Vài điều về nghệ sĩ sáng tác và câu chuyện tình đầu trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” (Phạm Duy – Phạm Văn Bình) của danh ca Sĩ Phú – Thẩm âm Thanhhaaudio

Danh ca sĩ Phú và mối tình đầu của anh được miêu tả trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” do Phạm Duy và Phạm Văn Bình sáng tác. Bài hát kể về tình yêu đẹp nhưng cũng đau khổ giữa hai người. Ca sĩ Phú rất ngọt ngào trong cách thể hiện những cung bậc tình yêu, từ niềm vui tình tứ đến nỗi đau buồn sâu thẳm. Tình yêu giữa danh ca và người yêu đầu tiên của anh trở nên tình cảm mãnh liệt và sâu sắc, để lại dấu ấn đáng nhớ trong lòng danh ca và người nghe..

Bạn đang xem bài viết về Danh ca Sĩ Phú và mối tình đầu như trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” (Phạm Duy – Phạm Văn Bình) tại Thanhhaaudio – Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Trong âm nhạc, sự thành công của một nhạc phẩm đôi khi là gom góp của những cảm xúc cộng hưởng rất tình cờ. Người nhạc sĩ đồng cảm với cảm xúc của nhà thơ trong một bài thơ nào đó nên quyết định phổ nhạc và làm cho tác phẩm thăng hoa hơn, người ca sĩ đồng cảm sâu sắc với ca khúc nên có sự thể hiện thành công hơn. Với ca khúc Chuyện Tình Buồn, đó là những mẩu chuyện thú vị là sự cộng hưởng cảm xúc sâu sắc của cả ba nhân vật: nhà thơ – nhạc sĩ – ca sĩ.

Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Bao kỷ niệm chôn kín
Dường như đã lắng quên

Năm năm rồi trở lại
Một mầu tang ngút trời
Thương người em năm cũ
Thương góa phụ bên song…


Click để nghe Sĩ Phú hát Chuyện Tình Buồn

Nguyên gốc ca khúc Chuyện Tình Buồn là một bài thơ cùng tên của nhà thơ Phạm Văn Bình, được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc từ đầu thập niên 1970. Ca khúc kể về câu chuyện tình buồn của chính thi sĩ Phạm Văn Bình khi còn là một thanh niên trẻ. “Người em năm cũ” của Phạm Văn Bình tên thật là Nguyễn Thị Tuý, nhỏ hơn ông 5 tuổi. Hai người ở gần nhà nhau ở thị trấn Đông Hà (Quảng Trị). Mặc dù cô Tuý không học tại Đông Hà mà học ở Huế (Trường trung học Bán Công Huế) nhưng anh trai của cô lại là bạn thân của thi sĩ. Dù yêu nhau “cuống quýt” nhưng họ lại không thể đến với nhau, mà nguyên nhân chính là do sự khác biệt tôn giáo giữa hai gia đình. Gia đình Phạm Văn Bình theo đạo Phật, còn gia đình cô Tuý theo đạo Thiên Chúa Giáo. Có lẽ chính vì có yếu tố tôn giáo trong cuộc tình của họ mà trong bài thơ, thi sĩ Phạm Văn Bình đã viết:


Năm năm rồi đi biệt
Anh chẳng về lối xưa
Sân giáo đường cỏ mọc
Gác chuông nằm chơ vơ 

Xem bài khác

Kỷ niệm về ca khúc Đường Chiều Lá Rụng (nhạc sĩ Phạm Duy) qua tiếng hát Thái Thanh và Quỳnh Giao

Tìm lại một định nghĩa mới cho chữ “nhạc sến” (Quỳnh Giao)


Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa qua
Trên cánh buồm ký ức
Sóng thời gian lô xô. 

Nhạc sĩ Phạm Duy viết lại thành nhạc như sau:

Năm năm rồi đi biệt
Ðường xưa chưa lối về
Trong đìu hiu gió cuốn
Nằm chơ vơ gác chuông

Năm năm rồi cách biệt
Cỏ hoang sân giáo đường
Chúa buồn trên thánh giá
Mắt nhạt nhoà mưa qua.


Sau khi chia tay Phạm Văn Bình, cô Tuý theo chồng, là một người đồng đạo với gia đình cô. Chứng kiến cảnh người yêu dứt áo theo chồng, chàng thi sĩ rút mình vào trong chiếc tổ cô đơn của mình vò võ với nỗi đau thương:

Ngày nhà em pháo nổ
Anh cuộn mình trong chăn
Như con sâu làm tổ
Trong trái vải cô đơn 

Khi nhà em rộn ràng pháo nổ, thì anh co mình chịu trận với vết thương lòng nhuốm máu:


Ngày nhà em pháo nổ
Tâm hồn anh nhuốm máu
Ôi nhát chém hư vô
Ôi nhát chém hư vô 

Chồng cô Tuý là một sĩ quan quân y, sau khi tốt nghiệp trường cán sự y tế thì bị tổng động viên vào quân đội và tử trận không lâu sau đó, bỏ lại cô Tuý một mình với 4 đứa con dại. Ngày gặp lại chứng kiến nỗi đau của “người em năm cũ”, thi sĩ không khỏi xúc động, xót xa cho số phận hẩm hiu của cô gái

Năm năm rồi trở lại
Một màu tang ngút trời
Thương người em năm cũ
Thương goá phụ bên song.

Khi bắt gặp bài thơ Chuyện Tình Buồn của nhà thơ Phạm Văn Bình được đăng trên báo, nhạc sĩ Phạm Duy đã rất thích bài thơ, bèn đem phổ nhạc và cho ra mắt vào năm 1972. Trong giới âm nhạc, Phạm Duy được gọi là “phù thuỷ âm nhạc” không chỉ bởi tài năng sáng tác mà còn bởi tài năng chắp cánh âm nhạc cho thơ ca. Tài năng âm nhạc và sự trải nghiệm phong phú trong đời sống tình cảm đã nuôi dưỡng nên một Phạm Duy vừa tài năng, vừa sâu sắc, vừa thấu hiểu và đồng cảm.

Với ca khúc “Chuyện Tình Buồn”, có thể thấy sự đồng cảm khá sâu đậm giữa Phạm Duy và Phạm Văn Bình trong câu chuyện tình này, bởi Phạm Duy đã chọn giữ gần như nguyên vẹn phần lời ca, bố cục, cách “kể chuyện” của Phạm Văn Bình, chỉ thay đổi, trau chuốt ở một số ít các câu hát cho mềm mại, phù hợp hơn với các nốt nhạc.

Ngay từ trước năm 1975, Chuyện Tình Buồn đã được nhiều ca sĩ thể hiện, mà người đầu tiên là nữ danh ca Thái Thanh. Sau năm 1975, nhiều nam ca sĩ cũng thể hiện khá thành công ca khúc này như: Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Sĩ Phú, Duy Quang,… Đặc biệt nhất trong số này có lẽ phải kể đến nam danh ca Sĩ Phú, bởi không chỉ trình bày thành công ca khúc, mà bản thân chính nam danh ca còn có một câu chuyện tình buồn rất giống với nội dung ca khúc này.

Ca sĩ Sĩ Phú từng chia sẻ rằng, chỉ những ca khúc khiến ông xúc động và rung cảm thật sự ông mới hát được. Và Chuyện Tình Buồn là một ca khúc như vậy. Ca khúc không chỉ khiến ông rung cảm, xúc động mà còn gợi sự nhớ nhung, hoài niệm về một mối tình xưa cũ.

Thời học trò, Sĩ Phú học rất giỏi nên được đặc cách vào đại học từ năm 16 tuổi (thực ra lúc đó ông đã 18 tuổi vì khai sinh trễ 2 năm) và trở thành giáo sư trung học đệ nhất cấp (cấp 2), dạy toán và lý từ năm 18 tuổi. Tuy nhiên, con đường học vấn hanh thông, sáng láng không thể khoả lấp được gia thế nghèo khó của Sĩ Phú. Năm đó, Sĩ Phú 17 tuổi, đang là sinh viên của trường Đại học Khoa Học, ông có dịp gặp gỡ và làm quen với cô tiểu thư tên Thuỳ, lúc đó đang là nữ sinh đệ nhất cấp. Mối tình thanh xuân đầu đời ngây dại vừa chớm nở thật đẹp, thật thơ:

Phong thư tình ngây dại
Và môi vai rất mềm
Những hẹn hò cuống quýt
Trên lối xưa thiên đàng.

Nhưng tình đầu trên lối xưa thiên đàng thật ngắn ngủi, vì trong một lần ghé thăm Thuỳ, chàng bất giờ vấp phải sự ngăn cản của gia đình cô gái. Anh trai của nàng đã thẳng thắn nói với Sĩ Phú rằng, cô gái là cành vàng lá ngọc trong nhà nên họ phải tìm cho cô được một người xứng đáng hơn, môn đăng hộ đối chứ không thể gả cho một anh sinh viên nghèo. Quá đau đớn trước sự sỗ sàng của người anh, Sĩ Phú quyết định từ bỏ tình cảm, tránh mặt cô gái, tự hứa với lòng sẽ không bao giờ qua lại, quen biết với những cô nàng tiểu thư cao sang nữa.

Bẵng đi một thời gian rất lâu sau đó, Sĩ Phú ra trường, đi dạy, rồi vào quân đội và trở thành một sĩ quan không quân khi vừa tròn 22 tuổi.

Chàng sĩ quan – ca sĩ Sĩ Phú

Một lần, khi vừa lái xe jeep tới cổng doanh trại, Sĩ Phú dừng xe nhường đường cho một phụ nữ đang loay hoay băng qua đường cùng hai đứa bé, một đứa còn rất nhỏ phải ẵm trên tay, đứa kia thì cũng mới chỉ chừng 2 tuổi. Dáng vẻ tất bật, lam lũ, nhưng gương mặt rất quen của người phụ nữ khiến Sĩ Phú giật mình, bởi đó chính là Thuỳ, mối tình đầu thơ dại, cô nàng đài các năm nào.

Sau khoảnh khắc đứng tim vì xúc động, Sĩ Phú chồm người ra cửa xe và gọi tên người xưa. Người phụ nữ nghe gọi tên mình thì quay lại nhìn rồi lại vội vã quay đi, kéo đứa trẻ băng nhanh qua đường, không nói gì. Thời điểm gặp gỡ đó của họ, cũng khoảng chừng 5 năm từ ngày chia tay:

Năm năm rồi không gặp
Từ khi em lấy chồng
Anh dặm trường mê mải
Đời chia hai nhánh sông

Hoàn cảnh đó của Sĩ Phú cũng không khác gì thi sĩ Phạm Văn Bình, dù “anh một đời rong ruổi”, dù “em tay bế tay bồng”, khoảnh khắc hội ngộ sau nhiều năm xa cách vẫn không khỏi xốn xang, xót xa:

Anh một đời rong ruổi
Em tay bế tay bồng
Chiều hắt hiu xóm đạo
Hồi chuông giáo đường vang

Đó không chỉ là sự xót xa cho mối tình lỡ dở, mà còn là sự xót xa cho thân phận, hoàn cảnh hiện tại của người phụ nữ, xót xa cho đoá hoa xinh đẹp từng được nâng niu, săn đón nay đã bị thời gian, dòng đời đưa đẩy, vùi dập không thương tiếc.

Ngoài Chuyện Tình Buồn, danh ca Sĩ Phú còn trình bày thành công một ca khúc khác cũng có chuyện tình rất giống hoàn cảnh của chính mình, đó là bài Tương Tư 4 của nhạc sĩ Mặc Thế Nhân:

Phải chi em đừng có chồng, và anh còn đơn côi
Thì giờ đây em đâu buồn, anh đâu sầu, đâu lo lắng, đâu phân vân


Click để nghe Sĩ Phú hát Tương Tư 4 trước 1975

Vào năm 1965, Sĩ Phú lập gia đình với người phụ nữ tên Chi, lớn hơn ông đến 6,7 tuổi. Đó là một mối quan hệ phức tạp và đã nhiều lần ông muốn thoát ra, nhưng vì trách nhiệm làm cha nên không thể. Đến năm 1969, khi gặp và yêu ca sĩ khả ái Kim Loan thì ông đã là một người đã có gia đình, nên hoàn cảnh đó không khác gì bài Tương Tư 4 mà ông đã hát khi đó:

Phải chi em đừng có chồng và anh không là riêng ai
Thì ngày nay duyên đôi mình không âm thầm
không xa cách, không đau thương
Lòng anh không than thở, lệ em không chan nhòa,
những khi mình đến tìm nhau…

Bài: Niệm Quân
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn

Ca khúc “Chuyện Tình Buồn” được phổ nhạc từ một bài thơ cùng tên của nhà thơ Phạm Văn Bình, do nhạc sĩ Phạm Duy thực hiện. Ca khúc kể về câu chuyện tình buồn của thi sĩ Phạm Văn Bình và người em năm cũ của ông. Hai người yêu nhau nhưng không thể đến với nhau do sự khác biệt tôn giáo. Ca khúc đã được nhiều ca sĩ thể hiện thành công, trong đó có Sĩ Phú, người cũng có một câu chuyện tình buồn tương tự. Sĩ Phú vừa là sĩ quan quân y, vừa là ca sĩ.

Bạn tìm lại kiến thức âm nhạc qua bài viết về: Danh ca Sĩ Phú và mối tình đầu như trong bài hát “Chuyện Tình Buồn” (Phạm Duy – Phạm Văn Bình) chuyên mục Kiến thức thư viện Audio
chia sẻ ngay nếu thấy HAY! Hoặc nếu bạn có ý kiến khác xin hãy comment, bình luận, chúng tôi sẽ ghi nhận và sửa đổi. Cảm ơn nhiều! Liên hệ Hotline để được tư vấn kiến thức âm thanh: 0358866266

Hastags: #Danh #Sĩ #Phú #và #mối #tình #đầu #như #trong #bài #hát #Chuyện #Tình #Buồn #Phạm #Duy #Phạm #Văn #Bình

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *