Trịnh Công Sơn là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng và tài năng nhất của Việt Nam. Những bài hát của ông đã lan tỏa và chạm đến lòng người trên khắp thế giới. Trong số đó, có một số bài hát được coi là nổi tiếng nhất, như “Ru Tình”, “Diễm Xưa”, “Hò Guom”, “Biển Nhớ”, “Tình Ca”. Những giai điệu tình cảm, lời ca sâu lắng và tài năng sáng tạo của Trịnh Công Sơn đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người yêu nhạc Việt..
Nhân kỷ niệm 17 năm ngày mất Trịnh Công Sơn (1/4/2001 -1/4/2018), cùng điểm lại những điều thú vị nhất xung quanh các ca khúc nổi tiếng của ông.
Cát bụi
Bài hát được bắt nguồn từ một thoáng buồn không nguyên cớ là một đoạn phim, một cuốn truyện chưa ưng ý. Trong hồi ký của Trịnh Công Sơn viết: “Có một cái gì đó thật trùng hợp trong cùng một buổi chiều. Một nỗi buồn hay một điều gì đó gần với sự rời xa ly biệt đang cựa mình thức dậy trong tôi. Tôi lại ra đường tìm một góc quán quen thuộc ngồi. Trên đường trở về nhà, trong đầu bỗng vang lên một tiếng hát. Tôi lặp đi lặp lại nhiều lần trong đầu, hát thành tiếng khe khẽ”.
https://www.youtube.com/watch?v=yajJg8aDVdM
Biển nhớ
Ca khúc được viết cho Tôn Nữ Bích Khê học trường Sư phạm Quy Nhơn vào hè 1962. “Chúng tôi đã ngồi uống cà phê với nhau dưới mái quán thấp ven biển lợp bằng lá kè. Biển nhớ là cảm hứng từ muôn vàn đợt sóng lấp lánh trong những đêm khuya, Sơn đã kéo cao cổ áo, chợt rùng mình rồi có một ngày sẽ xa những dấu chân trên cát, có còn ‘trời cao níu bước Sơn Khê’”, Đinh Cường chia sẻ.
https://www.youtube.com/watch?v=5xuQc_9JuTE
Diễm xưa
Bài hát do Khánh Ly thể hiện, đã trở thành top hit ở Nhật năm 1970. Ngữ nghĩa của Diễm xưa được Trịnh Công Sơn lý giải: “Diễm là đẹp, xưa là ngày xưa”. Nhân vật được nhắc tới trong ca khúc là nữ sinh Ngô Thị Bích Diễm của Đại học Văn khoa Huế. Nhà Bích Diễm ở bên kia sông qua cầu Phú Cam, rẽ tay phải về phía đường Phan Chu Trinh, hàng ngày cô gái vẫn đi qua nơi Trịnh Công Sơn ở.
“Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não, ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu ‘hương hoa’ kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó”, giáo sư Bửu Ý nói.
https://www.youtube.com/watch?v=0B9A5ITHCL8
Một cõi đi về
Ca khúc được viết vào khoảng 1974 đầu năm 1975 nhưng từ năm 1980 mới phổ biến. “Đây là một bài hát rất lạ, thực sự không dễ hiểu vì có những câu trong bài hát bản thân tôi cũng thấy khó giải thích. Viết thì viết vậy nhưng để giải thích thật rõ ràng thật khó. Khi tôi gặp không ít người dù họ học ít nhưng họ lại thích, hỏi họ có hiểu không, họ trả lời là không hiểu nhưng cảm nhận được có một cái gì đó ở bên trong. Khi nghe, khi hát lên có một điều gì đó chạm đến trái tim mình. Tôi nghĩ trong nghệ thuật điều quan trọng nhất là làm thế nào để mở ra một con đường ngắn nhất đi từ trái tim đến trái tim của người khác mà không cần cắt nghĩa gì thêm”, Trịnh Công Sơn từng nói.
https://www.youtube.com/watch?v=NJzbmKKOHQo
Hạ trắng
Hạ trắng là một ca khúc trữ tình do Trịnh Công Sơn sáng tác năm 1961 (sau bài Diễm xưa). Bài hát được bắt nguồn cảm xúc từ nỗi ám ảnh của một mùa hè nóng bỏng tại Huế, cộng với một câu truyện về cái chết của cha mẹ một người bạn.
“Sau đó tôi kết hợp giấc mơ hoa trắng mùa hạ với mối tình già keo sơn này như áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau để viết nên bài Hạ trắng” – trích hồi ký Trịnh Công Sơn.
https://www.youtube.com/watch?v=q0jminmnPJ0
Nhớ mùa thu Hà Nội
Trịnh Công Sơn kể: “Mình rất yêu Hà Nội. Năm 1985 mình cùng ba đồng nghiệp được Bộ Văn hóa Liên Xô mời thăm Liên Xô, khi trở về, mình ở lại Hà Nội luôn một tháng. Mỗi sáng, mình và Thái Bá Vân đi loanh quanh Hà Nội gặp bạn bè. Chiều nào cả hai cũng lên Hồ Tây, nằm bên hồ với chai Ararat, uống lai rai và nhìn bầy sâm cầm đáp xuống bay lên”.
Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Trên báo Thanh Niên từng viết: “Nhạc sĩ của những bản tình ca Trịnh Công Sơn đã buồn tha thiết khi từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ. Dường như trong các ca khúc của anh luôn thấp thoáng những mối tình, khi như nắng như mưa, khi như sương như khói, khi lại hư ảo đến nao lòng. Hiểu tường tận những mối tình ấy, có lẽ là Trịnh Xuân Tịnh, người em từng theo anh đi tận cùng trời cuối đất, rong ruổi trên những nẻo đường giang hồ phiêu bạt.
Anh kể: ‘Hôm ấy, giữa phòng triển lãm tranh, có người con gái tha thướt trong chiếc áo lụa màu ve chai. Một thoáng ngỡ ngàng bởi anh Sơn rất quen. Đôi mắt, đôi môi, nụ cười ấy tỏa sáng và tinh khiết. Khoảnh khắc đó tôi đã thực sự bùng cháy’.
Thế rồi, căn nhà 47C Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP/HCM đã có thêm một dáng người. Không gian, thời gian ở đó chợt tình tứ, rộn ràng. Anh em, bạn bè rất mừng khi hay tin con người suốt mười mấy năm chưa lấy vợ, nay sắp sửa bước vào vườn địa đàng của trần gian. Người đó là á hậu V.A. Từ đó, mỗi sáng, anh Sơn thường ngồi uống một chút gì ở quán cà phê 81 Nguyễn Văn Trỗi cùng bạn bè. Câu chuyện tùy hứng, lúc là chuyện đời, chuyện người, có khi là chuyện tiếu lâm nhưng ít nói chuyện âm nhạc.
Lúc đó, trong anh đang có niềm hạnh phúc thật thanh thản, thật nhẹ nhàng. Người ấy cũng ghiền những món anh thường dùng như cá nục kho khô, thịt luộc, mắm ruốc, tôm chua, canh mít, mồng tơi, mướp đắng.
Những ngày ấy, anh còn mẹ. Bà thương và rất cưng hai người. Bà cũng mong có cháu nội. Đây cũng là lúc anh có dự định cưới vợ mãnh liệt nhất bởi trong anh tình yêu đang là thác đổ. Một ngày, căn phòng đầy ắp cây cọ, bức tranh, sách vở, đàn và rượu đã không còn bóng dáng thanh thanh, dong dỏng của người tình. Người ấy đã ra đi như những dòng sông nhỏ. Cả nhà, bạn bè biết anh buồn lắm. Nỗi buồn không chùng xuống vực sâu mà bay vút lên rằng ‘đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng’.
Dặn dò với lòng mình như thế, nhưng làm sao không đau khi ‘lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông’, làm sao khỏi hoang mang khi trước đó ’em là tôi và tôi cũng là em’, còn giờ ‘tôi là ai, là ai, là ai!’. Anh ngồi đó, nhìn nắng tàn phai như một nỗi đời riêng. Với người tình, anh vẫn độ lượng ’em hồn nhiên, rồi em sẽ bình minh’. Có thể ở một nơi nào đó, có người đang thầm thì ‘đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng…’”.
https://www.youtube.com/watch?v=DjzhlCncDSk
Như cánh vạc bay
Nhân vật của Như cánh vạc bay là một cô gái Huế đã định cư ở nơi xa. Không được ở bên nhau, sống với nhau, anh vẫn luôn mong người ấy hạnh phúc, dù anh âm thầm đau khổ: “Ta nghe từng giọt lệ. Rớt xuống thành hồ nước long lanh” – trích lời Trần Long ẩn.
“Người con gái trong bài là một thiếu nữ tên P.T.L, người gầy và cao, rất đẹp, sinh trưởng trong một gia đình nề nếp, gia phong nổi tiếng. Sau này cô cư ngụ tại Ottawa và từng gặp lại Trịnh Công Sơn trong dịp anh sang Montréal thăm gia đình lần duy nhất vào dịp Phục Sinh năm 1992” – trích Trường Kỳ.
https://www.youtube.com/watch?v=Ej2iKiYojL0
Có rất nhiều giai nhân bước qua cuộc đời của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn nhưng cô gái Huế Dao Ánh luôn chiếm một vị trí đặc biệt. Bà chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên những ca khúc nổi tiếng như Còn tuổi nào cho em, Lặng lẽ nơi này, Mưa hồng, Tuổi đá buồn…
Theo chia sẻ của bà Trịnh Vĩnh Trinh – em gái của Trịnh Công Sơn – thì Dao Ánh là “người gốc Bắc, đẹp, cao, duyên dáng, sang trọng và tính tình rất dịu dàng. Chị không thích ồn ào, không thích đám đông và sống nội tâm, kín đáo, rất hợp với anh Sơn”.
Dao Ánh là em gái của Ngô Vũ Bích Diễm – nhân vật chính trong ca khúc Diễm xưa. Khi mối tình Trịnh – Diễm không thành, Dao Ánh đã viết thư động viên Trịnh Công Sơn. Tình cảm chân thành của cô gái 15 tuổi đã khiến cho chàng nhạc sỹ 24 tuổi rung động. Trịnh Công Sơn đã viết thư lại và đó là khởi đầu cho một mối tình kéo dài gần 4 năm giữa họ (từ 1964 – 1967)
https://www.youtube.com/watch?v=xe8FVdHpvjw
Khi yêu nhau, Dao Ánh còn đang là cô nữ sinh của trường Đồng Khánh còn Trịnh Công Sơn vừa mới tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn và đang giảng dạy tại thành phố B’lao (nay là Bảo Lộc – Lâm Đồng). Trong thời gian này, Trịnh Công Sơn đã gửi khoảng 300 trăm bức thư tình gửi cho Dao Ánh. Những bức thư tình này lần đầu được công bố vào năm 2013 trong cuốn sách Thư tình gửi một người mà gia đình Trịnh Công Sơn thực hiện nhân kỷ niệm 10 ngày mất của ông.
https://www.youtube.com/watch?v=t9KMxv8Yl5U
Trong những bức thư gửi cho Dao Ánh, Trịnh Công Sơn luôn thể hiện nỗi nhớ thương da diết dành cho người yêu bé nhỏ: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh , nhớ Ánh mà không nói được với ai. Như tiếng kêu của một loài kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy… Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng… Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm…” (trích bức thư Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh ngày 16/2/1965).
“Anh bây giờ đang có một điều cần nhất là: Yêu Ánh vô cùng. Anh đang nhớ lắm đây. Tình yêu đó bỗng đổi dạng như một phép lạ…” (thư gửi ngày 16/9/1966).
https://www.youtube.com/watch?v=fy7eHO9sYfc
Cũng giống như những mối tình khác, Trịnh Công Sơn và Dao Ánh cũng có những khoảng thời gian giận hờn, trách móc. Dao Ánh đã từng dùng lời một bài hát tiếng Pháp để gửi cho Trịnh: “Em sẽ đợi giông tố và gió mưa về để khóc. Em mãi yêu anh nhưng anh chẳng màng gì tới nỗi buồn của em. Và em sẽ khóc dưới mưa đây”.
Khi nhận lời trách móc đầy yêu thương của người tình bé nhỏ, nhạc sỹ Trịnh Công Sơn cũng trích dẫn một câu nói tiếng Pháp trong cuốn Khung cửa hẹp của Andre Gide: “Ngày ngày ngọn gió đời vẫn thổi nhưng chưa bao giờ thổi tắt được tình yêu”.
Tuy vậy, sau gần 4 năm gắn bó, Trịnh Công Sơn biết rằng không thể cho Dao Ánh cái cô muốn là một mái ấm gia đình nên ông chủ động chia tay và nhận hết tội lỗi về mình. Trong bức thư chia tay, vị nhạc sỹ họ Trịnh viết: “Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được…”
https://www.youtube.com/watch?v=_VjzSgQIkww
Dao Ánh và Trịnh Công Sơn hội ngộ khi cả hai đã đi qua nhiều thăng trầm của cuộc đời.
Sau cuộc tình đẹp nhưng cũng đầy xót xa với Trịnh Công Sơn, Dao Ánh đã sang Mỹ và lập gia đình. Bà vẫn giữ liên lạc với gia đình người nhạc sỹ này. Vào năm 1989, khi Trịnh Công Sơn đã bước sang tuổi 50 tuổi, ông viết thư gửi người tình cũ với những lời trách nhẹ: “Dao Ánh ơi, lâu lắm mới viết lại tên Ánh trên tờ thư (…) Anh nhớ Ánh như những ngày xưa (…) Những kỷ niệm xưa đã nằm trong những bài hát của anh. Ánh thì chẳng giữ lại gì cả. Thế mà cũng hay. Hãy để một người khác giữ và mình thì đã lãng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao giờ có thực”.
Tuy nhiên, trái ngược với suy đoán của Trịnh Công Sơn, Dao Ánh vẫn giữ từng bức thư mà ông gửi, giữ lại cả những bông lau trên đồi B’lao, những bông hồng còn e ấp mà 45 năm trước Trịnh Công Sơn đã ép và gửi tặng bà.
Vào năm 1993, Dao Ánh trở về Việt Nam và tìm gặp lại người cũ. Trịnh Công Sơn cũng đã viết ca khúc Xin trả nợ người để tặng bà. Sau cuộc tái ngộ này, Dao Ánh đã ly dị chồng.
https://www.youtube.com/watch?v=ig-g8HFsW9c
Những ngày cuối đời nhạc sỹ Trịnh Công Sơn bị ốm nặng, Dao Ánh cũng trở về Việt Nam chăm sóc ông. Bà cũng đã gửi tặng lại gia đình nhạc sỹ này hơn 300 bức thư tình mà ông đã gửi cho bà thuở còn yêu nhau.
Theo Giáo dục, khampha
Trong kỷ niệm 17 năm ngày mất Trịnh Công Sơn, những bài hát nổi tiếng của ông được thảo luận. Bài hát “Cát Bụi” được lấy cảm hứng từ một lúc buồn không rõ nguyên nhân. “Biển Nhớ” được viết cho Tôn Nữ Bích Khê, một học sinh trường Sư phạm Quy Nhơn. “Diễm Xưa” được viết về một nữ sinh đến từ Đại học Văn khoa Huế. “Một Cõi Đi Về”, một bài hát lạ, khó hiểu nhưng gợi cảm xúc. “Hạ Trắng” lấy ý tưởng từ một mùa hè nóng ở Huế. “Nhớ Mùa Thu Hà Nội” thể hiện tình yêu sâu sắc của ông với thành phố. “Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng” thể hiện sự đau khổ trong mối tình. “Như Cánh Vạc Bay” kể về tình yêu xa cách.
Hastags: #Nhìn #lại #những #bài #hát #nổi #tiếng #nhất #của #Trịnh #Công #Sơn