Thanh Thúy – Huyền thoại xa xưa của Sài Gòn – Cập nhật Thanhhaaudio

Thanh Thúy là một trong những nghệ sĩ huyền thoại của Sài Gòn vào thập kỷ trước. Với giọng hát sâu lắng và khả năng diễn xuất tài tình, cô đã ghi điểm tạo dấu ấn trong lòng khán giả qua nhiều thế hệ. Thanh Thúy sở hữu khả năng ca hát đa dạng với các thể loại nhạc trữ tình và sầu muộn. Những ca khúc nổi tiếng như “Đêm tâm sự”, “Tiếng chuông ngôn thư”, “Đường tình đôi ngã” đã đưa Thanh Thúy trở thành biểu tượng âm nhạc không thể thiếu của Sài Gòn xưa..

Bạn đang xem bài viết về Thanh Thúy – Huyền thoại sầu muộn của Sài Gòn năm cũ tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Tôi yêu những đêm muộn nghe cô Thanh Thúy ca trong ánh nến chập chờn, ngoài cửa sổ là những hàng me rung rinh trong ánh đèn vàng.

Có những tháng ngày dài tôi chỉ nghe những bản thu âm của Thanh Thúy trước 1975. Thanh Thúy không hát. Dường như cô chỉ đang kể, đang tự sự và kéo lê những cuộc tình, những kỷ niệm, những mảnh đời trĩu buồn vào lòng của đêm. Cô là hiện thân của âm nhạc phòng trà ngày xưa và cô cũng là huyền thoại đầu tiên của các danh ca nhạc vàng thuở ấy.

Thanh Thúy có âm giọng trầm và cô cũng thường đẩy ca khúc xuống tông thấp nhất có thể. Vợ tôi, một người lớn lên với âm nhạc của cô thì cho rằng đó là “nhịp nhà đòn”. Mỗi lần nghe cô Thanh Thúy ca lại liên tưởng đến tấm màn nhung mờ tối quyện trong khói thuốc mờ mịt, không gian và thời gian như quay ngược lại, mất tăm mất tích dấu vết của hiện tại.

Nhưng nếu có một so sánh duy nhất về tiếng hát Thanh Thúy, thì đó là những giọt mưa rớt xuống từ trời cao, từng giọt, từng giọt đau buốt nhưng cũng mê đắm ngọt ngào, ảo ảnh. Giọng trầm nhưng càng nghe lại càng thấy như những sợi tơ âm thanh, dệt mãi dệt mãi thành tấm rèm đêm hư ảo lệ đời.


Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Trong âm nhạc Việt Nam chưa từng có ai có giọng hát đặc biệt như vậy, không lẫn với bất cứ ca sỹ nào và cũng không ai bắt chước theo nổi. Ngày đó cũng có ca sỹ Nhật Thiên Lan có chất giọng trầm như vậy nhưng chiều sâu cảm xúc thì không thể sánh với cô Thanh Thúy.

Theo những tài liệu mà tôi có, cô đi hát từ năm 15 tuổi (1959) để nuôi mẹ đang bị bệnh nặng. Hát là con đường sống của cô cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ngày đó cô hay hát ở các phòng trà Văn Cảnh, Văn Hoa, Arc en ciel… và theo như lời cô tâm sự trong một băng nhạc thì phòng trà đầu tiên cô hát là Đức Quỳnh (Văn Hoa) trên đường Cao Thắng (Bây giờ là rạp Thăng Long).

Ai đọc những cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn chắc hẳn đều đọc bài viết của ông về ca khúc đầu tay Ướt Mi. Đó là ca khúc Trịnh viết về Thanh Thúy và chính Thanh Thúy là người đầu tiên khiến người ta biết đến Trịnh Công Sơn, Khánh Ly chỉ phổ biến rộng hơn về sau này.


Theo như lời nhạc sỹ họ Trịnh viết, trước đó ông cũng sáng tác một số bài như Sương Đêm, Chơi Vơi… “Nhưng riêng bài Ướt Mi thì tồn tại như một số phận, của nó và của tôi”, do đó có thể coi Ướt Mi là tác phẩm đầu tay của Trịnh Công Sơn chính thức được công bố (viết năm 1958, Nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sàigòn năm 1959.

Trong một tối, Trịnh Công Sơn đã cùng một vài người bạn đến Mỹ Cảnh, một phòng trà nổi tiếng của Sàigòn thời ấy để uống rượu và nghe nhạc. Tình cờ ông được nghe tiếng hát của một ca sĩ chỉ mới 15 tuổi, người Huế: Thanh Thúy. Giọng ca trầm buồn và phong cách trình diễn đơn giản của Thanh Thúy đã gây cho ông Sơn ấn tượng đặc biệt. Ngay trong đêm nhạc đó, nhạc sĩ đã viết một mảnh giấy nhỏ đề nghị Thanh Thúy hát bài Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong. Thanh Thúy nhỏ nhẹ cám ơn, rồi cất tiếng hát. Khi hát do có tâm sự riêng, nghe đâu cha cô vừa mất trước đó vài tháng và mẹ cô bị lao phổi đang trong tình trạng trầm trọng. Cô đã không kiềm chế được cảm xúc, cứ để cho tình cảm tràn đầy, cô vừa hát vừa khóc…

Sau khi quay về Huế, có lẽ vào một đêm mưa, cơn mưa của Huế, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn đã nhớ lại những giòng nước mắt lăn dài trên má của cô ca sĩ trẻ với số phận bất hạnh:

“Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ. Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia. Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong tôi. Và, tôi đã viết ra như không kiềm giữ được:


Buồn ơi trong đêm thâu
Ôm ấp giùm ta nhé
Người em thương mưa ngâu
Hay khóc sầu nhân thế

Tình ta đêm về có ấm
từng cơn mưa em chưa (…)


Click để nghe Thanh Thúy hát Ướt Mi

Bài hát Ướt Mi được giới trẻ miền Nam đón nhận nồng nhiệt vào những năm 1959-1960, đặc biệt khán giả Nhật Bản cũng rất thích bản nhạc này, một phần do dàn nhạc giao hưởng của Nhật đã thu và trình diễn. Với âm điệu đó, ngôn từ đó hình như anh đã nói thay họ những gì trong cái góc riêng tư, sâu kín nhất mà họ không thể nói được. Nhật Bản bi lệ trong âm nhạc nên thích Ướt Mi là điều dễ hiểu.

Trong cuốn sách về Trịnh Công Sơn, có đoạn viết: Tiền bản quyền của ca khúc Ướt Mi mà Nhà xuất bản An Phú đã trả cho Trịnh Công Sơn là 5.000 đồng, một số tiền quá lớn. Ông đã bất ngờ với số tiền mà mình nhận được.

“Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. Ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm sáu trăm đồng. Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn về phía những tình cảm phức tạp của con người. Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ”.

Một năm sau, năm 1959, một lần nữa, ông Sơn viết một bài khác, cũng để tặng người đã hát bài hát đầu tiên của mình. Bóng dáng người nữ ca sĩ nhỏ nhắn đêm đêm mặc áo dài, sau xuất hát hấp tấp bước vào ngõ tối trên đường Cao Thắng trở về nhà với mẹ. Đó là ca khúc Thương Một Người như để chia sẻ trên đôi vai cô ca sĩ trẻ sớm gánh chịu nỗi nhọc nhằn:

Thương ai về ngõ tối
Sương rơi ướt đôi môi
Thương ai buồn kiếp đời
lạnh lùng ánh sao rơi.

Thương ai về xóm vắng
Đêm nay thiếu ánh trăng
Đôi vai gầy ướt mềm
người lạnh lắm hay không.

Thương nụ cười
Và mái tóc buông lơi
Mùa thu úa trên môi
Từng đêm qua ngõ tối

Bàn chân âm thầm nói
Lặng nghe gió đêm nay
Ngại ai buốt đôi vai
Bờ vai như giấy mới
Sợ nghiêng hết tình tôi


Click để nghe Thanh Thúy hát Thương Một Người

Cũng dễ thấy Ướt Mi ít nhiều ảnh hưởng của ca khúc Giọt Mưa Thu của cố nhạc sĩ chán đời tiền chiến Đặng Thế Phong, nhưng Thương Một Người đã dần hình thành nên phong cách đặc trưng của nhạc sỹ họ Trịnh.

Không lâu sau đó, mẹ Thanh Thúy mất, cũng là lúc cô ca sĩ có giọng hát u trầm lơ lửng với khói sương hay mặc áo dài trắng, lam nhạt trở nên nổi tiếng lừng lẫy. Còn chàng nhạc sĩ Huế vô danh mang theo tình cảm đẹp với cô ca sĩ tóc đen xõa lưng thon vào Đà Lạt để rồi ở đó anh gặp… một cô ca sĩ khác cũng đặc biệt không kém, một giọng ca đưa tên tuổi anh đến mọi nơi.

Giáo sư – triết gia Nguyễn Văn Trung có một bài luận mang tên “Ảo ảnh Thanh Thúy”, tạm trích hai đoạn:

“Thường một ca sĩ ra hát, bao giờ cũng cố gắng làm sao cho người khác để ý đến mình, không những chỉ bằng sự hiện diện trước mặt họ mà còn bằng những cử động, những cái nhìn, nụ cười chiếu thẳng vào khán giả mong làm hài lòng khán giả như mời gọi, quyến rũ. Đứng trước máy vi âm, ca sĩ chú ý đến khán giả mong làm hài lòng khán giả bằng sự phô trương tất cả con người của mình.

Trái lại Thanh Thúy ra hát, dĩ nhiên cũng là hát cho khán giả, nhưng làm ra vẻ không chú ý đến khán giả, không tự giới thiệu, đi đến với khán giả bằng cử chỉ nụ cười, cái nhìn Thanh Thúy e lệ, kín đáo, bước ra rụt rè như con cò, tiến đến gần máy vi âm, mà không đưa mắt nhìn vào khán giả. Lúc hát không làm một cử động nào, hai tay luôn luôn nắm lấy cây sắt của máy vi âm, mắt nhìn xuống đất hoặc nhìn ngang, thỉnh thoảng mới nhìn lên lướt qua rất nhanh khán giả mà không cố ý nhìn một ai. Thanh Thúy không nhìn ai, để trở thành vật được nhìn của tất cả.

Hình như đôi lúc Thanh Thúy lại nhắm mắt hay chỉ mở lim dim… Đứng trước Thanh Thúy, nghe Thanh Thúy hát những bài buồn buồn bằng một giọng trầm, với những nét mặt xa vắng, khán giả như thấy bị lôi kéo về một dĩ vãng xa xôi nhưng cũng rất gần gũi quen thuộc, một dĩ vãng dệt một hình ảnh rung động, cảm nghĩ gắn liền với lịch sử đất nước, với thôn quê, đồng ruộng, với sông Hương, núi Ngự, tiêu biểu cho những gì là dân tộc, cá tính địa phương về mặt tiêu cực: một nỗi buồn man mác, cô tịch, trầm lặng, vô định… Thanh Thúy là hiện thân của nỗi buồn đó”.

Với tôi, Thanh Thúy là nhạc vàng, là Sài Gòn đèn vàng là một không gian âm nhạc tôi hay tìm về, nghe, tưởng tượng như một gã hoài cổ nặng nghiệp những đêm mưa, những đêm gió. Trước đó tôi nghe Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly… nhiều hơn nhưng cũng do vợ mê cô mà tôi bị nghiện Thanh Thúy theo nàng. Nhiều đêm hai đứa nghe Thanh Thúy với nhau, nghe đi nghe lại cả đêm, phía ngoài cửa sổ, Sài Gòn đêm vàng rũ những hàng me trong gió lạnh, ánh sáng từ cây đèn bão treo ngoài hắt bóng lên tường rung rinh, ảo ảnh.

Tự nhiên, ngồi nghĩ lại những con hẻm Sài Gòn ngày xưa, liệu nó có buồn như những con hẻm ngoài Hải Phòng không? Hẻm vắng Hải Phòng nơi tôi lớn lên cũng buồn thê lương, buồn vì nghèo, vì người dân đóng chặt cửa trong nhà vì sợ ngoài đường đêm loạn lạc… Ngõ hẻm ngày ấy không lát gạch mà đa số là đường đất, tường vôi vàng tróc lở… Một vùng ký ức cứ như ảo ảnh, lúc gần lúc xa, lúc như vẫn còn đâu đây với tôi.

Ai yêu những hẻm vắng Sài Gòn một thuở có lẽ sẽ đều ám ảnh bởi ca khúc Xóm Đêm do cô Thanh Thúy ca trước 1975, buồn da diết và não nề đến đỉnh cao của cảm xúc “nhập hồn” của người nghệ sỹ. Có lẽ bởi chính cô đã từng bước về những con hẻm u buồn, lầy lội những năm 16, 17 tuổi…


Click để nghe Thanh Thúy hát Xóm Đêm

Tôi luôn có cảm giác mình đã đánh mất một màu sắc cũ nào đó từ khi còn rất nhỏ, có thể là một giai điệu, một âm thanh, màu sắc thời gian nào đó, cứ mơ hồ ám ảnh mãi trong tâm trí. Lớn lên mò mẫm sưu tầm đủ thể loại nhạc để nghe thì nghiêng hẳn về âm nhạc dân gian châu Âu, nhạc phục hưng, nhạc tạp kỹ Đông Âu và nhạc vàng.

Trong số nhiều bản thu trước năm 75, đôi khi tôi tìm thấy màu sắc đó, cũng chỉ thoáng qua không định hình được đó là gì cụ thể, nhưng trong màn sương khói ảo ảnh đó, tôi như được quay lại cái hẻm nhỏ từ thời Pháp ở Hải Phòng từ lúc 6, 7 tuổi… hoặc một điều gì đó xa hơn, xa hơn như một mảnh đời từ kiếp nào vậy.

Bản thân tôi lại yêu bản Phố Buồn mà cô hát nhất. Một đêm tôi phải trực ký bài ở tòa soạn. 3h sáng mắt díu lại, mở loa ngoài điện thoại nghe Phố Buồn của cô Thanh Thúy, thấy đêm nhòe nhoẹt trước mắt, nửa tỉnh, nửa mê theo điệu tango Sài Gòn hào hoa một thuở. Sau ánh sáng kinh kỳ tràn lan là những hẻm nhỏ đèn hiu hắt, những mảnh đời nghèo không tên góp phần tạo nên huyền sử Sài Gòn.


Click để nghe Thanh Thúy hát Phố Buồn

Tôi nhớ có lần cùng vợ nói chuyện với bạn bè, vợ tôi nói chỉ có Sài Gòn hoa lệ chứ có ai nói Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng… hoa lệ đâu. Vì Sài Gòn có cả hoa và lệ, của những người tình ly loạn, yêu nhau không biết đến ngày mai, những thanh niên lãng mạn và hồn hậu yêu một điệu tango từ thời học sinh để rồi nửa thế kỷ sau vẫn còn ám ảnh. Đêm đó, trong khoảnh khắc cơ thể đã mỏi mệt cùng cực, Phố Buồn như một thanh âm chảy xuống từ thiên đường, chưa bao giờ tôi nghe và cảm ca khúc này nhiều đến như thế, dù chất lượng loa điện thoại dở òm.

Bốn giờ sáng đạp xe về nhà, Sài Gòn vẫn còn hủ tíu gõ, vẫn còn những đôi mắt hoang hoải lạc thần trong đêm, vẫn đèn vàng hiu hắt… Đêm đó tôi như tan chảy vào lòng Sài Gòn…

Có lẽ viết về cô Thanh Thúy mà không nói đến nhạc lính, thứ âm nhạc đã ghi dấu vào hồn bao thế hệ yêu nhạc bolero Sài Gòn: “Anh 20 vào quân ngũ, em 16 đến vũ trường”… là vô cùng thiếu sót. Nhưng ở thể loại này, với gia tài mà cô Thanh Thúy để lại là quá đồ sộ nên tôi sẽ viết vào một dịp khác.

Sở dĩ tôi nhắc đến hai ca khúc của ông Trịnh dù cô hát nhạc Trịnh không nhiều chỉ đơn giản vì nó liên quan và khắc họa chân dung cô lúc mới đi hát. Bài viết này thể hiện cảm xúc cá nhân và hình dung của tôi về tiếng hát Thanh Thúy nhiều hơn là muốn nghiên cứu về cô.

Bài: Nguyễn Hậu
(nhacxua.vn đăng lại với sự đồng ý của tác giả)

(bài viết có sử dụng tư liệu trong cuốn sách của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn và trích đoạn của Giáo sư – triết gia Nguyễn Văn Trung)

Thanh Thúy là một ca sĩ hàng đầu của thời kỳ nhạc vàng trước năm 1975. Giọng hát trầm của cô mang đến những giọt mưa buồn ngọt ngào và làm nổi bật những cảm xúc trong lòng người nghe. Trịnh Công Sơn đã viết bài Ướt Mi dành cho Thanh Thúy, và ca khúc này đã trở thành tác phẩm đầu tay của ông. Ca khúc này đã được đón nhận nồng nhiệt và được trình diễn bởi dàn nhạc giao hưởng của Nhật Bản. Thanh Thúy cũng được biết đến qua bài hát Thương Một Người, một tác phẩm khác của Trịnh Công Sơn.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Thanh Thúy – Huyền thoại sầu muộn của Sài Gòn năm cũ chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Thanh #Thúy #Huyền #thoại #sầu #muộn #của #Sài #Gòn #năm #cũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *