào, nên tôi muốn nói chuyện với thầy phải nói lớn tiếng thì thầy mới nghe được, sau lần đó ra về tôi chỉ còn liên lạc với thầy qua email thôi. Con thầy Lê Dinh thì ở xa quá tôi không có điều kiện để đến thăm thầy và gia đình, tôi chỉ theo dõi hoạt động và hình ảnh của các thầy qua những cuộc phỏng vấn trong những chương trình ca nhạc thôi.

Thấm thoát đã nhiều năm rồi, tôi không còn hoạt động văn nghệ nữa, nhưng thầy Anh Bằng và thầy Lê Dinh cũng vẫn còn tiếp tục trên con đường sáng tác. Tôi hiện giờ chỉ là một khán thính giả, ngồi xem chương trình ca nhạc có những bài hát của các thầy mà lòng bùi ngùi nhớ lại thuở nào thầy trò cùng gặp nhau trong lớp nhạc Lê Minh Bằng.

Cẩm Nguyệt

Lớp nhạc Lê Minh Bằng, do ba nhạc sĩ Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng dạy, là lớp nhạc nổi tiếng nhất ở Sài Gòn trước năm 1975. Lớp nhạc này có khoảng 100 học viên nam nữ và đã có nhiều ca sĩ nổi tiếng nổi lên từ đây. Cô Cẩm Nguyệt, một cựu học sinh của lớp này, đã chia sẻ về ký ức học tại lớp nhạc này. Ba nhạc sĩ thay phiên nhau giảng dạy về lý thuyết và thực hành âm nhạc. Các học viên được tập hát và biểu diễn trên sân khấu.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Tâm sự một người học trò không thành danh của lớp nhạc Lê Minh Bằng chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Tâm #sự #một #người #học #trò #không #thành #danh #của #lớp #nhạc #Lê #Minh #Bằng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *