Nhạc sĩ Ngân Giang là tác giả của những bản nhạc nổi tiếng như Tôi Vẫn Nhớ, Đường Tình Đôi Ngả, Người Tình Không Đến. Ông đã góp phần đặc biệt trong sự phát triển của ngành âm nhạc Việt Nam. Những tác phẩm của ông thường mang âm hưởng sâu lắng, tình cảm và lời nhạc sâu sắc. Ngoài việc làm nhạc cho mình, Ngân Giang cũng đã cộng tác với nhiều ca sĩ nổi tiếng khác để tạo ra những ca khúc hay với giai điệu tinh tế..
Nhạc sĩ Ngân Giang là một trong những tên tuổi quen thuộc nhất của nhạc vàng Việt Nam thời kỳ trước 1975. Nếu như có một số nhạc sĩ chỉ cần có 1 vài ca khúc nổi tiếng thì để để được lưu danh muôn thuở, thì với nhạc sĩ Ngân Giang, ông có đến vài chục ca khúc đã quen thuộc với khán giả yêu nhạc nhiều thế hệ, nổi tiếng nhất là Tôi Vẫn Nhớ, Chờ Đông, Anh Về Kẻo Mưa, Đường Tình Đôi Ngả, Tình Nào Trong Mắt Em, Người Tình Không Đến, Nối Lại Tình Xưa…
Nhạc sĩ Ngân Giang tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại Quảng Yên (nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) trong một gia đình nho giáo.
Thuở nhỏ ông đã tỏ ra có năng khiếu về nhạc, được các linh mục người Pháp ở địa phương hướng dẫn nên vào năm 9 tuổi đậu giải nhất đàn mandoline trong cuộc thi do chủng viện tổ chức. Nhờ vậy nên sau đó nhạc sĩ Ngân Giang được các linh mục nhận làm học trò để dạy riêng về nhạc, kịch, ca hát.
Năm 14 tuổi, ông đã sáng tác những bài hát có âm hưởng hùng ca, thường được hát tập thể trong các đoàn hướng đạo.
Năm 1954, nhạc sĩ Ngân Giang di cư vào Nam cùng gia đình, ban đầu ở Thủ Đức, sau đó vào đô thành Sài Gòn. Đến năm 1967, ông gia nhập quân ngũ ở tuổi 21, từ đó bắt đầu sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp.
Năm 1968, ông kết hôn với vợ tên Thơ sau 1 năm tìm hiểu, quen biết. Ca khúc nổi tiếng Chờ Đông được ông sáng tác tặng cho vợ, ý nghĩa của bài hát là họ đã quen nhau qua các mùa Xuân, Hạ, Thu, trước khi chờ đến Mùa Đông thì mối tình tròn vẹn bằng một đám cưới rồi gắn bó với nhau gần 40 năm với 5 người con, trước khi nhạc sĩ qua đời năm 2009.
Bút danh Ngân Giang được ông ghép từ tên người con trai tên Thượng Ngân và người cháu tên Giang. Ông cũng lấy bút danh Thượng Ngân cho những bài hát nổi tiếng là Người Tình Không Đến, Tình Nào Trong Mắt Em… Sau này nhiều người nhầm bút danh này thành Thương Ngân hoặc Thượng Ngàn.
Một trong những ca khúc nổi tiếng nhất của nhạc sĩ Ngân Giang, vốn nổi tiếng qua đôi song ca Tuấn Vũ – Giao Linh, là Đường Tình Đôi Ngả (bị nhầm tác giả thành Lê Văn Thiện). Bài hát này kể về câu chuyện tình có thật của chính nhạc sĩ Ngân Giang. Trước khi nhập ngũ, ông có quen một người con gái ở trong cùng giáo xứ ở Thủ Đức. Hai người yêu nhau và đã tính đến chuyện trăm năm nhưng cha mẹ cô gái chê chàng nhạc sĩ nghèo nên không chấp thuận, ép gả cho người khác. Sau đó nhạc sĩ Ngân Giang cũng quen với người khác và thành vợ chồng, từ đó có bài hát mang tên Đường Tình Đôi Ngả.
Click để nghe Giao Linh và Thanh Phong song ca Đường Tình Đôi Ngả
Nhiều năm sau đó, nhạc sĩ Ngân Giang có dịp về lại chốn cũ và gặp lại cô gái, nhìn thấy trong ánh mắt người xưa và biết rằng tình cảm vẫn còn, nên ông sáng tác Tình Nào Trong Mắt Em, sau này được biết đến với cái tên Đôi Mắt Người Xưa:
Chuyện tình của tôi tan vỡ từ lâu rồi tưởng không bao giờ còn nhớ
Nhưng bỗng một hôm trên đường ra phố thị tôi gặp người yêu ngày nào…
Trong thời kỳ 1967-1972, nhạc sĩ Ngân Giang sáng tác rất nhiều ca khúc nổi tiếng, ngoài Chờ Đông, Đường Tình Đôi Ngả, Tình Nào Trong Mắt Em, còn có Người Tình Không Đến, Tôi Vẫn Nhớ, Tâm Sự Nàng Buram, Anh Về Kẻo Mưa, Đêm Trên Đỉnh Sầu… tuy nhiên tên tuổi của ông vẫn chưa thực sự nổi bật và được đông đảo công chúng biết tới, không có nhiều hãng dĩa tìm đến, ngoại trừ 1 vài ca khúc rải rác của ông được thu âm ở hãng dĩa Sóng Nhạc. Vì vậy thời điểm đó ông vẫn là một nhạc sĩ nghèo, tiền bán nhạc không đủ để gia đình ông có được cuộc sống khá giả.
Đến khoảng cuối năm 1972, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Tuấn Hải, nhạc sĩ Ngân Giang đến gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông để hợp tác, sáng tác nhạc cho các hãng băng dĩa của vị nhạc sĩ này. Bài hát đầu tiên mà Ngân Giang hợp tác với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là Dư Âm Mùa Giáng Sinh trong băng Sơn Ca 3, sau đó nhạc của Ngân Giang xuất hiện liên tục trong băng nhạc Premier (cũng của Nguyễn Văn Đông), từ đó tên tuổi của ông được biết đến nhiều hơn và nhiều ca khúc bắt đầu được thu âm trong các băng nhạc Họa Mi, Nhã Ca, Thương Ca, đặc biệt là các băng nhạc của Chế Linh thực hiện.
Sau năm 1975, gia đình nhạc sĩ Ngân Giang trải qua một thời gian rất khó khăn, ông phải đạp xích lô, trong khi người vợ thì buôn bán ve chai để kiếm tiền nuôi con. Đến năm 1988, nhạc sĩ tìm đường sang nước ngoài, ban đầu được bảo lãnh sang ở Orange County, năm 1993 ông bảo lãnh được vợ con sang. Vợ chồng ông làm việc cho các hãng, trước khi dời về định cư ở Arkansas từ năm 1995. Đây là một bang rất ít người Việt sinh sống, vì vậy trong suốt thời kỳ sôi động của âm nhạc hải ngoại, nhạc sĩ Ngân Giang không tham gia sinh hoạt cùng, nên thông tin về ông cũng ít người biết đến.
Năm 2001, nhạc sĩ Ngân Giang phát hiện bị ung thư hạch, sau đó mắc thêm một bệnh hiếm rất ít người Á Châu mắc phải. Lúc đó các bác sĩ đã nói gia đình rằng ông không còn thời gian nhiều nữa, nhưng ông vẫn lạc quan, mạnh mẽ và sống thêm 8 năm nữa rồi qua đời vào cuối tháng 4 năm 2009.
Trước khi qua đời, nhạc sĩ Ngân Giang còn tâm nguyện chưa được thực hiện, đó là thực hiện một đêm nhạc gồm các nhạc phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của ông. Tâm nguyện này đang được người con gái của ông là Lan Chi ấp ủ thực hiện. Gần đây, gia đình nhạc sĩ Ngân Giang có lên tiếng về việc Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC) không minh bạch số tiền mà VCPMC đã đại diện thu tác quyền của nhạc Ngân Giang trong suốt 8 năm.
Chị Lan Chi chia sẻ trên báo Thanh Niên như sau: “Sinh thời, cha tôi – nhạc sĩ Ngân Giang sáng tác cả trăm ca khúc, nổi tiếng nhất phải kể tới các ca khúc Chờ đông, Tình nào trong mắt em (Đôi mắt người xưa), Đường tình đôi ngả, Người tình không đến, Nối lại tình xưa, Tôi vẫn nhớ… Rất nhiều trung tâm ca nhạc, ca sĩ hát tác phẩm của ông nhưng không phải ai cũng trả tiền tác quyền, hoặc nếu có, họ chỉ trả một khoản tượng trưng…
Chúng tôi đã rất vui mừng và tin tưởng ủy quyền các tác phẩm âm nhạc của cha tôi cho VCPMC. Trong 8 năm ký hợp đồng (2.2.2014 – 8.3.2022), gia đình tôi ở Mỹ nên ít có điều kiện làm việc trực tiếp với VCPMC. Trung tâm đã cử một nhân viên nữ ở khu vực phía Nam chuyển tiền tác quyền cho gia đình tôi. Vì tin tưởng trung tâm, nên gia đình tôi chưa bao giờ thắc mắc về khoản tiền đã nhận.
Theo đó, sau khi kết thúc hợp đồng, gia đình cố nhạc sĩ Ngân Giang “nhận thấy cách làm việc ‘có vấn đề’ của VCPMC. Theo hợp đồng, mỗi lần thanh toán tiền, VCPMC có trách nhiệm gửi kèm bản đối soát chi tiết, nhưng gia đình tôi chưa nhận được bản đối soát bao giờ. Gần đây gia đình tôi mới biết, các tác giả ở Việt Nam được VCPMC cấp một tài khoản số để theo dõi tài sản trí tuệ của họ. Gia đình tôi chưa bao giờ nhận được tài khoản này.
“Trong 8 năm hợp tác, nữ nhân viên của VCPMC thanh toán tổng cộng 6 lần tiền tác quyền cho gia đình tôi. Mới đây, gia đình yêu cầu VCPMC gửi bảng đối soát chi tiết. So sánh bảng đối soát này với 6 lần tiền nữ nhân viên nói trên trả, chúng tôi nhận thấy, nữ nhân viên này trả gia đình tôi thiếu hơn 118 triệu đồng”.
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Nhạc sĩ Ngân Giang, tên thật là Nguyễn Văn Vỹ, sinh năm 1946 tại tỉnh Quảng Ninh. Ông đã sáng tác nhiều ca khúc nổi tiếng như Tôi Vẫn Nhớ, Chờ Đông, Anh Về Kẻo Mưa, Đường Tình Đôi Ngả, Tình Nào Trong Mắt Em, Người Tình Không Đến, Nối Lại Tình Xưa. Bắt đầu từ năm 1972, ông hợp tác với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông và phát triển sự nghiệp. Gia đình của ông trải qua khó khăn và ông qua đời vào năm 2009. Gần đây, gia đình ông đã phản đối sự không minh bạch của Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC).
Hastags: #Đôi #nét #về #nhạc #sĩ #Ngân #Giang #tác #giả #của #Tôi #Vẫn #Nhớ #Đường #Tình #Đôi #Ngả #Người #Tình #Không #Đến