Cung Tiến là một nhạc sĩ nổi tiếng và có sự nghiệp thành công trong ngành âm nhạc. Cuộc đời của ông bắt đầu từ những đêm hoang sơ, khi ông bắt đầu sáng tác nhạc. Ông đã tạo nên nhiều tác phẩm nổi tiếng và được yêu thích như “Gió về miền xuôi” và “Đồng xanh”. Với khát vọng muốn truyền cảm hứng và mang lại niềm vui cho hàng triệu người qua âm nhạc của mình, Cung Tiến đã trở thành một biểu tượng của ngành âm nhạc Việt Nam. Sự nghiệp của ông là một minh chứng cho sự đam mê và sáng tạo không ngừng trong cuộc sống và nghệ thuật..
“Đời lập từ những đêm hoang sơ” là câu hát rất tuyệt diệu của nhạc sĩ Cung Tiến trong bài Hương Xưa, một ca khúc được ông sáng tác lúc ở độ tuổi 19-20. Không chỉ vậy, ca khúc bất hủ Hoài Cảm đã được ông sáng tác rất lâu trước đó, ngay từ khi mới 14-15 tuổi, tương đương với lớp 9 hiện nay. Việc một cậu học sinh lớp 9 có thể sáng tác được những lời hát sau đây, quả là một điều khó tin, và chỉ những người có tài năng xuất chúng bẩm sinh mới làm được:
Chiều buồn len lén tâm tư
Mơ hồ nghe lá thu mưa
Dạt dào tựa những âm xưa
Thiết tha ngân lên lời xưa…
Trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, có rất nhiều nhạc sĩ đã được tiếp xúc với âm nhạc từ khi còn bé, và cũng có những nhạc sĩ đã thành danh với ca khúc đầu tay ngay từ thời niên thiếu, như nhạc sĩ Nhị Hà với Mẹ Tôi sáng tác năm 14 tuổi, Quốc Dũng với Em Đã Thấy Mùa Xuân Chưa năm 11 tuổi, Văn Cao với Buồn Tàn Thu năm 16 tuổi… Và đặc biệt hơn cả vẫn là Cung Tiến với 2 bài hát đầu tay là Thu Vàng, Hoài Cảm. Mời bạn nghe lại tiếng hát Sĩ Phú trước 1975 sau đây:
Click để nghe Sĩ Phú hát Hoài Cảm
Có thể xem nhạc sĩ Cung Tiến là một trong những người viết tình ca tiêu biểu nhất của dòng nhạc miền Nam sau thập niên 1950. Ông sáng tác rất ít, và tất cả các tác phẩm đều viết sau năm 1953, nhưng thường được xếp vào dòng nhạc tiền chiến (nhạc trước năm 1945) bởi có cùng phong cách trữ tình lãng mạn, âm hưởng bán cổ điển, rất trang nhã và cầu kỳ. Tự nhận mình là một người nghiệp dư trong âm nhạc, viết nhạc như một thú tiêu khiển, Cung Tiến không chú ý tác quyền và không chú trọng lăng xê tên tuổi mình trong lĩnh vực âm nhạc, dù vậy nhưng ông đã để lại những nhạc phẩm rất giá trị như Hương Xưa, Hoài Cảm, Thu Vàng.
Nhạc sĩ Cung Tiến tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội. Cha của ông là nhà thơ, và cũng là một nhà cách mạng của Việt Nam Quốc Dân Đảng, gia đình không có ai theo nghệ thuật.
Năm 1952, gia đình Cung Tiến di cư vào Nam. Ông tự học nhạc từ niên thiếu, sau đó được học các lớp ký âm và xướng âm pháp tại các trường trung học Nguyễn Trãi khi còn ở Hà Nội và Chu Văn An khi vào đến Sài Gòn, các nhạc sĩ hướng dẫn Cung Tiến có 2 nhạc sư nổi tiếng là Thẩm Oánh và Chung Quân.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Cung Tiến có kể lại rằng khi mới từ Hà Nội vô Sài Gòn, ông được biết là ở đài Pháp Á có cuộc thi tuyển lựa ca sĩ. Ông lên đăng ký thi nhưng không đạt giải. Người cha vì không thích con theo nghệ thuật, nên khi biết việc này đã bỏ hết đồ đạc của Cung Tiến ra khỏi cửa.
Không thành ca sĩ, nhưng Cung Tiến tỏ ra là một người rất có khả năng sáng tác ngay từ khi còn ở tuổi niên thiếu. Năm 1953, ông sáng tác ca khúc đầu tay là Thu Vàng, mô tả vẻ đẹp của Hà Nội những mùa thu cũ, là nơi ông sinh ra và sống suốt thời ấu thơ. Trong cùng năm đó, ông cũng sáng tác Hoài Cảm, bằng sự tưởng tượng về nỗi nhớ nhung về một người, với lời ca được lấy cảm hứng thì những áng thơ bất hủ thời tiền chiến. Cả 2 bài hát được sáng tác khi tác giả mới 15 tuổi, nhưng đã thể hiện sự chín chắn, trưởng thành và già dặn, chứ không giống như những suy tư của một cậu thiếu niên.
Khi nói về Hoài Cảm, nhạc sĩ Cung Tiến cho biết ở lứa tuổi đó, ông không nghĩ là sẽ viết một ca khúc mang tính chất quan trọng hay tâm huyết. Bài hát này đơn thuần là sự tưởng tượng về một người nào đó là ông yêu mến, chứ không có ẩn ý gì sâu xa: “Hồi đi học, tôi học ban văn chương, triết học. Tôi chịu ảnh hưởng thơ lãng mạn Việt Nam hồi đó như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử …nên lời ca mang những ý tưởng lãng mạn trong thi văn Việt Nam. Không có cái gì sâu xa gọi là kinh nghiệm của con người cả. Hoàn toàn là trí tưởng tượng”
Xa Hà Nội từ sớm, những gì thuộc về Hà Nội còn lưu giữ trong ký ức rất lâu, rồi được Cung Tiến đưa vào nhạc qua Thu Vàng, Hương Xưa. Ông chia sẻ: Tôi từ Hà Nội vào Sài Gòn sớm lắm. Lúc đi, nhớ tất cả những gì mà ở Hà Nội ghi vào ký ức mình, thì là có bản nhạc đó”.
Năm 1957, khi 19 tuổi, nhạc sĩ Cung Tiến viết thêm một ca khúc để đời khác, và được xem là ca khúc hay nhất của ông mang tên Hương Xưa, đề tặng người bạn thân của ông là Khuất Duy Trác (tức danh ca Duy Trác). Cũng chính Duy Trác là người trình bày thành công nhất ca khúc này:
Ôi, những đêm dài hồn vẫn mơ hoài một kiếp xa xôi
Buồn sớm đưa chân cuộc đời
Lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
Dù có bao giờ lắng men đợi chờ…
Bài hát là sự kết hợp tuyệt vời giữa nét nhạc phương Tây và lời nhạc mang đậm chất Á Đông, nhắc đến những điển tích Đường thi mà không phải ai cũng có thể cảm thụ được một cách thấu đáo.
Click để nghe Duy Trác hát Hương Xưa
Nói về hoàn cảnh sáng tác Hương Xưa, nhạc sĩ Cung Tiến cho biết:
“Hồi đó tôi học đệ nhất, bắt đầu mê nhạc cổ điển Tây phương lắm. Tôi nhớ thời hoàng kim, thời xưa của Việt Nam hãy còn hòa bình, nhớ lại cảnh hòa bình xưa của Việt Nam đẹp như thế nào, so với cảnh chiến tranh, lúc đó vào khoảng năm 1957-1958, so sánh hai trường hợp cảnh chιến tranh hiện đại và cảnh thanh bình hồi xưa của Việt Nam mà thành lời ca của bản Hương Xưa”.
Nhạc sĩ cũng cho biết về trường hợp sáng tác ca khúc này:
Độ mười mấy tuổi, tôi nghe nhạc cổ điển của Haydn, Mozart, Beethoven, Schubert chẳng hạn. Như bài “Hương Xưa”, tôi viết bản đó sau khi tôi lần đầu tiên được nghe giàn nhạc giao hưởng đầu tiên của Việt Nam trình diễn “sống” trong một dịp kỷ niệm 200 năm sinh của nhạc sĩ Mozart. Tôi mê đến bỏ học, để đến nghe giàn nhạc tập dợt. Rồi Beethoven, tôi cũng có ảnh hưởng chứ. Tôi nghe một giai điệu của Beethoven, rồi nó cứ ở mãi trong đầu tôi. Và tôi cũng lấy đó ra làm một ý tưởng, để viết nên giai điệu. Về sau này, khi trau giồi thêm về âm nhạc, tôi cũng có ảnh hưởng khá nhiều trường phái Lãng Mạn, Ấn Tượng (Impressionist) của Tây phương như là Gabriel Fauré, Debussy, Ravel, và những người viết ca khúc nghệ thuật của Pháp mà tôi rất thích.
Những ca khúc như Thu Vàng, Hoài Cảm, Hương Xưa, sau đó là Nguyệt Cầm, Lệ Đá Xanh, Mắt Biếc đều tương đối “kén” người nghe, không phải ai cũng dễ dàng yêu thích. Tuy nhiên khi đã thưởng thức được thì khó dứt ra được. Những ca khúc của nhạc sĩ Cung Tiến thường mang tính nhạc thuật cao, ca từ trau chuốt và đẹp như thơ (hoặc có thể đó cũng chính là một bài thơ). Dù cho Cung Tiến tự nhận rằng mình chỉ “dạo chơi trong âm nhạc”, nhưng những ca khúc của ông đều là điển hình cho sự điêu luyện và chuyên nghiệp bậc nhất.
Trong khoảng thời gian 1957 đến 1963, nhạc sĩ Cung Tiến du học ở Úc ngành kinh tế và ông có theo tham dự các khóa về dương cầm, hòa âm, đối điểm, và phối cụ tại Âm nhạc viện Sydney.
Cũng từ thời gian này trở về sau, những sáng tác của nhạc sĩ Cung Tiến có sự đổi khác, mà ông gọi là chuyển từ “popupar song” qua “art song”, không sáng tác nhạc phổ thông nữa mà theo đuổi nhạc nghệ thuật, kén khán giả hơn rất nhiều. Lúc sinh thời ông nói về sự thay đổi này như sau:
Hồi nhỏ học trung học thì tôi chỉ biết âm nhạc tôi viết là “popular song”, tức là những ca khúc phổ biến, phổ thông. Trong âm nhạc có nhiều khía cạnh, nhiều thứ, nhiều những trật tự mình phải theo, như hòa âm, đối điểm, tổ khúc, phối âm…, mà hồi đó ở Việt Nam tôi chưa được học.
Lúc học xong trung học, năm 1956, tôi được học bổng sang Úc học về kinh tế. Trong thời giờ rảnh, tôi đi học thêm âm nhạc ở Nhạc Viện Sydney, từ đó mới khám phá ra những khía cạnh khác của âm nhạc, không phải chỉ một melody, một làn điệu mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên âm nhạc.
Từ đó trở đi, tôi rất ý thức việc phổ thơ, phổ nhạc vào thơ vì thơ đứng một mình đọc cũng được, nhưng nếu có nhạc đi kèm vào, phụ họa vào thì nó có một chiều kích (dimension) khác, một kích thước khác, gọi là ca khúc nghệ thuật, “art song”, tức là lấy một văn bản có giá trị như thơ viết thành nhạc và cho vào bối cảnh hòa âm hoặc là bằng piano, hoặc bằng một cái đàn guitar hoặc một ban nhạc.
Ngoài ra nhạc sĩ cũng giải thích về thể loại nhạc nghệ thuật mà ông theo đuổi:
Ca khúc phổ thông (popular music) thường thường người ta viết giai điệu chứ không có hòa âm. Như hồi nhỏ, tôi viết một giai điệu có lời, nhưng mà không có hòa âm; người trình diễn đệm đàn theo lối nào cũng được, tùy tiện. Ca khúc nghệ thuật là ca khúc dùng bản văn một bài thơ có phẩm chất cao để viết nên phần giai điệu, xong rồi phải có phần hòa âm để làm bối cảnh cho ca khúc đó. Ca khúc cũng như một bức tranh, đằng trước là hình ảnh, là tiền cảnh, còn đằng sau là bối cảnh, như mây, nước, hoặc cảnh nọ, cảnh kia; cái đó chính là hòa âm hay là phối khí trong âm nhạc. Sau một thời gian sáng tác ca khúc phổ thông, tôi được trau giồi về âm nhạc, và bắt đầu phổ nhạc vào những bài thơ mà tôi thích.
Trong khi du học ở Úc, Cung Tiến gặp một người con gái Việt xuất thân từ trường nữ Marie Curie ở Sài Gòn. Sau khi về nước, 2 người kết hôn năm 1965.
Từ năm 1970 đến 1973, Cung Tiến được học bổng của Hội đồng Anh (Bristish Council) để nghiên cứu về kinh tế tại trường đại học Cambridge. Trong thời gian đó, ông trau dồi thêm về âm nhạc bằng cách tham dự các lớp về nhạc học, lịch sử âm nhạc và nhạc lý hiện đại. Cho nên về sau này, phong cách sáng tác của ông khác hẳn những bản nhạc thời học sinh mà ông gọi là ‘nhạc phổ thông’. Thay vào đó là những tác phẩm mà ông gọi là ‘ca khúc nghệ thuật’.
Sau năm 1975 ở hải ngoại, Cung Tiến viết nhạc tấu khúc Chinh Phụ Ngâm năm 1987, soạn cho 21 nhạc khí, được trình diễn lần đầu vào ngày 27 tháng 3 năm 1988 tại San Jose, California với dàn nhạc thính phòng San Jose, và đã được giải thưởng Văn Học nghệ thuật quốc khánh 1988.
Dù là một nhạc sĩ nổi tiếng, sáng tác những ca khúc bất hủ, sau đó lại theo đuổi khuynh hướng “nhạc nghệ thuật” thường chỉ dành cho những người thưởng thức có trình độ âm nhạc cao, nhưng nhạc sĩ Cung Tiến nói rằng ông chỉ là 1 người sáng tác kiểu tài tử, chứ không phải chuyên nghiệp:
Theo tôi hiểu, “nhạc sĩ chuyên nghiệp” là người sống bằng nghề nhạc. Như ông Phạm Duy, chẳng hạn, ông là một nhạc sĩ chuyên nghiệp vì ông sống bằng nghề đó, và nhiều người khác nữa. Còn tôi là một người tài tử, “tài tử” theo định nghĩa lấy từ chữ Latin “amatore”, tức là “người yêu”, người yêu nhạc hay người yêu nghệ thuật. Tôi là loại người đó. Tôi không phải sống về nghề âm nhạc. Trong đời tôi có rất nhiều sở thích, nhưng mà âm nhạc là sở thích lớn nhất và vẫn ở với tôi cho đến nay. Suốt đời tôi.
Những năm cuối đời, nhạc sĩ Cung Tiến sống khép kín, ít người biết đến tin tức. Ông qua đời ngày 10/5/2022, phải gần 1 tháng sau đó thì công chúng mới biết đến tin tức.
Đông Kha (nhacxua.vn) biên soạn
Nhạc sĩ Cung Tiến, tên thật là Cung Thúc Tiến, sinh năm 1938 tại Hà Nội, là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc miền Nam sau thập kỷ 1950. Ông đã tạo ra những tác phẩm như Hương Xưa, Hoài Cảm, Thu Vàng với phong cách trữ tình lãng mạn, âm hưởng bán cổ điển. Ông bắt đầu sáng tác từ lúc 14-15 tuổi và đã để lại những ca khúc vô cùng quý giá. Cung Tiến chia sẻ rằng ông được ảnh hưởng bởi các nhạc sĩ nổi tiếng như Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Hàn Mặc Tử. Ông cũng được ảnh hưởng bởi âm nhạc phương Tây, đặc biệt là Beethoven, Fauré, Debussy và Ravel. Những ca khúc của ông mang tính nhạc thuật cao và đẹp như thơ.
Hastags: #Cuộc #đời #và #sự #nghiệp #của #nhạc #sĩ #Cung #Tiến #Đời #lập #từ #những #đêm #hoang #sơ