Tình khóc vui khi lời thề đã đầy (Hồ Dzếnh) – Từ thơ đến nhạc – Cực hay Thanhhaaudio

Bài thơ Ngập Ngừng của Hồ Dzếnh khắc họa tình yêu bị lừa dối và đau khổ. Tình yêu mà tác giả đã tin tưởng, hứa hẹn và hy vọng đã bị đánh mất. Từ những sự ngập ngừng, sầu muộn trong tâm trạng tác giả, người ta đã biến thể bài thơ thành một bản nhạc sâu lắng, thể hiện tình trạng tâm lý tiêu cực của người yêu khi mất đi niềm vui và sự chân thành. Những giai điệu buồn của bài hát gợi lên những cảm xúc tổn thương và tiếc nuối..

Bạn đang xem bài viết về Bài thơ Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh) – Từ thơ đến nhạc: Tình mất vui khi đã vẹn câu thề… tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Từ lúc hình thành và phát triển, dòng nhạc vàng của Việt Nam có rất nhiều các ca khúc lấy cảm hứng từ các thi phẩm. Có nhiều trường hợp nhạc sĩ dựa vào ý thơ hoặc nội dung câu chuyện của các bài thơ để viết nên ca khúc và cũng mượn thơ để đặt lời cho bài hát của mình.

Trong số các thi phẩm tạo cảm hứng nhiều nhất cho các nhạc sĩ, có thể kể đến bài “Màu Tím Hoa Sim” của nhà thơ Hữu Loan và “Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím” của Kiên Giang, “Hai Sắc Hoa Ti Gôn” của TTKh… Tuy nhiên, có một bài thơ có ý thơ xuất hiện trong rất nhiều các ca khúc nhưng ít ai để ý đến, thậm chí còn tưởng đó là ca dao. Đó chính là bài thơ “Ngập Ngừng” của thi sĩ Hồ Dzếnh với hai câu thơ để đời:

“Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở”

Ý thơ này xuất hiện rất nhiều trong các ca khúc nhạc vàng sáng tác trước năm 1975, được tác giả Trần Văn Phúc nhận định như sau:

“…cho mãi đến tận bây giờ, bài thơ Ngập ngừng vẫn để lại ấn tượng mạnh cho mỗi người yêu thích thơ ca nói chung và thơ tình nói riêng. Nhà thơ quan niệm rằng: Tình chỉ đẹp khi còn dang dở, đời hết vui khi đã vẹn câu thề. Đó là quan niệm hết sức mới lạ về tình yêu của nhà thơ, nó khác hẳn với quan niệm truyền thống cho rằng tình yêu đôi lứa phải gắn liền với sự thủy chung son sắt. Có lẽ vì thế mà trong hầu hết cuốn sổ tay cũng như tâm trí của thanh niên mọi thế hệ đều có ghi chép hai câu thơ ấy với nhiều dị bản khác nhau…”


Bài thơ “Ngập Ngừng” được thi sĩ Hồ Dzếnh sáng tác và in trong tập thơ “Quê ngoại” (xuất bản năm 1943). Bài thơ có 18 câu, nói về sự đợi chờ và nhớ thương vô bờ bến của nhân vật chính trong lúc đang đợi người yêu đến điểm hẹn. Chờ đợi lâu nhưng người yêu không đến nên chàng trai liên tưởng đến những chuyện không vui, nghĩ về tương lai của cuộc tình cũng như thầm trách người yêu sao nỡ lỗi hẹn.

Xem bài khác

Tiểu sử nhạc sĩ Vinh Sử – Nhạc sĩ của tầng lớp lao động bình dân

Vĩnh biệt nhạc sĩ Đan Thọ – Tác giả ca khúc Chiều Tím


Nguyên tác bài thơ “Ngập ngừng” như sau:

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắn trong sân
Ngó trên tay, thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: Gớm! Làm sao nhớ thế?

Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé!
Em tôi ơi tình có nghĩa gì đâu?
Nếu là không lưu luyến buổi sơ đầu
Thuở ân ái mong manh như nắng lụa

Hoa bướm ngập ngừng, cỏ cây lần lữa
Hẹn ngày mai mùa đến sẽ vui tươi
Chỉ ngày mai mới đẹp, ngày mai thôi!


Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Tôi sẽ trách – cố nhiên! Nhưng rất nhẹ
Nếu trót đi em hãy gắng quay về

Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở
Thư viết đừng xong, thuyền trôi chớ đổ
Cho nghìn sau lơ lửng với nghìn xưa.

Trong bài thơ này, có 2 đoạn thơ thường được các nhạc sĩ đưa vào âm nhạc, đó là:

“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé
Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân
Ngó trên tay điếu thuốc lá cháy lụi dần
Tôi nói khẽ: Gớm! Làm sao nhớ thế?”


“Tình mất vui khi đã vẹn câu thề
Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.”

Đoạn thơ đầu là niềm cảm hứng để nhạc sĩ Trần Thiện Thanh viết nên ca khúc “Chuyện Hẹn Hò” và được nổi tiếng qua chính tiếng hát của chính tác giả từ trước năm 1975. Bài hát “Chuyện Hẹn Hò” là câu chuyện về sự lỗi hẹn của đôi tình nhân lúc hẹn hò với những cung bậc cảm xúc khó tả khi yêu. Trong nhiều lần trình diễn ca khúc này, tác giả Nhật Trường cũng có đọc đoạn thơ nguyên tác của Hồ Dzếnh làm bài hát thêm cảm xúc và giúp người nghe cảm thấy rõ hơn sự nhớ thương khi yêu nhau nhưng không được gặp.


Nghe Nhật Trường hát Chuyện Hẹn Hò

Ngoài ra, bài thơ “Ngập Ngừng” cũng tạo nên cảm xúc cho nhạc sĩ Anh Bằng viết nên ca khúc “Anh Cứ Hẹn” từng nổi tiếng qua tiếng hát của ca sĩ Như Quỳnh. Nếu “Chuyện Hẹn Hò” nói về sựchờ đợi của chàng trai khi người yêu lỗi hẹn, thì “Anh Cứ Hẹn” lại là nỗi lòng của cô gái khi người yêu đã quên giờ hẹn.

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Để một mình em dạo phố lang thang
Quán vắng quanh đây nụ hôn quá nồng nàn
Em bước vội để che hồn trống vắng

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Để chuyện tình em đợi đến si mê
Những lúc xa nhau là tiếng sóng gần kề
Không dỗi hờn xót xa làm ướt mi

Tình yêu chỉ đẹp phút hẹn thề
Tình yêu sẽ buồn khi bước vào vòng đam mê
Tình như trái mộng chín rung rinh trên đầu cành
Tình như nắng lụa hóa mộng mơ

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Tình chỉ đẹp khi còn dở dang thôi
Những cánh thư yêu đừng nên kết vội vàng
Những cánh buồm đừng nên dừng bến đỗ

Anh cứ hẹn nhưng anh đừng đến nhé
Cuộc đời buồn khi tình đã lên ngôi
Có biết bao nhiêu tình say đắm tuyệt vời
Đều dở dang như tình mình thế thôi.

(Lời bài hát Anh Cứ Hẹn – Anh Bằng)


Nghe Như Quỳnh hát Anh Cứ Hẹn

Riêng đối với hai câu thơ “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề. Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở”, khi xuất hiện trong âm nhạc thường sẽ bị đổi thành “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Những ca khúc nổi tiếng nhất có nhắc đến hai câu thơ này là “Tình Chỉ Đẹp” của nhạc sĩ Thủy Tiên và “Chuyến Đò Không Em” của nhạc sĩ Hoài Linh.

Đối với ca khúc “Tình Chỉ Đẹp”, nhạc sĩ Thủy Tiên dựa vào ý 2 câu thơ đó để viết nên ca khúc về chuyện tình yêu đôi lứa, cuộc tình tan vỡ:

Tôi đã yêu anh từ muôn kiếp nào
Cho dẫu mai sau đời nhiều bể dâu
Biết rằng chẳng được gần nhau
Đừng đem cay đắng cho nhau
Cho cung đàn lỡ nhịp thương đau

Thôi xin anh đừng buồn, xin anh đừng buồn
Tình chỉ đẹp khi còn dang dở
Đời mất vui khi đã vẹn câu thề
Tôi đã yêu anh tình yêu ban đầu


Nghe Dạ Hương hát Tình Chỉ Đẹp

Còn trong bài nhạc vàng nổi tiếng “Chuyến Đò Không Em”, nhạc sĩ Hoài Linh đã tạo nên một câu chuyện riêng cho ca khúc và cũng có nhắc đến ý thơ “Ngập Ngừng” khi đặt lời bài hát trong đoạn phiên khúc cuối cùng:

“Gió thu lạnh giá, bao nhiêu là lá bấy nhiêu cơn sầu đông
Cánh thơ ban đầu ấy, chêƭ trong lòng giấy nhắc bao kỷ niệm buồn
Đừng trách người đi sao lỗi nhịp đàn, tình chỉ đẹp khi ái ân không tròn
Một lần vào thu, là lần băng giá khơi sầu tâm tư.”

Bên cạnh việc được các nhạc sĩ sử dụng nội dung hoặc trích gần như giống bản gốc để đặt lời cho các ca khúc của mình, thì 2 câu thơ “Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề. Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở” còn được xuất hiện trên bìa nhạc gốc của bài hát “Hai Đứa Giận Nhau” của nhạc sĩ Hoài Linh, xuất bản trước năm 1975.

Không chỉ nổi tiếng trong thơ và nhạc, ý tứ của câu“Tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đời mất vui lúc đã vẹn câu thề” đã trở thành câu nói quen thuộc thường được nhắc đến khi người ta chứng kiến chuyện tình dang dở, phổ biến rộng khắp trong mọi tầng lớp dân chúng qua nhiều thế hệ.

Bài: Trần Tuệ Minh Hiếu
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Nhạc vàng của Việt Nam đã lấy cảm hứng từ các thi phẩm và thường mượn thơ để đặt lời cho các bài hát. Một bài thơ quan trọng trong nhạc vàng trước năm 1975 là “Ngập Ngừng” của Hồ Dzếnh, với hai câu thơ đặc biệt: “Tình mất vui khi đã vẹn câu thề, Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở.” Các nhạc sĩ đã sử dụng những câu thơ này để viết nên các ca khúc nổi tiếng như “Chuyện Hẹn Hò” và “Anh Cứ Hẹn”. Câu thơ này cũng được nhắc đến trong các bài hát “Tình Chỉ Đẹp” và “Chuyến Đò Không Em”.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Bài thơ Ngập Ngừng (Hồ Dzếnh) – Từ thơ đến nhạc: Tình mất vui khi đã vẹn câu thề… chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Bài #thơ #Ngập #Ngừng #Hồ #Dzếnh #Từ #thơ #đến #nhạc #Tình #mất #vui #khi #đã #vẹn #câu #thề

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *